Bằng ánh sáng UV:
Pha hỗn dịch bào tử: chuẩn bị như mục 2.3.4. Sau đó hút 0,1 ml hỗn dịch bào tử độ pha loãng 10-6
, nhỏ vào hộp Petri có môi trường thạch , dàn đều bằng que chang vô trùng, để vào tủ ấm làm mẫu chứng.
Đột biến bằng ánh sáng UV : 9 ml còn lại trong ống nồng độ 10-1 đổ ra đĩa Petri vô trùng . Chiếu ánh sáng UV (λ=254 nm) vào đĩa Petri có hỗn dịch bào tử nồng độ 10-1 đặt cách nguồn sáng 60 cm, trong thời gian 5 phút. Lấy ra để vào chỗ tối 2 giờ, rồi dùng pipet vô trùng pha loãng đến nồng độ 10-5
.
Phân tán bào tử sau đột biến: Dùng pipet vô trùng hút 0,1 ml hỗn dịch bào tử sau đột biến ở các nồng độ 10-4
và 10-5, nhỏ vào hộp Petri có MTth , dàn đều bằng que chang vô trùng rồi cho vào tủ ấm. Sau 6 ngày, đếm số khuẩn lạc, xác định % độ sống sót theo công thức:
% độ sống sót = 0
N Nm
x 10-6+k x 100% Nm: Số khuẩn lạc sau đột biến.
N0: Số khuẩn lạc trong mẫu chứng.
-k : Nồng độ pha loãng của hỗn dịch bào tử sử dụng.
Tiến hành chọn lọc ngẫu nhiên các khuẩn lạc sau đột biến , cấy ra hộp Petri . Làm song song cả mẫu chứng. Sau 6 ngày để trong tủ ấm, thử hoạt tính kháng sinh. Tính % biến đổi hoạt tính theo công thức:
% biến đổi hoạt tính = 0
D Di
x 100%
Di: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của biến chủng thứ i sau ĐB. D0: Đường kính trung bình vòng vô khuẩn của mẫu chứng.
Sau đột biến, dựa vào kết quả thu được để lựa chọn ra các biến chủng có % biến đổi hoạt tính cao nhất dùng cho các nghiên cứu tiếp theo.
Bằng tác nhân hoá học acid nitrơ (HNO2)
Nguyên tắc: HCl + NaNO2 = NaCl + HNO2
Pha hỗn dịch bào tử: Chuẩn bị như mục 2.3.5 - pha hỗn dịch bào tử. Đột biến bằng acid nitrơ: 9 ml còn lại trong ống nồng độ 10-1
cho thêm 0,07g NaNO2. Điều chỉnh pH xuống 4-4,5 bằng dung dịch HCl 0,1N, để yên trong 2-3 phút. Sau đó điều chỉnh pH lên 7-8 bằng dung dịch NaOH 0,1N, rồi dùng pipet vô trùng pha loãng đến nồng độ 10-5
.
Phân tán bào tử sau đột biến, tính toán kết quả, chọn lọc ngẫu nhiên các biến chủng thực hiện như đột biến bằng ánh sáng UV.