Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 42)

Các yếu tố môi trường được theo dõi nhằm bảo đảm cho môi trường thí nghiệm luôn được duy trì trong điều kiện phù hợp với đặc tính sinh lý, sinh thái của nghêu. Số liệu tại Bảng 3.1 cho thấy, hàm lượng ôxy hoà tan buổi sáng trung bình 5,12±0,35 mg/l và buổi chiều trung bình 5,45±0,38 mg/l, cho thấy hàm lượng ôxy hoà tan ở các bể thí nghiệm được duy trì ở mức cao và ít bị biến động trong ngày, là điều kiện thuận lợi đối với sinh trưởng của nghêu. Bảng 3.1 cũng cho thấy, nhiệt độ nước trung bình trong bể thí nghiệm đo được vào buổi sáng là 29,27±0,78 0C và buổi chiều là 31,31±0,97 0C là khoảng nhiệt độ phù hợp đối với các động vật thuỷ hải sản nói chung và nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) nói riêng. Tuy nhiên, tại một số thời điểm theo dõi, nhiệt độ vào buổi chiều trong bể đo được cực đại là 33,50C. Kết quả nghiên cứu của Li và cộng sự (2010) cho thấy, nghêu

Meretrix lyrata có thể tồn tại trong môi trường có nhiệt độ từ 12,20C đến

35,60C, nhiệt độ thích hợp là 24 ÷ 300C và nhiệt độ tăng trưởng tối ưu là 27 ÷ 300C [19]. Như vậy các yếu tố nhiệt độ tan trong thí nghiệm tương đối phù hợp với sinh trưởng và phát triển của nghêu.

Giá trị pH trong quá trình thí nghiệm biến động từ 6,6 đến 8,7 vào buổi sáng và trong khoảng 6,5 ÷ 8,3 vào buối chiều. Nghiên cứu của Calabrese (1972) cho thấy pH từ 6,25 ÷ 8,75 là điều kiện môi trường cho ấu trùng nghêu tồn tại và pH từ 6,75 ÷ 8,50 là khoảng tối ưu cho sự phát triển [13]. Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong thí nghiệm nằm trong

giới hạn phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của nghêu Bến Tre (Trương Quốc Phú, 1999; Chien, 2006; Boyd, 1990).

Bảng 3.1. Kết quả theo dõicác yếu tố môi trường nước trong thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Thời gian Max Min Trung bình ± độ lệch chuẩn Nhiệt độ (0C) 7 giờ 31,5 27,5 29,27±0,78 14 giờ 33,5 29,5 31,31±0,97 DO (mg/l) 7 giờ 5,5 4,2 5,12±0,35 14 giờ 6,7 4,6 5,45±0,38 pH 7 giờ 8,7 6,6 14 giờ 8,3 6,5

3.1.2. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2.

+) Tăng trưởng về chiều cao

Tăng trưởng của nghêu Bến Tre chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, chẳng hạn như nền đáy, thức ăn, mật độ, độ mặn, các yếu tố môi trường nước,... Tuy nhiên, các yếu tố phi thí nghiệm được khống chế tương đối đồng nhất giữa các công thức thí nghiệm. Do đó, độ mặn đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng lên sự tăng trưởng chiều cao của nghêu. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng chiều cao của nghêu được thể hiện trong Bảng 3.2 và Hình 3.1.

Chiều cao trung bình của nghêu ở ngày đầu bố trí thí nghiệm của cả 6 công thức thí nghiệm là CT1.1: 0,78±0,02 mm; CT1.2: 0,79±0,03 mm; CT1.3: 0,79±0,02 mm; CT1.4: 0,77±0,01mm; CT5: 0,77±0,02 mm; CT1.6: 0,79±0,01 mm có sự khác nhau, nhưng kết quả phân tích ANOVA cho thấy sự sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Điều đó có thể kết

luận kích thước ngày đầu bố trí thí nghiệm ở các công thức là như nhau (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của độ mặnđến tốc độtăng trưởng chiều cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 đến giai đoạn giống cấp 2

