* Theo dõi các yếu tố môi trường bể ương
- Các thông số môi trường như nhiệt độ (T), pH, Oxy hoà tan (DO) được theo dõi 2 lần/ngày (sáng 7÷8 giờ và chiều 14÷15 giờ). Trong đó, nhiệt độ đo bằng nhiệt kế thủy ngân; Xác định pH bằng máy đo pH điện tử (pH – Meter); DO đo bằng máy DO (YSI 52 - Mỹ).
- Độ mặn: theo dõi 1 lần/ngày, bằng khúc xạ kế Asahi.
* Phương pháp xác định tốc độ tăng trưởng:
- Đo nghêu khi bắt đầu thí nghiệm và định kì 7 ngày/lần.
- Giai đoạn đầu, dùng thước trên kính hiển vi để đo chiều dài và chiều cao vỏ của từng cá thể.
Hình 2.3. Đo kích thước nghêu
- Giai đoạn sau, dùng thước kẹp (độ chính xác đến 0,02 mm) để đo chiều cao vỏ của từng cá thể.
- Định kì (7 ngày/lần) lấy mẫu ngẫu nhiên 30 cá thể/bể ương, tiến hành đo chiều cao vỏ.
- Các công thức tính toán:
+ Tăng trưởng tuyệt đối (Absolute Growth)
AG = Wt - Wo (mm)
Trong đó:
- Wo: chiều cao ban đầu
- Wt: chiều cao tại thời điểm t thí nghiệm
- Tốc độ tăng trưởng đặc trưng/tương đối theo ngày (SGR):
SGR = (LnWt - LnW1)/t *100 (%/ngày) Trong đó: - W1: chiều cao ban đầu (mm)
- Wt: chiều cao tại thời điểm t thí nghiệm (mm) - t: ngày thí nghiệm
* Phương pháp xác định tỷ lệ sống:
- Trước khi tiến hành thí nghiệm đếm số lượng nghêu thả. - Đếm số nghêu thu được khi kết thúc thí nghiệm.
- Xác định tỷ lệ sống bằng công thức:
Số nghêu thu hoạch
Tỉ lệ sống (%) = --- x 100 Tổng số nghêu thí nghiệm