Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTY TNHH Lâm Quang (Trang 67)

Trình tự tổng hợp chi phí sản xuất.

Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các chi phí sản xuất được phân bổ (chi phí nhiên liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) có liên quan đến giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng vào bên Nợ TK 154 (chi tiết từng đơn đặt hàng). Đồng thời căn cứ vào các chứng từ liên quan, kế toán tập hợp những chi phí phát sinh làm giảm chi phí sản xuất trong kỳ như phế liệu thu hồi và các vật liệu phụ dùng không hết nhập lại kho.

Tài khoản sử dụng.

Kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất.

Toàn bộ chi phí sản xuất liên quan đến hợp đồngkinh tế số 03/2014 LQ-SGMM được ký kết giữa công ty Lâm Quang và công ty Sài Gòn May Mặc Xuất Khẩu là:

- Chi phí NVL trực tiếp: 94,151,304 đồng. - Chi phí nhân công trực tiếp: 37,494,066 đồng. - Chi phí sản xuấtchung: 37,977,557 đồng.

- Bút toán tổng hợp:

Nợ TK 154 169,622,927 Có TK 621 94,151,304

Có TK 622 37,494,066 Có TK 627 37,977,557

Biểu mẫu 2.11: Sổ chi tiết tài khoản 154.

Công ty TNHH Lâm

Quang

Đ/c: 12/2I Quang Trung, F12, Q.GV

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

TK : 154

Tên tài

khoản : Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Hợp đồng kinh tế số 03/2014 LQ-SGMM (tháng 01/2014) ĐVT: đồng. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản đối ứng Số phát sinh Số dƣ Số hiệu tháng Ngày Nợ Nợ Số dƣ đầu kỳ - - 31/01/14 31/01/14 Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp 621 94,151,304 94,151,304 31/01/14 31/01/14 Kết chuyển chi phí

nhân công trực tiếp 622 37,494,066 37,494,066

31/01/14 31/01/14

Kết chuyển chi phí

sản xuất chung 627 37,977,557 37,977,557

31/01/14 31/01/14

Kết chuyển sang giá

vốn hàng bán 632 169,622,927 169,622,927 Cộng phát sinh 169,622,927 169,622,927 169,622,927 169,622,927 Số dƣ cuối kỳ - - Ngày 31 tháng 01 năm 2014

Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng Giám đốc

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Mỹ Phượng Nguyễn Thị Bé Phạm Văn Thất

2.2.3.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm.

Sau khi đã tổng hợp đầy đủ chi phí liên quan đến đơn đặt hàng, kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành và tính giá thành đơn vị của một sản phẩm.

Bảng 2.6. Phiếu tính giá thành sản phẩm.

ĐVT: đồng.

STT Loại chi phí Chi phí phát sinh

1 Chi phí NVL trực tiếp 94,151,304 Hồ mềm Adogen 442 883,650 Muối Sodiumsulfate 6,426,545 Soda 6,426,545 Oxalic 4,284,364 Bicar 1,071,091 H2O2 2,945,500 Catalyst WF (xúc tác) 1,365,641 Asupret GM (nhựa) 1,606,636 Novasoft P25 1,874,409

Cầm màu nước - Vitex Fir 2,409,955

Acetic - Dấm 2,142,182 Cawash AC 120 2,731,282 Denimax LTC 9,639,818 ACL CE 200L 5,141,236 Megaperse Black SFK 2,463,509 Đá wash 16,066,364 Nhiên liệu 26,672,577

2 Chi phí nhân công trực tiếp 37,494,066

3 Chi phí sản xuất chung 37,977,557

Tổng cộng 169,622,927

Nguồn: Phòng tài vụ kế toán (2014).

Như vậy, tổng giá thành cho hợp đồng số 03/2014 là 169,622,927 đồng, hợp đồng có tổng cộng 11782 sản phẩm, nên:

Chƣơng 3

Một số nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

tại công ty TNHH Lâm Quang.

3.1. Nhận xét. 3.1.1. Ƣu điểm. 3.1.1. Ƣu điểm.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Với cơ cấu này, toàn bộ hệ thống quản lý được chia thành nhiều chức năng căn cứ vào trình độ chuyên môn cũng như các điều kiện của lao động quản lý; giám đốc nhận được sự giúp sức của các phòng chức năng trong việc nghiên cứu bàn bạc, tìm ra giải pháp tối ưu cho các vấn đề, tuy nhiên quyền quyết định vẫn thuộc về giám đốc. Ưu điểm của cơ cấu này là công ty có thể tận dụng được tài năng, trình độ, kinh nghiệm làm việc của các phó giám đốc cũng như các trưởng phòng, đồng thời cũng thúc đẩy sự hợp tác giữa các phòng ban và các phân xưởng trong công ty, tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cấp lãnh đạo với nhân viên trong công ty.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ giữa các nhân viên kế toán, kịp thời xử lý các nghiệp vụ phát sinh một cách nhanh chóng, chính xác, cung cấp cho giám đốc những số liệu trung thực để đưa ra những quyết định kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mỗi kế toán được phân công công việc phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi người tạo điều kiện phát huy năng lực và nâng cao trách nhiệm công việc được giao nhằm góp phần tích cực vào công tác hạch toán và quản lý kinh tế tại công ty.

