Các giai đoạn phát triển Dây thìa canh sau thu hái và sự biến đổ

Một phần của tài liệu Khảo sát sự biến động hàm lượng GS4 trong cây dây thìa canh theo thời gian (gymnemasylvestre (retz) r br ex schult ) (Trang 38 - 41)

đổi hàm lượng GS4

Kết quả định lượng GS4 cho thấy hàm lượng GS4 giảm khi chuyển từ giai đoạn non sang giai đoạn bánh tẻ. Năm 2009, S.Manohar [22] đã khảo sát sự biến đổi hàm lượng acid Gymnemic trong các bộ phận khác nhau của cây và khẳng định phần non luôn có hàm lượng acid Gymnemic cao hơn so với

phần bánh tẻ Bảng 3.1. Như vậy, hàm lượng acid Gymnemic trong GS4 thu được tù dịch chiết DTC có xu hướng giảm đi từ giai đoạn non sang giai đoạn bánh tẻ.

Kết quả khảo sát sự phát triển của cây DTC theo các giai đoạn sau thu hái cho thấy giai đoạn tháng thứ 3 là giai đoạn có sự phát triển mạnh nhất về sinh khối của cành và lá, sang tháng thứ 4 là giai đoạn cây bắt đầu có sự chuyển đổi mạnh từ non sang bánh tẻ và từ bánh tẻ sang già, chính vì vậy thời gian thu hái vào tháng thứ 3-4 sau thu hái sẽ đạt được hiệu quả hơn về năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm.

Bảng 3.6 Hàm lượng acid Gymnemic qua các giai đoạn phát triển của lá [22]

Bộ phận Hàm lượng acid Gymnemic mg/g DW

Lá non 35,39±0,31

Lá bánh tẻ 24,55±0,27

Lá già 23,07±0,40

Bảng 3.7 Hàm lượng acid Gymnemic trong các giai đoạn phát triển của cành [22]

Các phần của cành Hàm lượng acid Gymnemic (mg/g)

Cành non 26,47±0,31

Cành bánh tẻ 25,77±0,23

Cành già 23,94±0,52

3.4.2.Sự biến đổi hàm lượng GS4 theo thời gian

Khảo sát về thiết kế liều cho các sản phẩm có nguồn gốc từ Gymnema

sylvestre trên thị trường thế giới hiện nay cho thấy liều sử dụng một ngày dao

động rất lớn từ 400mg đến 1.000mg cao chiết xuất từ lá Dây thìa canh, với hàm lượng acid Gymnemic trong cao thấp nhất là 25%, tuy nhiên cũng không

có nghiên cứu chính xác nào về hàm lượng acid Gymnemic trong cao. Như vậy kết quả định lượng hàm lượng GS4 trong DTC thay đổi từ tháng 10/2012 tới tháng 04/2013, hàm lượng GS4 giảm 14% từ tháng 10/2012 tới tháng 04/2013 là không có nhiều ý nghĩa trong sản xuất, việc thay đổi thời gian trồng và thu hái là không cần thiết. Với giới hạn thời gian làm khóa luận chỉ nghiên cứu được từ tháng 10 năm 2012 tới tháng tháng 04 năm 2013 nên chưa có số liệu của các tháng 5, 6, 7, 8, 9 để theo dõi sự thay đổi hàm lượng GS4 là như thế nào trong giai đoạn này. Có thể là hàm lượng GS4 tăng dần trong các tháng tiếp theo do điều kiện sinh trưởng trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 9 có sự tương đồng với giai đoạn phát triển từ tháng 10 tới tháng 11 là giai đoạn nắng nóng, cường độ ánh sáng mặt trời là cao.

Các kết quả định lượng trên mới chỉ đánh giá được sự biến động hàm lượng GS4 là các saponin toàn phần mà chưa thể khẳng định chắc chắn về sự biến đổi hàm lượng của acid Gymnemic là thành phần chính có trong GS4 có tác dụng hạ đường huyết. Năm 2012 R.B Krishna và cộng sự [21] đã tiến hành HPTLC để xác định hàm lượng acid Gymnemic từ dịch chiết Methanol của 17 mẫu thuộc các kiểu sinh thái khác nhau được thu hái ở các vùng khác nhau của loài Gymnema sylvestre. Kết quả cho thấy hàm lượng acid

Gymnemic dao động khá lớn từ 23% cho tới 42% ở các vùng khác nhau. Sự thay đổi hàm lượng acid Gymnemic có thể là do yếu tố môi trường, kiểu gen, kiểu hình thái hoặc có thể do việc canh tác và chăm sóc cây. Như vậy nghiên cứu về sự thay đổi hàm lượng acid Gymnemic theo thời gian là cần thiết để khẳng định được thời gian thu hái tốt nhất trong năm là giai đoạn nào.

Một phần của tài liệu Khảo sát sự biến động hàm lượng GS4 trong cây dây thìa canh theo thời gian (gymnemasylvestre (retz) r br ex schult ) (Trang 38 - 41)