Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 26)

Tình hình nuôi nghêu tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, nghề nuôi nhuyễn thể xuất hiện từ những năm 1960 nhưng được phát trển mạnh mẽ trong vòng hơn 10 năm qua, đã mang lại nguồn thu lớn, không chỉ góp phần cải thiện sinh kế cho cộng đồng cư dân nghèo mà còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế cho các địa phương. Các đối tượng nuôi là hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hàu cửa sông (Crassostrea rivularis), tu hài (Lutraria philippinarum), vẹm xanh (Perna viridis) trai ngọc (Pinctada sp), trai ngọc nước ngọt (Hyriopsis sp), ngao dầu (Meretrix meretrix) và nghêu (Meretrix lyrata) ở miền Bắc. Ở miền Nam, chủ yếu nuôi 3 đối tượng là nghêu (Meretrix lyrata) ở Bến Tre, Tiền Giang và sò huyết (Anadara granosa) ở Kiên Giang và hàu tròn Belcheri

(Crassostrea belcheri) ở Cần Giờ, Đồng Nai, Vũng Tàu [8].

Theo Trương Quốc Phú (1999), nghề nuôi nghêu tại Việt Nam đầu tiên xuất hiện ở Bến Tre và Tiền Giang từ những năm 1970, xuất phát từ việc thu gom, lưu giữ nghêu ngoài tự nhiên để tiêu thụ dần, phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân trong vùng. Những năm sau 1975, nghêu bắt đầu được tiêu thụ nhiều hơn tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, năm 1982, nghêu được xuất khẩu ra nước ngoài đã thúc đẩy phát triển vùng nuôi mạnh mẽ, thu hút được nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã tham gia [6].

Hiện nay, nghêu M. lyrata được xem là đối tượng nuôi trồng thuỷ sản chủ lực ở Việt Nam, bởi nó là đối tượng có giá trị kinh tế cao, thị trường xuất khẩu rộng lớn do đã đáp ứng được tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) và chứng chỉ MSC của Hội đồng Biển Quốc tế (Marine Stewardship Council). Bên cạnh đó, kỹ thuật nuôi nghêu đơn giản, phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, nghêu là đối tượng ăn lọc, có khả năng làm sạch môi trường

và sinh trưởng tốt trong điều kiện ao đầm, nơi không chịu ảnh hưởng bởi chế độ thuỷ triều. Đây là cơ sở thúc đẩy sự phát triển, mở rộng diện tích vùng nuôi đối với đối tượng này trong thời gian tới, nhằm mục đích nâng cao sản lượng, cũng như góp phần làm sạch môi trường ao nuôi. Đến nay, tổng diện tích nuôi ngao, nghêu trên cả nước là 17.722 ha, sản lượng ước đạt 86.031 tấn [35].

Nghêu Bến Tre (M. lyrata) là một trong những đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam. Ở phía Nam, vùng khai thác và phân bố tự nhiên của nghêu khoảng 12.000 ha kéo dài dọc theo vùng ven biển từ huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) tới Cà Mau, tập trung nhất là vùng ven biển thuộc tỉnh Tiền Giang (Gò Công Đông), Bến Tre (Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú) và Trà Vinh (Cầu Ngang, Duyên Hải). Nghêu được xuất khẩu và ưa chuộng trên nhiều thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Châu Âu (Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia) với kích cỡ nghêu từ 40÷60, 50÷70 và 60÷80 con/kg. Nghêu Bến Tre được nuôi và khai thác trong khu vực được quản lý chặt chẽ, sản phẩm nghêu ngày càng được người tiêu dùng thế giới ưa chuộng không chỉ bởi giá trị dinh dưỡng trong con nghêu mà còn bởi đây là sản phẩm sạch, đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm của EU - thị trường nhập khẩu nghêu lớn nhất của Việt Nam (chiếm 73,8% thị phần xuất khẩu). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 1/1÷15/11/2009, xuất khẩu nghêu của cả nước đạt 17.624 tấn, trị giá trên 37,2 triệu USD, tăng 49,6% về sản lượng và 50,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008. Giá xuất khẩu trung bình đạt 2,11 USD/kg [28], [34].

Năm 2010, các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng do nguồn nghêu giống tự nhiên giảm, nên vùng nuôi tại khu vực cửa sông bị thu hẹp, hiện chỉ còn 19.500 ha, giảm 1.193 ha so với năm 2008. Do vậy, các tỉnh hiện đang ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản

xuất, phấn đấu đạt năng suất ít nhất 7 tấn/ha, sản lượng nghêu đạt 114.500 tấn, sò huyết đạt 25.500 tấn. Bên cạnh đó là nhân rộng mô hình “nuôi nghêu bền vững” sang những vùng có nguồn lợi nghêu phong phú; thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học về sản xuất nhân tạo giống nghêu, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của toàn vùng cũng như cung cấp cho các tỉnh khác trong nước trong những năm tới [31].

