CNSX theo kế hoạch
Hàng tháng căn cứ vào tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp thi
công tại công trình, kế toán xác định mức trích tiền lương nghỉ phép của công nhân
trực tiếp và phản ánh vào chi phí sản xuất trong tháng.
+ Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất
thi công, kế toán phản ánh số trích trước theo định khoản
Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 – Chi phí phải trả
+ Khi phát sinh tiền lương nghỉ phép thực tế, kế toán phản ánh số tiền lương nghỉ
phép phải trả cho công nhân trong kỳ.
Nợ TK 335
Có TK 334 + Khi chi trả tiền lương nghỉ phép:
Nợ TK 334
Có TK 111
3. Về vấn đề thanh toán lương.
Công ty nên thực hiện trả lương cho CBCNV làm 2 lần một tháng. Tuy nhiên, việc trả lương này là do ý thích của người lao động, nghĩa là cá nhân nào có nhu cầu trả lương theo cách này thì đăng ký vào danh sách trả trước lương.
Qũy lương trả 1 lần ( thanh toán vào đầu tháng), công thức tính như sau: Q1 = n i = 1 Li x N 26 Trong đó:
N: Số ngày công ứng trước cho cán bộ công nhân viên, không cố định mà phụ
thuộc vào khả năng thanh toán hiện thời của Công ty
Q1: Tổng quỹ lương trả lần 1
Quỹ lương trả lần 2 được xác định theo công thức sau:
Quỹ lương trả lần 2 = Tổng lương thực tế trả trong tháng - Lương trả lần 1
Như vậy, nếu trả lương làm 2 kỳ trong một tháng thì sẽ làm cho khả năng thanh
toán của người lao động và gia đình họ luôn được đảm bảo. Điều này tạo cho họ
tinh thần thoải mái, do đó họ sẽ tích cực lao động, sáng tạo và cống hiến cho công
ty.
KếT LUậN
Trong cơ chế thị trường đòi hỏi công tác kế toán doanh nghiệp nói chung
và công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương nói riêng phải càng
ngày càng được củng cố à hoàn thiện thực sự, thực sự trở thành công cụ quản lý
kinh tế, tài chính góp phần đắc lực vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách sáng tạo lý luận
vào thực tế để tổ chức công tác kế toán tài chính doanh nghiệp một cách khoa học
và hợp lý, phát huy hết vai trò của kế toán trong quá trình quản lý hoạt động sản
Tài liệu tham khảo
1. Kế toán doanh nghiệp I – Trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội- PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ, TS Nguyễn Thế Khải - PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ, TS Nguyễn Thế Khải
2. Kế toán Doanh nghiệp – Học viện Tài chính
- PGS.TS Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ3. Kế toán doanh nghiệp sản xuất