TSCĐ… mà doanh nghiệp có thể dự kiến được.
- Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch: do thiên tai, hỏa hoạn, mất điện đột xuất…
1.3.2.2. Hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất. Ngừng sản xuất có kế hoạch. Ngừng sản xuất có kế hoạch.
111/152/334/338… 335 622/627 CP thực tế Định kỳ hàng tháng phát sinh trích trước chi phí
Sơ đồ 1.7. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất có kế hoạch.
Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.
111/152/331/334… 622/627 154 (ngừng SX) 1381/811 Tập hợp CP K/c chi phí Bắt bồi thường/
ngừng sản xuất ngừng sản xuất tính vào CP khác
Sơ đồ 1.8. Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch. 1.4. Kế toán tính giá thành sản phẩm.
1.4.1. Đối tƣợng và kỳ tính giá thành. 1.4.1.1. Đối tƣợng tính giá thành.
- Đối tượng tính giá thành là toàn bộ các loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất và thực hiện cần phải được tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. - Để xác định đối tượng tính giá thành, cần dựa vào:
+ Đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản phẩm. + Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. + Đặc điểm sử dụng thành phẩm, bán thành phẩm.
+ Khả năng và trình độ hạch toán.
1.4.1.2. Kỳ tính giá thành.
- Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho các đối tượng đã xác định.
- Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định đúng đắn về số lượng cũng như việc xác định lượng chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm này nên kỳ tính giá thành không thể giống nhau cho các ngành, nghề sản xuất khác nhau. Tùy theo nhu cầu sản xuất dài hay ngắn cũng như đặc điểm sản xuất sản phẩm mà xác định kỳ tính giá thành cho phù hợp (cuối tháng, cuối năm hoặc khi đã thực hiện hoàn thành đơn đặt hàng, hoàn thành hạng mục công trình…).
1.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang. 1.4.2.1. Khái niệm. 1.4.2.1. Khái niệm.
- Sản phẩm dở dang là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất, chế tạo (đang nằm trong quy trình công nghệ sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài bước chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới hoàn thành).
- Toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ theo từng đối tượng đã xác định liên quan đến cả sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang. Vì thế, để có thông tin phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành cũng như phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí, kế toán cần phải xác định số chi phí sản xuất đã bỏ ra có liên quan đến số sản phẩm chưa hoàn thành là bao nhiêu. Như vậy, đánh giá sản phẩm dở dang là việc thanh toán, xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu.
1.4.2.2. Các phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp.
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính toàn bộ vào giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, dễ làm, xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng. Tuy nhiên, độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí khác nên chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lƣợng sản phẩm hoàn thành tƣơng đƣơng.
Theo phương pháp này, phải tính toán tất cả các khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo mức độ của chúng. Trước hết cần xác định khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ hoàn thành của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó tính toán xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang.
+ Đối với các khoản mục chi phí bỏ vào 1 lần ngay từ đầu quy trình sản xuất như chi phí NVL trực tiếp thì tính cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
= * Klg SP dở dang.
+ Đối với các khoản mục chi phí bỏ dần trong quy trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… tính cho sản phẩm dở dang theo công thức: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
= *Klg SPDD hthành tđg
Trong đó: Khối lượng SPDD cuối kỳ hoàn thành tương đương = Khối lượng SPDD cuối kỳ * tỷ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ.
Phương pháp này tính toán chính xác và khoa học hơn nhưng khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của SPDD cuối kỳ khá phức tạp và mang tính chủ quan.Vì thế, phương pháp này chỉ thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ lớn.
Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản
mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí định mức.
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ
= CP định mức * Số lượng SPDD cuối kỳ * Tỉ lệ hoàn thành của SPDD cuối kỳ.
1.4.3. Các phƣơng pháp tính giá thành.
1.4.3.1. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ giản đơn. Phƣơng pháp trực tiếp. Phƣơng pháp trực tiếp.
Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí trùng với đối tượng tính giá thành. Giá thành sản phẩm được tính theo công thức sau:
Tổng giá thành thực tế = CPSXDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - các khoản làm giảm chi phí – CPSXDD cuối kỳ. Giá thành đơn vị SP =
Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, dễ tính toán và có thể cung cấp các chỉ tiêu giá thành một cách kịp thời trong công tác quản lý nhưng độ chính xác không cao. Vì thế, phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn.
Phƣơng pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, ta vừa sản xuất được sản phẩm chính vừa sản xuất được sản phẩm phụ. Để tính được giá thành sản phẩm chính, ta phải loại trừ toàn bộ chi phí tính cho sản phẩm phụ.
Chi phí sản phẩm phụ được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy Tỷ trọng CPSX sản phẩm phụ trong tổng sản phẩm sản xuất của cả quy trình sản xuất nhân với từng khoản mục tương ứng.
Sau khi tính được CPSX sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính được tính theo công thức:
Tổng giá thành SP = Chi phí SPDD đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - Chi phí sản phẩm phụ - Chi phí SPDD cuối kỳ.
Phƣơng pháp hệ số.
Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp mà trong một quy trình sản xuất, cùng áp dụng một loại NVL nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau và CPSX không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm mà phải tập trung cả quá trình sản xuất. Để xác định giá thành cho từng loại sản phẩm cần phải quy đổi các sản phẩm khác nhau về một loại sản phẩm duy nhất, gọi là sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số quy đổi được xây dựng sẵn. Sản phẩm tiêu chuẩn có hệ số 1.
Xác định giá thành theo phương pháp hệ số gồm 4 bước:
- Số lượng SP tiêu chuẩn = Số SP của từng loại * Hệ số quy đổi của từng loại. - Tổng giá thành = CPSXDD đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ- CPSXDD cuối kỳ. - Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn =
- Giá thành đơn vị của từng loại SP
= Giá thành đơn vị SP tiêu chuẩn * Hệ số quy đổi của từng loại.
Phƣơng pháp tỷ lệ.
Phương pháp này được áp dụng trong điều kiện sản xuất tương tự như ở phương pháp hệ số, nhưng giữa các hệ số không có một hệ số quy đổi. Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp CPSX theo các nhóm sản phẩm cùng loại. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ tiến hành theo 4 bước:
- Tính tổng giá thành sản xuất thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX. - Tính tổng giá thành sản xuất định mức theo sản lượng thực tế của nhóm SP theo từng khoản mục CPSX.
- Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục CPSX.
- Tính giá thành sản xuất thực tế của từng loại SP và từng đơn vị SP.
1.4.3.2. Tính giá thành ở các đơn vị có quy trình công nghệ phức tạp. Phƣơng pháp phân bƣớc. Phƣơng pháp phân bƣớc.
Phương pháp này áp dụng ở các doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp gồm nhiều giai đoạn chế biến kế tiếp nhau. Bán thành phẩm của giai đoạn trước là nguyên liệu của giai đoạn sau. Sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng kiểm nghiệm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật là thành phẩm. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất mà phương pháp tính giá thành phân bước được chia thành:
- Phương án kết chuyển song song ( Không tính giá thành bán thành phẩm).
Sơ đồ 1.9. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phƣơng án kết chuyển song song.
Theo phương án này, CPSX ở từng giai đoạn tính trong thành phẩm được tính theo công thức:
CPSX GĐi =
Sau đó, tổng cộng các CPSX ở các giai đoạn trong thành phần ta sẽ có thành phẩm.
- Phương án kết chuyển tuần tự (Tính giá thành của bán thành phẩm).
+ + +
= = =
Sơ đồ 1.10. Sơ đồ luân chuyển CPSX theo phƣơng án kết chuyển tuần tự.
