Lựa chọn phương pháp bào chế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ ổn định của viên nén alpha chymotrypsin (Trang 51 - 52)

Do tính nhạy cảm với lực, hàm ẩm và các chất hóa học của ACT nên chúng tôi lựa chọn phương pháp dập thẳng để hạn chế các yếu tố gây biến tính mà các phương pháp dập khác có thể gây ra. Tuy nhiên, bột đông khô ACT có thể chất xốp, rất khó trơn chảy nên chúng tôi tiến hành khảo sát độ trơn chảy khi trộn bột đông khô ACT với các tá dược độn (Isomalt, tá dược C, Avicel, carrageenan) và tá dược trơn chảy (magnesi stearat). Kết quả thu được ghi lại trong bảng 3.14:

Bảng 3.14. Góc nghỉ của các khối bột Loại bột Góc nghỉ BĐK 55,0o BĐK + tá dược C 36,0o BĐK + Isomalt 42,0o BĐK + Avicel 40,0o BĐK + Carrageenan 40,0o

BĐK + tá dược C + 1% magnesi stearat + 2% aerosil 32,0o BĐK + Isomalt + 1% magnesi stearat + 2% aerosil 35,3o

BĐK + Avicel + 1% magnesi sterat + 2% aerosil 37,0o

 Nhận xét:

Bột đông khô ban đầu có khả năng trơn chảy rất kém, góc nghỉ 55oC. Sau khi trộn với tá dược độn, khả năng trơn chảy của khối bột đã được cái thiện: góc nghỉ từ 36-42o. Tuy nhiên, khả năng trơn chảy của khối bột vẫn chưa thỏa mãn được điều kiện của phương pháp dập thẳng <40o. Việc bổ sung 1% magnesi stearat vào đã cải thiện đáng kể độ trơn chảy của khối bột: góc nghỉ 32-37o. Tất cả các công thức đều thỏa mãn điều kiện trơn chảy cho phương pháp dập thẳng. Vì vậy, chúng tôi quyết định sử dụng phương pháp dập thẳng và magnesi stearat với hàm lượng là 1% cho các nghiên cứu sau này

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ ổn định của viên nén alpha chymotrypsin (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)