Đội ngũ kế toán của công ty là những kế toán viên am hiểu chuyên môn, làm việc nhiệt tình, năng nổ, có kinh nghiệm trong công tác kế toán. Bộ máy kế toán luôn cập nhật kịp thời những thông tin mới nhất về chế độ kế toán hiện hành, tạo được sự thuận lợi trong việc thực thi các chuẩn mực, nghị định mà Nhà nước đã đề ra. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, đảm bảo tối thiểu khả năng sai sót có thể xảy ra.

Về hệ thống thông tin kế toán.

Hầu hết các nghiệp vụ kế toán của công ty đều được thực hiện bằng máy vi tính, các nhân viên có trình độ chuyên môn cao và khả năng sử dụng tin học văn phòng thành thạo nên có được sự chính xác và hiệu quả hơn so với hạch toán thủ công. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ phù hợp với quy mô của công ty, quy trình hạch toán đơn giản và dễ làm. Phương pháp kê khai thường xuyên giúp doanh nghiệp theo dõi HTK chính xác và đối chiếu kịp thời với số liệu kế toán trên sổ sách nhằm phát hiện ra số chênh lệch để đề ra biện pháp kịp thời cho từng trường hợp.

Về hệ thống sổ sách chứng từ.

Công ty sử dụng hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán được ban hành bởi Bộ tài chính, đảm bảo phù hợp với hoạt động của công ty. Hệ thống chứng từ, sổ sách được luân chuyển giữa các phần hành kế toán một cách trình tự, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hệ thống tài khoản được sử dụng một cách linh hoạt, chi tiết theo từng đối tượng, phản ánh được bản chất kinh tế của các nghiệp vụ phát sinh cụ thể, phù hợp với đặc điểm kinh doanh riêng của doanh nghiệp.

Về đối tƣợng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Với đặc điểm chính là nhận gia công sản phẩm may mặc, các đơn đặt hàng nhiều và liên tục, công ty đã tiến hành sản xuất theo những hợp đồng đã được ký kết. Vì vậy, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo từng đơn đặt hàng là hợp lý, phù hợp với đặc điểm sản xuất hiện tại, kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành là 1 tháng, đảm bảo việc cung cấp số liệu kịp thời cho việc quản lý công ty. Các chi phí trong kỳ được kế toán phân loại chi tiết cho từng đơn đặt hàng một cách chính xác và hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm.

Về công tác tập hợp chi phí sản xuất.

Tại công ty, công tác quản lý chi phí sản xuất tốt, công ty đã tổ chức việc quản lý NVL về mặt số lượng theo định mức chặt chẽ do khách hàng và công ty đã thỏa thuận, khuyến khích tiết kiệm chi phí sản xuất. Định mức NVL là cơ sở khoa học để đánh giá so sánh hiệu quả sản xuất, quản lý chi phí thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ quản lý công ty. Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả, phòng kế toán của công ty đã tổ chức theo dõi NVL trên

các tài khoản kế toán chi tiết theo từng mã hàng từ khi mua vào nhập kho đến khi xuất dùng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành. Công ty cũng đã xây dựng được một hệ thống các báo cáo, bảng biểu, bảng kê chi tiết từ bộ phận thống kê ở kho cho đến phòng tài vụ kế toán ở công ty. Nhờ đó, chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp một cách chính xác hơn.

Một số ƣu điểm khác.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sản phẩm may mặc cũng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Là một trong những đơn vị gia công giặt tẩy sản phẩm may mặc có chất lượng cao, công ty TNHH Lâm Quang đã phát huy được những điểm mạnh của mình, đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ, tập thể nhân viên có chuyên môn và lực lượng nhân viên có tay nghề cao. Công ty đang từng bước mở rộng địa bàn hoạt động và lĩnh vực kinh doanh trong cả nước, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng, uy tín được khẳng định vững chắc trong ngành wash. Để đạt được quy mô sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý như ngày nay là cả một quá trình phấn đấu không mệt mỏi của cán bộ công nhân viên và giám đốc công ty. Trong sự phát triển chung của công ty, bộ phận kế toán cũng đóng góp một phần không nhỏ cho công ty và trở thành một trong những bộ phận cốt lõi của hệ thống quản lý, giúp công ty ngày càng đi lên. Bên cạnh đó, với máy móc và thiết bị hiện đại, công ty còn quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất để tiết kiệm tối đa chi phí, yêu cầu quản lý được quan tâm ở mức độ cao, điều đó đã góp phần tạo nên nền móng vững chắc cho một tương lai phát triển lâu dài.

Những ưu điểm về quản lý và hạch toán kế toán nêu trên đã có tác dụng đến việc tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng.