Ngày nuôi Độ mặn thí nghiệm CT1.1 CT1.2 CT1.3 CT1.4 CT1.5 CT1.6 0 ngày 0,78±0,02a 0,79±0,03a 0,79±0,02a 0,77±0,01a 0,77±0,02a 0,79±0,01a 7 ngày 0,87±0,03ab 0,90±0,04a 0,89±0,02ab 0,90±0,03a 0,82±0,02b 0,82±0,02b 14 ngày 1,02±0,03b 1,10±0,03a 1,13±0,03a 1,16±0,03a 0,94±0,03c Chết sau 1 tuần 21 ngày 1,25±0,04c 1,37±0,02b 1,40±0,04ab 1,47±0,02a 1,10±0,04d 28 ngày 1,50±0,03c 1,74±0,03b 1,80±0,03ab 1,89±0,03a 1,30±0,02d

Ghi chú: Giá trị trình bày là giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD). Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05.

Hình 3.1. Ảnh hưởng của độ mặnđến tốc độtăng trưởng chiều cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 đến giai đoạn giống cấp 2

Ở giai đoạn 7 ngày đầu ương nuôi, chiều cao của nghêu ở các công thức độ mặn khác biệt nhau không rõ rệt. Sự thay đổi kích cỡ nghêu rõ rệt

từ ngày ương thứ 14 trở đi. Chiều cao vỏ nghêu ở công thức 1.4 (CT1.4) đạt chiều cao (1,16±0,03 mm) lớn nhất, tiếp đến lần lượt là CT1.3: 1,13±0,03 mm; CT1.2: 1,10±0,03 mm; CT1.1: 1,02±0,03 mm; CT1.5: 0,94±0,03 mm và đặc biệt là ở CT1.6 nghêu đã chết sau một tuần thí nghiệm. Phân tích ANOVA cho thấy, CT1.4 sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với CT1.1 và CT1.5, nhưng CT1.4 lại sai khác không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với CT3, CT2 (Bảng .2 và Hình 3.1).

Sau 28 ngày ương nuôi, chiều cao nghêu lần lượt từ CT1.1 đến CT1.5 là 1,50±0,03 mm; 1,74±0,03 mm; 1,80±0,03 mm; 1,89±0,03 mm; 1,30±0,02 mm và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa công thức 4 (CT1.4) so với công thức 1 (CT1.1), công thức 2 (CT1.2) và công thức 5 (CT1.5). Tuy nhiên, tăng trưởng chiều cao của nghêu ở CT1.4 và CT1.3 có sự sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Bảng 3.2).

+) Tốc độ tăng trưởng tương đối/đặc trưng theo ngày (%/ngày)

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu Bến Tre

Giai đoạn thí nghiệm Độ mặn thí nghiệm CT1.1 CT1.2 CT1.3 CT1.4 CT1.5 CT1.6 0÷7 1,55±0,59ab 1,80±0,78ab 1,71±0,45ab 2,29±0,67a 0,78±0,54b 0,47±0,20c 7÷14 2,22±0,74ab 2,83±0,28ab 3,42±0,49ab 3,63±0,52a 2,10±0,67b 14÷21 2,90±0,45ab 3,20±0,20ab 3,14±0,68ab 3,42±0,20a 2,19±0,31b 21÷28 2,60±0,65a 3,41±0,42a 3,59±0,48a 3,59±0,32a 2,43±0,74ab SGR28 (%/ngày) 2,32±0,14c 2,81±0,10b 2,96±0,05ab 3,22±0,07a 1,86±0,08d

Ghi chú: Giá trị trình bày là giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD). Các gí trị trong cùng một hàng có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05.

