Đối với việc tính lãi suất trả góp

Một phần của tài liệu Thời giá tiền tệ và những tác động của yếu tố thời giá đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Trang 37 - 39)

I. XÁC ĐỊNH THỜI GIÁ TIỀN TỆ HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TÍNH TOÁN

B. Đối với việc tính lãi suất trả góp

Trường hợp công ty có một khoản vay trả góp hay thuê mua trả góp tài sản mà khoản tiền vay được hoàn trả vào những thời điểm định trước, với số tiền như nhau. Nhưng công ty cần biết lãi suất thực sự mình phải chịu là bao nhiêu thì có thể tham khảo ví dụ sau.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A hợp đồng mua của công ty B một hệ thống thiết bị sản xuất. Theo hợp đồng doanh nghiệp A sẽ trả tiền dần dần như sau:

- Ngay khi nhận hàng trả số tiền 1.647.844.902 đồng.

- Số còn lại trả dần đều trong 5 năm, mỗi năm trả 1.000.000.000 đồng, lần trả đầu tiên trong đợt này là một năm sau khi giao hàng.

Yêu cầu: Hãy tính lãi suất trả góp mà doanh nghiệp A phải chịu, biết rằng nếu trả tiền 1 lần duy nhất ngay khi nhận hàng thì chỉ phải trả 5.000.000.000 đồng?

Số tiền thanh toán của doanh nghiệp A khi mua chịu thực sự tạo thành chuỗi tiền tệ có dạng sau:

Nhóm thuyết trình 3 | ThS. Phạm Cao Khanh 37 Năm 0 1 2 3 4 5 Tiền trả 1.647.844.902 1 tỷ 1 tỷ 1 tỷ 1 tỷ 1 tỷ ⇔ ⇔

Tra bảng tài chính 4 (ở phần PHỤ LỤC) ta có i=15%. Vậy lãi suất trả góp của khoản mua chịu là 15%.

Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào giá trị của thừa số hiện giá ( )

đều có sẵn trong bảng tra tài chính. Mà có thể là nằm giữa hai giá trị cho sẵn trong bảng. Vì vậy lúc này ta ko thể tra một cách chính xác được. Lúc này ta có thể sử dụng máy tính bỏ túi fx570-MS để giải bài toán này. Tài liệu này được lấy từ “Giáo trình môn học KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ (TS. Phạm Châu Thành và TS. Phạm Xuân Thành)”.Ở đây sửa r thành i là số liệu thể hiện lãi suất trả góp.

Để giải bài toán trên bằng máy tính: Trước tiên, cần lập phương trình bài toán cần giải để dễ dàng nhập số liệu vào máy:

Đặt X=(1+i) i=(X-1); Theo dữ liệu của bài toán trên ta có:

Các bước thực hiện:

- Ấn phím ( (ngoặc đơn trái); - Ấn phím số 1;

- Ấn phím dấu (dấu trừ);

- Ấn tổ hợp phím ALPHA và phím ) (ngoặc đơn phải) lúc này máy hiện lên chữ X;

Nhóm thuyết trình 3 | ThS. Phạm Cao Khanh 38 - Ấn phím (-) (dấu trừ nhỏ trong ngoặc đơn);

- Ấn phím số 5;

- Ấn phím ) (ngoặc đơn phải); - Ấn phím dấu : (dấu chia); - Ấn phím (;

- Tiếp tục ấn phím ALPHA và phím ) để xuất hiện chữ X. - Ấn phím dấu -;

- Ân phím số 1; - Ấn phím );

- Ấn tổ hợp phím ALPHA và phím CALC máy hiện lên dấu = của phương trình;

- Ấn số liệu: ;

- Ấn tổ hợp phím SHIF và phí m CALC máy hiện ra chữ X? (tức ý máy muốn ta cho số dự đoán), ta cho dữ liệu X=1,1 hoặc 1,2 hoặc 1,3... để “mồi” cho máy (riên đối với máy tính CASIO fx 570-ES không cần phải thực hiện động tác “mồi”. Bấm phím dấu bằng (=) một hay nhiều lần sẽ cho ngày kết quả);

- Ấn phím dấu = máy lại xuất hiện chữ X?;

- Tiếp tục bấm tổ hợp phím SHIF và phím CALC chờ máy chạy trong vài giây và cho kết quả. (X=1,15i =15%).

Một phần của tài liệu Thời giá tiền tệ và những tác động của yếu tố thời giá đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Trang 37 - 39)