Ngày 35 ngày 45 ngày 55 ngày 65 ngày 75 ngày Thời gian sinh trưởng của cây (Ngày)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) giống m3 tại xã hưng đông, tp vinh, nghệ an (Trang 63 - 80)

chuồng và các loại phân bón lá ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triến của cây Cỏ ngọt, nhưng ở giai đoạn sau trồng 55 ngày thì mức độ ảnh hưởng biếu hiện rất rõ và có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức có mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau. Công thức VI với mức bón tăng thêm 10 tấn phân chuồng/ha và bón phân bón lá Đầu trâu 502 đã làm cho cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất với chiều cao cây đạt 33,67 cm, số cành trên cây đạt 40,00 cành/cây và

25 ngày 35 ngày 45 ngày 55 ngày 65 ngày 75 ngày Thời gian sinh trưởng của cây(Ngày) (Ngày)

449,67 cặp lá/cây. Cao hơn hẳn so với công thức I chỉ sử dụng phân nền mà không bón phân bón lá, chỉ đạt chiều cao 28,00 cm; 22,67 cành/cây và 209,40 cặp lá/cây. Đồng thời, kết quả thu được ở các chỉ tiêu theo dõi của công thức VI cũng cao hơn so với các công thức khác cùng bón một lượng phân chuồng nhưng bón các loại phân bón lá khác nhau. Điều đó chứng tỏ các loại phân bón lá khác nhau cũng ảnh hưởng đến khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây cỏ ngọt. Mặt khác, ở côngthức VI và công thức II đều bón cùng một loại phân bón lá nhưng lại bón mức phân chuồng khác nhau nên các chỉ tiêu theo dõi cũng cho sự chênh lệch nhau. Cụ thể ở công thức VI chiều cao cây đạt 33,67 cm, số cành trên cây đạt 40,00 cành/cây và

449,67 cặp lá/cây trong khi đó ở công thức II có chiều cao cây chỉ là 28,87 cm, số cành trên cây chỉ là 29,33 cành/cây và 263,87 cặp lá/cây

3.3. Anh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lả đến tình hình ra hoa của cây cỏ ngọt

Cỏ ngọt là cây trồng sử dụng thân và lá làm sản phẩm, việc kìm hãm được quá trình ra hoa, nhằm mục đích kéo dài thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, hạn chế cây chuyến sang giai đoạn phát triến, từ đó nâng cao năng suất của cây trồng.

Ket quả nghiên cứu thu được chúng tôi trình bày ở bảng 3.5.

Qua bảng 3.5 chúng tôi thấy rằng, ở thời điểm 35 ngày sau trồng giữa các công thức không biểu thị sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (p< 0,05), số cây trên các công thức đều chưa ra hoa. Các kết quả thu được về tỷ lệ cây chưa ra hoa là tương tự nhau với tỷ lệ 100%.

Thời điểm 45 ngày sau trồng thì giữa các công thức cũng không có sự sai khác về mặt thống kê (p< 0,05), số cây chưa ra hoa ở các công thức là như nhau với tỷ lệ cây chưa ra hoa ở công thức I là 97.33%; công thức IV là 98,40%; công thức V là 98,20%; các công thức còn lại số cây chưa ra hoa đạt tỷ lệ là 100%. Như vậy, ở thời điểm sau trồng 35 ngày và 45 ngày giữa các công thức khác nhau không có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê, kết quả này có thế được giải thích là do trong giai đoạn đầu cây đang trong thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng mạnh, ảnh hưởng của các mức bón

phân chuồng và các loại phân bón lá đến cây chưa thể hiện rõ, do đó ở các công thức không có sự sai khác nhau và số lượng cây chưa ra hoa giao động trong khoảng 98,20% - 100%.

Ở thời điểm sau trồng 55 ngày ở các công thức có các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau thì tình hình số cây chưa nở hoa cũng khác nhau. Ket quả theo dõi cho thấy mức độ ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá thể hiện rõ và cao nhất là ở công thức II, VI và VII với tỷ lệ 100%

cây chưa nở hoa. Thấp nhất là ở công thức I có 86,67% cây chưa nở hoa. Theo phân tích thống kê thì công thức I tương đương với công thức III, IV và V. Các công thức

VIII, IX tương ứng với tỷ lệ cây chưa nở hoa là 93,60% và 91,83%, nằm ở mức trung bình. Như vây, ở thời điếm này giữa các công thức đã có sự sai khác về mặt ý nghĩa thống kê (p< 0,05), chứng tỏ các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đã ảnh hưởng tới quá trình phân hóa mầm hoa và ra hoa ở các công thức thí nghiệm.

Bảng 3.5. Ánh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến tình

hình ra hoa trên cây

Ớ thời điếm sau trồng 65 ngày và 75 ngày theo dõi mức độ ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá thể hiện rõ rệt ở trên tất cả các công thức và biếu hiện sự sai khác về mặt phân tích thống kê (p< 0,05). Trong đó, ở công thức VI sau 65 ngày trồng vẫn cho 100% số cây theo dõi chưa ra hoa, còn các công thức còn lại đã có nhiều cây ra hoa. Sau 75 ngày trồng thì số cây chưa ra hoa nhiều nhất là ở công thức VI với 95,83%, ít nhất là ở công thức I chỉ còn 51,67% cây chưa ra hoa. Theo phân tích thống kê cho thấy ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá tốt nhất ở công thức VI, sau đó đến công thức