Theo Nguyễn Kim Long (2010), nhằm từng bước giúp cho nghề nuôi nghêu của Bến Tre phát triển ổn định bền vững, đồng thời hỗ trợ cho việc duy trì, phát huy lợi thế của thương hiệu nghêu Bến Tre được chứng nhận MSC. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã ban hành Quyết định số 20/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2010 quy định về sản xuất giống, ương giống, khai thác nghêu giống tự nhiên và nuôi nghêu thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bến Tre. Ví dụ: Các cơ sở sản xuất giống chỉ được bố trí giới hạn trong phạm vi các xã Thừa Đức, Thới Thuận và Thạnh Phước huyện Bình Đại; các xã Bảo Thuận, Bảo Thạnh, Tân Thủy và An Thủy huyện Ba Tri. Khu vực ương nghêu giống chỉ được bố trí giới hạn trong vùng quy hoạch nuôi thuỷ sản nước mặn, nước lợ thuộc 03 huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú. Nghêu giống khai thác tự nhiên trong tỉnh phải đạt trọng lượng tối thiểu là 0,2 g/con (5.000 con/kg). Trường hợp đặc biệt có thể khai thác nghêu giống có trọng lượng từ 0,01 g/con (100.000 con/kg) đến dưới 0,2 g/con (5.000 con/kg) nhưng phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép và nếu nghêu giống có trọng lượng nhỏ hơn 0,01 g/con (100.000 con/kg) phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh. Việc xuất bán nghêu giống khai thác từ tự nhiên phải có giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc do Hợp tác xã nghêu hoặc Ủy ban nhân dân xã sở tại cấp, đồng thời phải khai báo với cơ quan thú y tỉnh để được kiểm dịch trước khi xuất bán [28].

Nghêu bắt đầu được di nhập ra phía Bắc từ năm 1996, khi những nỗ lực của một số ngư dân Nam Định tìm kiếm một loài nuôi mới chống chịu với điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt hơn so với loài bản địa. Diện tích vùng nuôi và sản lượng nghêu nuôi tăng nhanh sau những đó và hầu hết các vùng nuôi đã chuyển sang nuôi nghêu M. lyrata thay vì ngao bản

địa M. meretrixM. lusoria. Hiện nay, tính từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh,

tổng diện tích vùng nuôi ngao, nghêu ước trên 5.000 ha. Trong đó, Nam Định có 2.500 ha, Thái Bình 800 ha, Hải phòng 600 ha và Quảng Ninh 450 ha, Thanh Hoá 200 ha. Năng suất nuôi ngao, nghêu nuôi trung bình đạt 8÷10 tấn/ha, sản lượng toàn vùng đạt 70.000÷120.000 tấn/năm [7].

Nghề nuôi nghêu ở miền Bắc đang góp phần cải thiện sinh kế, tạo công ăn việc làm cho ngư dân địa phương. Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (4/8/2010) xã Hải Lộc, một xã tiêu biểu của huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá có 205 ha nuôi ngao/nghêu, với trên 100 hộ tham gia. Sáu tháng đầu năm 2010, sản lượng nuôi ngao ước đạt 2.300 tấn, trong đó ngao giống 300 tấn, ngao thịt 2.000 tấn, đã tạo việc làm và thu nhập cho từ 800 đến 1.000 lao động địa phương. Một số hộ nuôi cũng đang dần hình thành phương thức kinh doanh mới, như thành lập công ty, tổ thu mua ngao để cung cấp cho các địa phương khác [29].

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thì hiện nay Nam Định là địa phương có diện tích nuôi ngao lớn nhất miền Bắc, với hơn 2.500 ha bãi triều thuộc hai huyện Giao Thủy và Nghĩa Hưng. Riêng xã Giao Xuân (Giao Thuỷ) có hơn 100 hộ khoanh nuôi ngao, rộng trên 250 ha ở vùng bãi triều ven biển, năng suất thường đạt 20 tấn ngao thương phẩm/ha, tổng thu đạt khoảng hơn 40 tỷ đồng/năm. Nhờ nuôi và khai thác ngao mà các xã vùng ven biển Giao Thủy và Nghĩa Hưng được thay da đổi thịt [32].

