CHƯƠNG DỰ BÁO XU HƯỚNG GIÁ VÀNG THẾ GIỚI 2.1 PHÂN TÍCH CƠ BẢN
2.1.2 Thị trường tín dụng T hị trường chứng khoán T hị trường ngoại hố
Có thể nói, nền kinh tế của Mỹ lâm vào khủng hoảng bắt nguồn từ thị trường tín dụng, vì vây, việc kinh tế Mỹ có phục hồi hay không, có nghĩa cuộc khủng hoảng tín dụng có được khắc phục hay không và thị trường chứng khoán có thu hút các nhà đầu tư hay không, sẽ tác động đến sự chu chuyển vốn giữa các thị trường, trong đó có thị trường vàng và vì thế sẽ có ảnh hưởng đến giá vàng.
Vàng cùng với phần lớn các vật phẩm khác, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cuộc khủng hoảng tín dụng, do đường tín dụng của các nhà đầu tư bị kéo dãn ra và đầu tư giảm. Tuy nhiên, khi cuộc khủng hoảng này gia tăng, vàng trở thành một nguồn đầu tư tốt và tái thiết lập được vị thế của mình như là nơi cất giữ tài sản an toàn nhất. Bên cạnh đó, việc USD giảm giá tương đối so với các loại ngoại tệ mạnh khác đã đẩy giá vàng tính theo USD tăng lên và làm tăng sự hấp dẫn của vàng với các nhà đầu tư chủ yếu dựa vào USD. Tuy vậy, có lẽ nguyên nhân quan
trọng nhất là việc nhà đầu tư tìm kiếm sự bảo vệ trước các thị trường tín dụng và chứng khoán đầy biến động.
Đồ thị tiếp theo cho thấy mức độ trầm trọng của khủng hoảng tín dụng, độ chênh giữa chỉ số Market CDX (lãi suất của 100 loại trái phiếu đầu tư của Mỹ) và công trái tương ứng (trong trường hợp này là 5 năm) của Bộ tài chính so sánh với mức giá vàng tính theo USD. Theo biểu đồ, ta thấy khoảng chênh lệch được mở rộng cho đến tận tháng 3, khi sự ngờ vực vào thị trường tín dụng lên cao nhất cùng với sự kiện ngân hàng đầu tư Bear Stearns gần như sụp đổ. Đó là thời điểm vàng đạt đỉnh trên 1000$/oz. Đây chắc chắn không phải là sự tình cờ. Sau đó các biện pháp khẩn cấp của FED đã phát huy tác dụng, chỉ số CDX đã giảm gần 200 điểm, còn hơn 100 điểm, cùng lúc đó giá vàng cũng sụt giảm.
Hình 2.4 Giá vàng so với chỉ số CDX
Các nhà kinh tế Mỹ hiện có hai quan điểm về các biện pháp can thiệp thị trường mạnh tay của FED như cắt giảm lãi suất, bơm tiền vào hệ thống tài chính…
Lãi suất USD đã được cắt giảm từ mức 5,25% vào thời điểm tháng 9 năm ngoái, xuống còn 2% hiện nay. Mức lãi suất này thấp hơn tỷ lệ lạm phát ở Mỹ, gây ra tình trạng lãi suất thực âm. Tình trạng này khuyến khích giới đầu tư mua vào các loại hàng hóa như vàng và dầu thô vì họ không muốn chứng kiến đồng tiền của mình mất dần sức mua. Với 7 lần cắt giảm lãi suất USD kể từ tháng 9 năm ngoái và các kế hoạch bơm vốn vào hệ thống tài chính, FED đã tạm thời ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng. Tuy nhiên, những người lo ngại lạm phát đã liên tục lên tiếng cảnh báo những áp lực tăng giá do các động thái hỗ trợ thị trường này gây ra.
Khả năng thành công hay thất bại trong nỗ lực của FED cứu kinh tế Mỹ thoát khỏi bờ vực suy thoái, cùng với nhiều yếu tố khác nữa, đặt ra nhiều kịch bản khác nhau cho giá vàng.