Giai đoạn 1
CPSX phát sinh ở GĐ 1
CPSX ở GĐ 1 tính trong TP
Giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm CPSX ở GĐ 2 tính trong TP CPSX ở GĐ n tính trong TP CPSX phát sinh ở GĐ 2 CPSX phát sinh ở GĐ n Giai đoạn n Giai đoạn 2 Chi phí NVL trực tiếp Chi phí chế biến GĐ 1 Giá thành bán TP GĐ 1 Giá thành bán TP GĐ 2 Giá thành bán TP GĐ n Chi phí chế biến GĐ 2 Chi phí chế biến GĐ n Giá thành bán TP GĐ n-1 Giá thành bán TP GĐ 1
Theo phương pháp này, giá thành bán thành phẩm ở các giai đoạn và giá thành thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng được áp dụng theo các phương pháp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số, phương pháp tỉ lệ…
Phƣơng pháp đơn đặt hàng.
Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua. Theo phương pháp này đối tượng tập hợp CPSX là từng đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp (chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, chi phí nhân công trực tiếp…).
Giá thành sản phẩm chỉ được tính khi đơn đặt hàng hoàn thành. Những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp theo đơn đặt hàng đó đều coi là SPDD cuối kỳ. Những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng.
Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng có hạn chế là kỳ tính giá thành không thống nhất với kỳ báo cáo, không phản ánh được các CPSX đã chi ra trong tháng ở bảng tính giá thành nên giá thành thực tế của đơn đặt hàng hoàn thành trong kỳ báo cáo không phản ánh riêng kết quả hoạt động sản xuất trong kỳ đó. Giá thành sản phẩm và CPSXDD đều có tính chất ước định, trong trường hợp sản phẩm của đơn đặt hàng có tính chất cục bộ thì khó phân tích được nguyên nhân tăng, giảm giá thành của từng loại sản phẩm.
CHƢƠNG 2
CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH
LÂM QUANG.
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Lâm Quang.
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành.
- Tên công ty: Công ty TNHH Lâm Quang. - Tên viết tắt: LAMQUANG CO.LTD.
- Trụ sở chính: 12/2I Quang Trung, phường 12, quận Gò Vấp, TPHCM. - Phân xưởng 2: 17/5K Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp, TPHCM. - Điện thoại: (08) 39967937.
- Fax: (08) 35890384.
- Email: accounting@jeansresource.com.
- Mã số thuế: 0301981846, đăng kí tại chi cục thuế TPHCM. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
- Công ty TNHH Lâm Quang được thành lập vào tháng 05/2000 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 4102000779 do Sở kế hoạch đầu tư TPHCM cấp ngày 17/04/2000.
- Vốn điều lệ ban đầu là 500.000.000 đồng (do 2 thành viên góp vốn là ông Phạm Văn Thất và ông Lê Quang Trường). Sau 6 lần đăng ký thay đổi số vốn góp, đến nay vốn điều lệ của công ty đã lên đến 4.000.000.000 đồng.
- Lĩnh vực hoạt động: Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực gia công giặt tẩy, in, nhuộm các sản phẩm may mặc như quần áo, nón, túi xách … trên các chất liệu vải khác nhau như jean, kaki, thun, nhung và một số loại vải khác, công ty đã từng bước khẳng định tên tuổi của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Cùng với công nghệ
hiện đại, đội ngũ kĩ sư, công nhân có tay nghề cao, nhà xưởng vệ sinh, an toàn, công ty có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về wash như garment wash, silicone wash, enzyme wash, stone wash, biowash, ball wash, water wash, dye, sandblast, handbrush …
2.1.1.2. Chiến lƣợc và phƣơng hƣớng phát triển trong tƣơng lai.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất và dịch vụ theo giấy phép đăng kí kinh doanh và mục đích thành lập doanh nghiệp.
- Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lòng tin cho khách. Bên cạnh đó, công ty luôn tìm ra các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất.
- Mở rộng sản xuất, mở rộng việc nhận đơn đặt hàng hóa từ nước ngoài, không ngừng đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên.
- Tạo điều kiện môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ công nhân viên đến làm việc tại công ty. Thường xuyên động viên khích lệ tinh thần, chăm lo đời sống vật chất cho người lao động.
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Lâm Quang. 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Lâm Quang. 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Lâm Quang.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Lâm Quang.