Bên cạnh những thuận lợi, nghề nuôi nghêu cũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức, đó là: diễn biến thất thường khí hậu, bệnh dịch bùng phát làm cho nghêu nuôi chết hàng loạt, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế. Theo UBND huyện Gò Công Đông, đầu tháng 4/2010, diện tích nuôi nghêu bị thiệt hại trên 70% là 927,62 ha với sản lượng thiệt hại ước khoảng 11.925 tấn, giá trị thiệt hại tại thời điểm kê khai ước khoảng 238,5 tỷ đồng. Đối với các trường hợp bị thiệt hại 50÷70 % thì diện tích bị thiệt hại là 185,15 ha với sản lượng thiệt hại ước khoảng 1.056 tấn, giá trị thiệt hại tại thời điểm kê khai là 21,12 tỷ đồng. Nguyên nhân nghêu chết đã được Phân viện nghiên cứu Thủy sản Minh Hải xác định tại khu vực biển Tân Thành là trong 100% mẫu thu được (7 mẫu) đều có sự hiện diện của ký sinh trùng đơn bào nội ký sinh Perkinsus sp, là loại ký sinh trùng thường gây chết trong điều kiện nhiệt độ và độ mặn cao. Mặt khác, tình hình thời tiết đầu năm nắng nóng, nhiệt độ và độ mặn tăng cao, gió chướng thổi mạnh liên tục kéo dài,… cũng là nguyên nhân góp phần làm nghêu nuôi bị chết hàng loạt [33].

Tình hình nghiên cứu sản xuất giống nghêu tại Việt Nam:

Ở Việt Nam, kỹ thuật sinh sản nhân tạo ngao, nghêu (Meretrix sp)

được Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I và Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II tiến hành từ năm 2003 , dựa trên việc nghiên cứu thành công kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tu hài, vẹm xanh, hàu cửa sông, điệp,... Nhưng sản lượng con giống sản xuất được còn ít, giá thành sản phẩm cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nuôi thương phẩm. Một vài kết quả nghiên cứu được tìm thấy về đối tượng nghêu: Kỹ thuật nuôi ngao, nghêu, sò huyết, trai ngọc; Đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu Meretrix lyrata; Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi nghêu Meretrix lyrata (Sowerby) đạt năng suất cao; Nuôi nghêu thương phẩm ở đồng bằng Sông Mêkông Việt Nam và tài liệu kỹ thuật sản xuất giống nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata Sowerby, 1851) [4],

[5], [6], [9]. Các tài liệu này cung cấp những thông tin, kiến thức cơ bản làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo về sinh học sinh sản, công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm,… đặc biệt sẽ áp dụng vào nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuât giống ở quy mô đại trà như mục tiêu đề ra trong đề tài.

Theo Trương Quốc Phú (1999), nghêu M. lyrata phân tính, đực cái riêng biệt. Trong quần thể tự nhiên, tỷ lệ đực/cái của nghêu thay đổi theo thời gian. Số cá thể đực tăng trong mùa sinh sản, nhưng số cá thể cái lớn hơn nhiều trong thời gian trước và sau mùa sinh sản. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ lệ giới tính cũng như tỷ lệ tuyến sinh dục lưỡng tính theo thời gian có thể là do sự khác nhau về tốc độ phát triển của tuyến sinh dục đực và cái. Thường thì tuyến sinh dục cái có thời gian phát triển dài hơn do phải tích luỹ vật chất dinh dưỡng cho quá trình tạo noãn hoàng, trong khi tuyến sinh dục đực không phải tích luỹ nhiều vật chất dinh dưỡng nên thời gian phát triển nhanh hơn. Đây là hiện tượng phát triển lệch pha ở các quần thể có số lượng cá thể lớn, đặc biệt trong thời gian sớm của mùa vụ sinh sản. Ngoài ra, trong quần thể cũng xuất hiện một số cá thể không xác định được giới tính (6,82% số mẫu phân tích), tỷ lệ này giảm trong mùa sinh sản và ngược lại. Cũng theo Trương Quốc Phú (1999), nghêu kích thước 1,6 cm (500 mg) sau 12 tháng nuôi đạt trung bình 3,5 cm, có thể thành thục và tham gia sinh sản đầu tiên. Sức sinh sản tuyệt đối của nghêu đạt từ 2.747.000 đến 4.031.000 trứng/cá thể [6].

