Lấy khoảng 2g cắn PĐ A2 hòa tan trong Ethanol tuyệt đối, lọc qua giấy lọc thu được dịch chiết Ethanol để làm các phản ứng định tính flavonoid, coumarin, tanin và chất béo.
3.2.1. Phản ứng định tính flavonoid
- Phản ứng Cyanidin: Cho khoảng 2ml dịch chiết Ethanol vào ống nghiệm sạch, thêm một ít bột Magie kim loại và vài giọt HCl đặc, lắc đều và đun nóng cách thủy thấy xuất hiện màu đỏ cam (+).
- Phản ứng với kiềm:
Phản ứng với dd NaOH 10% : Cho 1ml dịch chiết Ethanol vào ống nghiệm, thêm vài giọt NaOH 10% thấy xuất hiện tủa vàng, thêm 1ml nước cất thấy tủa tan và màu vàng của dung dịch trong ống nghiệm tăng lên (+).
Phản ứng với NH3 đặc: Nhỏ một giọt dịch chiết Ethanol lên giấy lọc, cho bay hơi hết, hơ tờ giấy lọc qua lại trên miệng bình NH3 đặc thấy màu vàng đậm lên (+).
- Phản ứng với dd FeCl3 5%: Cho vào ống nghiệm 1 ml dịch chiết Ethanol,
thêm vào 1-2 giọt FeCl3 5% thấy xuất hiện tủa màu xanh đen (+).
Kết luận:Trong phân đoạn dịch chiết A2có chứa Flavonoid.
3.2.2. Định tính courmarin
Phản ứng mở, đóng vòng lacton:
Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 1 ml dịch hòa tan cắn Ống 1: thêm 0,5 ml dung dịch NaOH 10%
Ống 2: để nguyên
-Đun cả 2 ống đến sôi, để nguội, quan sát thấy: Ống 1: trong suốt, không có tủa
Ống 2: trong suốt
-Thêm vào cả 2 ống nghiệm mỗi ống 2 ml nước cất. Lắc đều rồi quan sát thấy Ống 1: trong suốt
Ống 2: trong suốt
Acid hóa ống 1 bằng vài giọt HCl đặc, cả 2 ống đều trong suốt. Kết quả: phản ứng âm tính (-)
Quan sát hiện tượng huỳnh quang: Nhỏ 2-3 giọt dịch hòa tan cắn lên một miếng giấy lọc. Nhỏ 2-3 giọt dung dịch NaOH 5% lên vị trí có dịch chiết. Sấy nhẹ. Che một phần diện tích dịch hòa tan cắn trên giấy lọc bằng một miếng kim loại, chiếu tia tử ngoại trong một vài phút. Bỏ miếng kim loại ra, quan sát tiếp dưới đèn tử ngoại thấy phần không bị che có huỳnh quang sáng như phần bị che.
Kết quả: phản ứng âm tính (-)
Kết luận:Phân đoạn dịch chiết A2 chiết từ hạt Cần tây không chứa coumarin.
3.2.3. Định tính tanin
Lấy khoảng 2g cắn PĐ A2 hòa tan trong nước, lọc qua giấy lọc thu được dịch chiết nước để làm các phản ứng định tính tanin.
- Phản ứng với dung dịch FeCl35%: Cho khoảng 1ml dịch chiết nước vào ống
nghiệm sạch, thêm 2-3 giọt dung dịch FeCl3 5% thấy xuất hiện kết tủa màu nâu đen (+).
- Phản ứng với dung dịch gelatin 1%: Cho khoảng 1ml dịch chiết nước vào
ống nghiệm sạch, thêm 2-3 giọt dung dịch gelatin 1% không thấy xuất hiện tủa bông trắng (-).
- Phản ứng với chì acetat: Cho khoảng 1ml dịch chiết nước vào ống nghiệm
sạch, thêm 2-3 giọt dung dịch chì acetat 10% thấy xuất hiện tủa bông (+).
Kết luận:Phân đoạn dịch chiết A2 chiết từ hạt Cần tây không chứa tanin.
3.2.4. Định tính chất béo
Lấy khoảng 50mg cắn PĐ A2 hòa tan trong Ether dầu hỏa, gạn lấy dịch chiết để làm phản ứng định tính chất béo.
Nhỏ 2 giọt dịch chiết Ether dầu hỏa lên giấy lọc, hơ nóng cho bay hơi hết dung môi thấy không có vết mờ trên giấy lọc (-).
Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết A2 hạt Cần tây được trình bày tóm tắt ở bảng 3.8.
Bảng 3.8: Kết quả định tính phân đoạn dịch chiết A2từ hạt Cần tây Nhóm chất Phản ứng định tính Kết quả Kết luận Flavonoid Phản ứng Cyanidin Phản ứng với kiềm Phản ứng với dd FeCl3 +++ ++ +++ Có Flavonoid Coumarin Phản ứng mở, đóng vòng lacton Quan sát hiện tượng huỳnh quang - - Không có Coumarin Tanin Phản ứng với dd FeCl3 Phản ứng với dd Gelatin Phản ứng với dd Pb(CH3COO)2 + - ++ Không có tanin
Chất béo Tạo vết mờ trên giấy - Không có chất béo
Ghi chú:
(-): Phản ứng âm tính (++) : Phản ứng dương tính rõ (+): Phản ứng dương tính (+++) : Phản ứng dương tính rất rõ
Kết luận: Từ kết quả ở bảng 3.8 cho thấy PĐ dịch chiết A2 từ hạt Cần tây có chứa flavonoid, không chứa coumarin, tannin và chất béo.