Số liệu ở Bảng 3.3 cho thấy, trong giai đoạn đầu thí nghiệm (từ 0÷7 ngày), tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu đạt cao nhất ở CT1.4 (2,29±0,67 %/ngày), tiếp đến lần lượt là CT1.2 (1,80±0,78 %/ngày); CT3 (1,71±0,45 %/ngày); CT1.1 (1,55±0,59 %/ngày); CT1.5 (0,78±0,54 %/ngày); CT1.6 (0,47±0,20 %/ngày). Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, CT1.4 so với CT1.5, CT1.6 có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) và không có sự sai khác thống kê so với CT1.1, CT1.2, CT1.3 (p>0,05). Trong khi đó, ở các giai đoạn thí nghiệm khác (7÷14 ngày và 14÷21 ngày, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu ở công thức CT1.4 có sự sai khác, nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các công thức CT1.1, CT1.2 và CT1.3. Tốc độ tăng trưởng về chiều cao vỏ nghêu ở Công thức CT1.5 có sai khác về thống kê so với CT1.4 (p<0,05) ở các giai đoạn 7÷14 ngày và 14÷21 ngày (Bảng 3.3). Điều này cho thấy, khi ương nghêu giống ở độ mặn càng xa khoảng cực thuận thì nghêu cần thời gian dài hơn để thích nghi độ mặn và tốc độ tăng trưởng kém hơn.

Hình 3.2.Ảnh hưởng của độ mặn đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu Bến Tre

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao sau 28 ngày ương ở CT1.4 (3,22±0,07 %/ngày) là cao nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với CT1.1, CT1.2, CT1.5, nhưng không có sai khác (p>0,05) với CT3. Tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao ở CT1.3 lớn thứ 2 và khác nhau không rõ rệt so với CT1.2, nhưng sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với CT1.1, CT1.5. Kết quả nghiên cứu tương đồng với kết quả của Li và cs (2010) cho thấy nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) tồn tại ở độ mặn 4,3÷40,5 ‰, sinh trưởng ở ngưỡng độ mặn 17,1÷33,4 ‰ và tăng trưởng tối ưu trong khoảng 19÷23 ‰ [19]. Đối với ấu trùng vẹm xanh Perna viridis, Shau-Hwai Tan (1997) cho rằng độ mặn 16÷30 ‰ thích hợp cho vẹm sinh trưởng [21].

Như vậy, từ số liệu Bảng 3.2, Bảng 3.3, Hình 3.1 và Hình 3.2 có thể kết luận rằng, độ mặn 20÷25 ‰ là tối ưu cho sinh trưởng của nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2.

3.1.3. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu Bến Tre (M. lyrata) được thể hiện ở Hình 3.3 và Bảng 3.4.

Trong quá trình triển khai thí nghiệm, nghêu giống ương trong bể ở CT6 chết hoàn toàn sau 1 tuần. Điều đó chứng tỏ rằng độ mặn 35 ‰ không phù hợp cho sự phát triển của nghêu giai đoạn giống cấp 1 đến cấp 2 ương trong bể và nghêu không thể sống được ở mức độ mặn này.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng của độ mặn đến tỷ lệ sống của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2

Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống (%) CT1.1 92,37±4,05a

CT1.2 94,98±2,56a

CT1.4 93,71±3,80a

CT1.5 78,08±5,73b

CT1.6 0,00c

Ghi chú: Giá trị trình bày là giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD). Các giá trị trong cùng một cột có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, tỷ lệ sống của nghêu đạt từ 78,08% đến 96,27%, trong đó công thức CT1.3 cho tỷ lệ sống cao nhất (đạt 96,27±3,81%), tiếp đến là công thức CT1.2 (94,98±2,56%), công thức độ CT1.4 (93,71±3,80%), công thức độ CT1.1 (92,37±4,05%) và thấp nhất là công thức CT1.5 (78,08±5,73%). Tuy nhiên, sự sai khác có ý nghĩa thống kê chỉ được thể hiện giữa CT1.5 so với CT1.1, CT1.2, CT1.3, CT.4 (p<0,05), còn lại sự sai khác giữa các CT1.1, CT1.2, CT1.3, CT1.4 là không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) (Hình 3.3 và Bảng 3.4).

