Ảnh hưởng của yếu tố quy trình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ ổn định của viên nén alpha chymotrypsin (Trang 46 - 47)

Áp suất: Dựa trên năng lực của thiết bị, chúng tôi lựa chọn mức chân không tối đa có thể : 0,45 mBar

Nhiệt độ: Dựa trên một số tài liệu tham khảo, chúng tôi lựa chọn nhiệt độ trong các giai đoạn đông khô như sau:

- Giai đoạn đông lạnh: Nhiệt độ -65oC để đảm bảo mẫu được đông lạnh hoàn toàn. - Giai đoạn làm khô sơ cấp: Nhiệt độ -15oC. Nhiệt độ này phù hợp với hiệu suất hút chân không của thiết bị sử dụng.

- Giai đoạn làm khô thứ cấp: Nhiệt độ 25oC để đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt tính enzym.

Thời gian:

Để nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số về thời gian, chúng tôi tiến hành đông khô ACT theo các quy trình khác nhau:

Bảng 3.9. Khảo sát một số thông số quy trình.

Quy trình 1 Quy trình 2 Quy trình 3

Thời gian đông

lạnh Duy trì trong 3 giờ Duy trì trong 3 giờ Duy trì trong 3 giờ

Thời gian làm khô

sơ cấp 20 giờ 24 giờ 24 giờ

Thời gian làm khô

thứ cấp 8 giờ 8 giờ 24 giờ

Tiến hành đo tính chất của bột đông khô thu được từ 3 quy trình trên.

Kết quả: Thể chất bột đông khô thu được từ 3 quy trình không có sự khác biệt, tuy nhiên có sự khác nhau đáng kể về hàm ẩm thu được từ 3 quy trình đông khô: Hàm ẩm của quy trình 1, quy trình 2 và quy trình 3 lần lượt là 3,24%, 2,45% và 0,85%.

Nhận xét: Việc kéo dài thời gian làm khô sơ cấp và làm khô thứ cấp làm giảm hàm ẩm của bột đông khô. Do có hàm ẩm thấp nhất, phù hợp với mục tiêu duy trì độ ổn

định của enzym, chúng tôi quyết định lựa chọn quy trình 3 để tiến hành cho các thí nghiệm sau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu bào chế và đánh giá độ ổn định của viên nén alpha chymotrypsin (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)