Theo Nguyễn Hữu Phụng (1996), khi nghiên cứu về đặc điểm sinh học và kỹ thuật ương nuôi nghêu M. lyrata đã phân tích được thành phần thức ăn chính của nghêu vùng Trà Vinh là mùn bã hữu cơ chiếm 75÷90%, tảo chiếm 10÷25%. Trong thành phẩn tảo thì tảo silic chiếm 90÷95%, tảo giáp chiếm 3,3÷6,6%, còn lại là tảo lam, tảo lục, tảo vàng ánh chiếm 0,8÷1%. Kết quả nghiên cứu của Trương Quốc Phú (1999) khi nghiên cứu

về đặc điểm sinh học, sinh hoá và kỹ thuật nuôi nghêu đã xác định được thành phần thức ăn trong dạ dày nghêu tại vùng biển Tân Thành cũng cho thấy hàm lượng mùn bã hữu cơ, chiếm 78,82÷90,38%, thực vật phù du chiếm tỷ lệ 9,62÷21,18%, với 44 loài khác nhau. Trong thành phần tảo, đa số là tảo silíc Bacillariophyta (chiếm 93,18%) với một số giống thường gặp

Coscinodiscus, Cycltella, Nitzschia,… tảo giáp chiếm 2,27% và tảo lam

chiếm 4,55% [4], [6]. Đây là thông tin quan trọng, là cơ sở để nghiên cứu loại thức ăn và dinh dưỡng phù hợp cho nghêu trong việc nghiên cứu xuất giống, đặc biệt là công nghệ sản xuất ở quy mô đại trà.

Năm 2005 - 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản II đã thực hiện đề tài cấp Bộ về “Nghiên cứu các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi nghêu Bến Tre Meretrix lyrata”. Đề tài thực hiện tại 3 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang và Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả đề tài đã (i) đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội ảnh hưởng đến biến động nguồn lợi nghêu trong vùng nghiên cứu; (ii) xác định vị trí phân bố nghêu giống, nghêu bố mẹ và đặc điểm vùng phân bố; (iii) đặc điểm sinh học cơ bản nghêu giống và nghêu bố mẹ; và (iv) phối hợp với một số đơn vị khác xây dựng mô hình quản lý vùng nghêu và bản đồ GIS vùng phân bố. Cho đến nay, chưa có thêm công trình nghiên cứu nào được công bố tại Việt Nam liên quan đến kết quả nghiên cứu về sinh sản nhân tạo giống nghêu M. lyrata.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã và đang triển khai một số đề tài, dự án nghiên cứu thuộc lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ, là cơ sở khoa học và thực tiễn để hoàn thành các nội dung của đề tài này, đó là các nghiên cứu: Đề tài KC06-14NN nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm hàu cửa sông (C. rivularis) năm 2001 - 2004; Dự án tiếp nhận công nghệ sản xuất giống hàu Thái Bình Dương (C. gigas) từ Australia, năm 2002 - 2004; Dự án nhập công nghệ sản xuất giống ngao lụa (Paphia

triển khai như: Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Hầu thái Bình Dương (C. gigas) phục vụ xuất khẩu; Hoàn thiện công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm Tu Hài (Lutraria

philippnarum); Nghiên cứu công nghệ tạo đa bội thể trên hầu cửa sông

(Crassostrea rivularis) và thăm dò trên cá tra (Pangasianodon

hypophthalmus). Nhìn chung, các công trình nghiên cứu thu được kết quả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tốt, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.

Các kết quả nghiên cứu về sản xuất nhân tạo giống nghêu mặc dù mới được thành công ở quy mô thử nghiệm, nhưng do yêu cầu thực tế sản xuất nên công nghệ sản xuất giống đã được chuyển giao cho một số địa phương. Năm 2005, Trung tâm Giống Thủy sản Tiền Giang đã tiếp nhận quy trình sản xuất giống nghêu từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Kết quả thu được rất khả quan, quy trình đã tạo ra con giống cấp 1 năm 2007 là 76.271.000 (tỷ lệ 31,8%) và năm 2008 là 164.088.000 (tỷ lệ 33,2%) [36].

Năm 2006, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I đã thực hiện dự án “Chuyển giao và tiếp nhận công nghệ sản xuất giống ngao (Meretrix sp)”. Công nghệ đã được chuyển giao cho các đơn vị: Trung tâm khuyến Ngư tỉnh Thái Bình (Trại Minh Tâm, xã Đông Minh, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) và Trung tâm khuyến ngư tỉnh Nam Định (Trại Cửu Dung, xã Giao Xuân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Công nghệ chuyển giao đạt đuợc một số tiêu chí: tỷ lệ nghêu tham gia sinh sản đạt 80%, tỷ lệ thụ tinh đạt 95%, tỷ lệ thành con giống cấp 1 (1 mm) đạt 8÷10%.

Năm 2006 đến 2009, Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản Bắc Trung Bộ, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I phối hợp với Viện Nghiên cứu và Phát triển Nam Australia (SARDI), thực hiện dự án CARD

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của độ mặn, mật độ và nền đáy đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của Nghêu Bến Tre (Meretrix lyrata) từ giai đoạn giống cấp 1 lên giai đoạn giống cấp 2 trong điều kiện sản xuất (Trang 26)