Hình 3.3. Ảnh hưởng của độ mặn đếntỷ lệ sống của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2

Như vậy có thể nói rằng: Độ mặn ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu ở giai đoạn cấp 1 đến cấp 2. Ở mức độ mặn 20÷25 ‰ nghêu đạt tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao nhất (1,89±0,03 mm;

93,71±3,80% và 1,80±0,03 mm; 96,27±3,81%). Vì thế, độ mặn thích hợp cho ương nghêu giống từ cấp 1 lên cấp 2 là từ 20÷25 ‰.

3.2. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống của nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2 của nghêu ở giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2

3.2.1. Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm

Sự biến động của các yếu tố môi trường như hàm lượng ôxy hoà tan (mg/l), nhiệt độ nước (0C) và pH trong quá trình thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 3.5. Riêng đối với độ mặn luôn luôn ổn định ở mức 20 ‰, vì nước cấp được pha ở mức 20 ‰ trước khi cấp thay nước cho các bể ương thí nghiệm. Theo tiêu chuẩn về môi trường đối với nghêu nói chung và nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) nói riêng của Trương Quốc Phú (1999), Li và cs (2010), Chien (2006) và Boyd (1990) thì các yếu tố môi trường trong thí nghiệm này không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của nghêu trong thời gian thí nghiệm.

Bảng 3.5. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường trong thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi Thời gian Max Min Trung bình ± độ lệch chuẩn Nhiệt độ (0C) 7 giờ 31,5 27,5 29,32±0,76 14 giờ 33,0 28,5 31,28±0,94 DO (mg/l) 7 giờ 6,3 4,1 5,16±0,36 14 giờ 6,8 4,5 5,46±0,38 pH 7 giờ 8,7 6,5 14 giờ 8,3 6,6

Nguyên nhân của việc hàm lượng ôxy hoà tan trong nước đo được ở mức cao và ít biến động theo ngày, là do bể ương được theo dõi, quản lý tốt

về việc thay nước và có chạy sục khí 24/24 h. Nhiệt độ nước đo được trong quá trình thí nghiệm trung bình vào buổi sáng là 29,32±0,760C (dao động 27,5÷31,50C) và trung bình vào buổi chiều 31,28±0,940C (dao động 28,5÷33,00C) (Bảng 3.5).

3.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng của nghêu+) Tăng trưởng về chiều cao +) Tăng trưởng về chiều cao

Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng về chiều cao của nghêu được thể hiện trong Bảng 3.6 và Hình 3.4. Nghêu giống được lựa chọn làm thí nghiệm có chiều cao ban đầu tương đối đồng nhất ở các công thức mật độ.

Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2

Ngày nuôi Mật độ thí nghiệm

CT1 CT2 CT3 CT4 0 ngày 0,79±0,01a 0,79±0,01a 0,78±0,01a 0,78±0,01a 7 ngày 0,93±0,03a 0,94±0,03a 0,92±0,03a 0,87±0,04a 14 ngày 1,20±0,04a 1,17±0,03a 1,10±0,03ab 1,00±0,04b 21 ngày 1,51±0,03a 1,44±0,03ab 1,33±0,02b 1,16±0,04c 28 ngày 1,92±0,03a 1,81±0,03ab 1,63±0,03b 1,35±0,03c

Ghi chú: Giá trị trình bày là giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD). Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05.

Sau 7 ngày ương, kết quả chiều cao của nghêu ở các công thức không có sai khác thông kê (p>0,05), do đây là giai đoạn mới đưa vào thí nghiệm nên nghêu cần phải thích nghi với môi trường mới. Từ ngày ương thứ 14 trở đi, kết quả tăng trưởng ở các công thức mật độ bắt đầu có sự sai khác.. Kết quả phân tích thống kê ở ngày ương 14 cho thấy, nghêu ương ở CT2.4 có chiều cao trung bình thấp nhất (1,00±0,04 mm) và sai khác có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với CT1 và CT2.2, nhưng sai khác không có ý

nghĩa thống kê (p>0,05) so với CT2.3. Chiều cao trung bình của nghêu ương ở các công thức CT2.1, CT2.2 và CT2.3 không có sự sai khác nhau thống kê (p>0,05) (Bảng 3.6 và Hình 3.4).