3.1.2. Hạn chế.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Khi thực hiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng, tại công ty sẽ dễ phát sinh những ý kiến tham mưu, đề xuất khác nhau, không thống nhất giữa các

phòng ban dẫn tới xung đột giữa các đơn vị tăng cao. Vì thế, giám đốc phải luôn điều hòa, phối hợp hoạt động của các bộ phận để khắc phục hiện tượng không ăn khớp, cục bộ… của các phòng ban.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán.

Mặc dù công ty đã có bộ máy kế toán chuyên nghiệp thực hiện tốt công tác kế toán tại công ty. Tuy nhiên, một kế toán viên có thể đảm nhận nhiều chức năng như kế toán NVL, CCDC kiêm luôn công việc kế toán TSCĐ, kế toán tiền kiêm luôn công việc thủ quỹ… Điều đó sẽ gây khó khăn cho công tác kế toán, khối lượng công việc nhiều nên việc kiểm tra và theo dõi sẽ vất vả hơn.

Về hệ thống thông tin kế toán.

Công ty chỉ sử dụng Excel để xử lý dữ liệu, không sử dụng bất kỳ phần mềm kế toán nào. Vì thế, vào cuối năm, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh và số lượng chứng từ nhiều làm cho việc quản lý, hạch toán chứng từ có thể bị chậm trễ hoặc sai sót do áp lực công việc và thông tin cung cấp không đầy đủ, chính xác. Khi sử dụng Excel, kế toán có thể sửa, xóa các nghiệp vụ và các chứng từ, sổ sách một cách dễ dàng mà không lưu lại vết tích gì, điều đó gây nên tình trạng giả mạo, khai man, cung cấp, xác nhận số liệu, thông tin sai sự thật.

Về công tác tập hợp chi phí sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp.

Hiện tại, công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian ở tất cả các bộ phận. Tiền công của người lao động phụ thuộc vào hệ số lương, hệ số này cao hay thấp tùy thuộc vào thang bảng lương áp dụng và thâm niên công tác của mỗi người. Tiền công của người lao động còn phụ thuộc vào số ngày công làm việc thực tế của họ. Như vậy tiền lương chưa phản ánh được hiệu quả công việc của mỗi người, đặc biệt là ở những bộ phận như cắt chỉ hay xếp đồ… Theo cách tính này thì người lao động làm công việc gì, có hiệu quả hay không nhưng có chức danh giống nhau và cùng ngày công thì lương nhận được là như nhau; người có hệ số lương cao hơn thì nhận được lương cao hơn mặc dù hiệu quả làm việc chưa chắc đã tốt bằng người có hệ số lương thấp hơn nhưng làm tốt công việc được giao và có hiệu quả cao. Hình thức trả công này rất khó có thể đánh giá được hiệu quả công việc, không theo dõi được tình hình sử dụng thời gian của người lao

động, dẫn đến tình trạng lãng phí thời gian, lãng phí nguồn lực và không công bằng với những công nhân viên khác. Ngoài ra, hình thức trả lương này không khuyến khích được người lao động làm việc, vì làm nhiều hay ít thì mức lương vẫn như nhau, gây ảnh hưởng đến năng suất của công ty.

Chi phí sản xuất chung.

- Phần lớn chi phí về điện thoại và cước internet/wifi được sử dụng ở bộ phận quản lý, phân xưởng sản xuất chỉ sử dụng 1 chiếc máy vi tính và 1 chiếc điện thoại. Tuy nhiên, toàn bộ chi phí về điện thoại và cước internet/wifi lại được hạch toán toàn bộ vào chi phí sản xuất chung. Điều này không hợp lý, làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến làm tăng giá thành sản phẩm.

- Đối với chi phí khấu hao TSCĐ, công ty tính vào chi phí sản xuất chung toàn bộ những TSCĐ sử dụng tại công ty, bao gồm cả các thiết bị sử dụng ở văn phòng như máy lạnh, máy in, máy fax… dẫn đến việc tập hợp chi phí sản xuất chung không được chính xác, làm cho giá thành sản phẩm tăng lên.

Về hạch toán thiệt hại trong sản xuất.

Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất. Thực tế hiện nay, công ty chỉ hạch toán về thiệt hại sản phẩm hỏng, còn phần thiệt hại ngừng sản xuất thì công ty không hạch toán. Mặc dù thiệt hại ngừng sản xuất hiếm khi xảy ra nhưng nếu không được phản ánh sẽ dẫn đến tình trạng bất ngờ, không biết xử lý như thế nào khi có chuyện đột xuất xảy đến, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của công ty, gây ra biến động lớn cho giá thành sản phẩm.

Về tiêu thức phân bổ chi phí.

Hiện tại, công ty sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí theo doanh thu tạm tính của từng hợp đồng sẽ làm cho việc phân bổ chi phí chưa được chính xác, ảnh hưởng đến việc tính giá thành sản phẩm vì doanh thu tạm tính của hợp đồng là do công ty và khách hàng thỏa thuận, mỗi hợp đồng được thỏa thuận dựa trên các tiêu chí khác nhau, không đồng nhất, không phản ánh được giá trị thực tế của hợp đồng đó.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại CTY TNHH Lâm Quang (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)