Ở ngày ương thứ 21, sự khác nhau càng thể hiện rõ nét hơn, chiều cao trung bình của nghêu giữa công thức CT2.1 (1,51±0,03 mm) và CT2.2 (1,44±0,03 mm) không có sự sai khác nhau về mặt thống kê (p>0,05) và lớn hơn nghêu ương ở công thức CT4 (1,16±0,04 mm). Kết quả phân tích thống kê giữa CT2.1 so với CT2.3, CT2.4 có sự sai khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05), giữa CT3 so với CT2.4 cũng có sự sai khác nhau (p<0,05) và giữa CT2.2 so với CT2.3 có sự sai khác nhau không rõ nét (p>0,05). Chiều cao của nghêu ở ngày ương thứ 28 cũng đạt kết quả tương tự như ở ngày ương thứ 21. Từ kết quả phân tích này cho thấy kích thước của nghêu càng lớn thì mức độ ảnh hưởng của mật độ lên tốc độ tăng trưởng của nghêu càng thể hiện rõ (Bảng 3.6).

Hình 3.4. Ảnh hưởng của mật độ ương đến tốc độ tăng trưởng chiều cao của nghêu Bến tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2

Từ kết quả ở Bảng 3.7 và Hình 3.5 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu khi ương từ giống giai đoạn 1 lên giống giai đoạn 2 ở các mật độ từ 15.000 con/m2 đến 30.000 con/m2 tăng nhanh ở mật độ thấp và chậm ở mật độ cao. Kết quả này tương đồng với kết quả của Chu Chí Thiết và Nguyễn Thị Kim Anh (2012) khi ương ấu trùng nghêu Bến Tre ở mật độ 5; 10 và 15 ấu trùng/lít cho thấy tốc độ sinh trưởng của ấu trùng nghêu từ giai đoạn bơi tự do sang hậu ấu trùng sau biến thái cao nhất ở mật độ thấp nhất và ngược lại [7]. Cụ thể là ở mật độ ương 15.000 con/m2 (CT2.1) nghêu có tốc độ sinh trưởng lớn nhất, đạt 3,64±0,62 %/ngày và tiếp đến lần lượt là mật độ 20.000 con/m2 (CT2.2) đạt 3,13±0,10 %/ngày, mật độ 25.000 con/m2 (CT2.3) đạt 2,55±0,39 %/ngày, ở mật độ ương 30.000 con/m2 (CT2.4) là 1,99±0,66 %/ngày ở giai đoạn 7÷14 ngày ương. Phân tích thống kê cho thấy, sự sai khác có ý nghĩa thống kê về tốc độ tăng trưởng tương đối chỉ được thể hiện giữa CT2.1 so với CT2.3 và CT2.4 (p<0,05), còn lại giữa CT2.1 so với CT2.2 không có sự sai khác (p>0,05). Kết quả phân tích ANOVA chung cho cả 28 ngày thí nghiệm thì ở các công thức thí nghiệm cũng có xu hướng tương tự như ở giai đoạn thí nghiệm 7÷14 ngày.

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2

Giai đoạn thí nghiệm (ngày) Mật độ thí nghiệm CT2.1 CT2.2 CT2.3 CT2.4 0÷7 2,33±0,35a 2,54±0,22a 2,30±0,59a 1,50±0,51b 7÷14 3,64±0,62a 3,13±0,10ab 2,55±0,39b 1,99±0,66c 14÷21 3,28±0,49a 2,97±0,14a 2,71±0,13ab 2,12±0,69b 21÷28 3,43±0,41a 3,11±0,38a 2,91±0,52ab 2,17±0,13b SGR28 (%/ngày) 3,17±0,11a 2,94±0,08ab 2,62±0,09b 1,94±0,12c

Ghi chú: Giá trị trình bày là giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn (SD). Các giá trị trong cùng một hàng có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau với p<0,05.

Hình 3.5.Ảnh hưởng của mật độ đến tốc độ tăng trưởng tương đối về chiều cao của nghêu Bến Tre giai đoạn giống cấp 1 lên giống cấp 2

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w