VII, công thức VIII và IX cho kết quả tương đương nhau, thấp nhất là ở các công thức I, II, III, rv và V. Điều đó chứng tỏ các mức bón phân chuồng cũng ảnh hưởng tới quá trình phát triển của cây cỏ ngọt và các loại phân bón lá

Công thức Thời gian sau trổng

35 ngày 45 ngày 55 ngà 65 ngày 75 ngày I 100a 97,33a 86,6 7c 76,60e 51,67g II 100a 100a 10 0a 95,83b 68,33d III 100a 100a 89,1 7c 79,17C 65,83d IV 100a 98,40a 82,4 3c 71,83e 57,60e V 100a 98,20a 81,7 7c 68,80c 52,47c VI 100a 100a 10 0a 100a 95,83a VII 100a 100a 10 0a 92,40° 84,33b VIII 100a 100a 93,6 0b 84,43d 76,47° IX 100a o © 91,8 3b 87,67d 71,67c LSD0.05 0.00 3,49 4,8 1 4,49 6,39 cv% 0.00 0,3 0,5 1,0 1,2

cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Có thể thấy rõ hơn tỷ lệ cây chưa ra hoa được biểu hiện qua đồ thị sau đây:

các công thức thí nghiệm Qua đồ thị ta thấy số cây chưa ra hoa biểu hiện giảm dần theo thời gian sinh trưởng của cây, thời gian sinh trưởng càng dài thì số cây ra hoa càng tăng nhiều hơn và nó biếu hiện rõ sự khác nhau giữa các công thức thí nghiệm. Từ 65 ngày đến 75

ngày cây ra hoa mạnh nhất ở công thức I và II, còn các công thức khác tỷ lệ cây nở hoa tăng dần đều từ đầu cho đến cuối thời kỳ sinh trưởng. Như vậy, sự ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt là rất lớn. Chúng tôi nhận thấy rằng trên công thức VI có các chỉ tiêu sinh trưởng mạnh thì ra hoa muộn hơn và ngược lại trên các công thức thí nghiệm khác có cây sinh trưởng kém thì ra hoa sớm hơn.

3.4. Anh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến năng suất cây Cỏ ngọt

Năng suất cây trồng là kết quả tổng hợp tất cả các quá trình hoạt động trao đổi

chất, áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc vào cây trồng dưới sự ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết và khí hậu. Năng suất cây trồng được thế hiện thông qua năng suất cá thể (NSCT), năng suất lý thuyết (NSLT) và năng suất thực thu (NSTT). Tiến hành thu hoạch và cân khối lượng sản phẩm lúc thu hoạch thu được kết quả ở Bảng 3.6.

Qua các kết quả thu được trên Bảng 3.6 cho thấy, năng suất cá thể ở các công thức không giống nhau, từ công thức II đến công thức V có sự giảm dần và tăng cao ở công thức VI, từ công thức VI đến công thức IX lại cũng giảm dần. Năng suất cá thê của cây cỏ ngọt ở công thức VMX cao hơn ở công thức IRV. Khi bón phân chuồng giảm đi 10 tấn/ha và tăng 10 tấn/ha so với đối chứng thì cây cỏ ngọt cho năng suất khác nhau. Cụ thế ở công thức II, III, IV và V đều cho năng suất cá thể tương đối thấp, thấp nhất là công thức V chỉ có năng suất cá thế 126,40 g/cây, thấp hơn hăn so với công thức IX (140,40g/ cây), ở công thức bón cùng loại phân bón lá nhưng bón lượng phân chuồng khác nhau. Năng suất cá thể cao nhất là ở công thức VI đạt 165,24g/ cây và thấp nhất là ở công thức I với mức 11 lg/cây. Các công thức cùng bón một mức phân chuồng như nhau nhưng bón các loại phân bón lá khác nhau cũng cho năng suất cá thế khác nhau.

Năng suất lý thuyết phản ánh tiềm năng năng suất của một giống. Năng suất lý thuyết được quyết định bởi năng suất cá thể. Với điều kiện thực tế, ở các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau thì năng suất lý thuyết biến động từ 12,21 tấn/ha^-18,18 tấn/ha. Các số liệu trên Bảng 3.7 cho thấy ở công thức không bón loại phân bón lá nào thì năng suất lý thuyết là thấp nhất (12,20 tấn/ha) và đạt cao nhất ở công thức VI (18,18 tấn/ha), sự chênh lệch giữa 2 công thức I và công thức VI là lớn nhất (5,97 tấn/ha). Theo các tài liệu thì năng suất của giống cỏ ngọt M3 có thế đạt năng suất >20 tấn/ha, tuy nhiên đế đạt được năng suất đó thì điều kiện trồng phải tối ưu. Năng suất lý thuyết của cỏ ngọt M3 ở công thức VI có sự sai khác rõ rệt với các công thức còn lại (P<0,05).

Bảng 3.6. Ánh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến năng

Năng suất thực thu là lượng sản phấm thu được trên một đơn vị diện tích. Năng suất thực thu của cỏ ngọt M3 trong thí nghiệm của chúng tôi là tương đối cao. Công thức VI đạt năng suất cao nhất là 13,60 tấn/ha và sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại (P<0,05). Năng suất thực thu của các công thức II, VIII và IX sai khác không có ý nghĩa, năng suất thực thu ở các công thức là tương đương nhau tương ứng là 11,30; 11,70; 11,20 tấn/ha. Qua các số liệu trên Bảng 3.9 còn cho thấy, năng suất thực thu thấp hơn khá nhiều so với năng suất lý thuyết. Điều này có thể do các cá thể trong công thức có độ đồng đều chưa cao và năng suất thực thu còn bị hạn chế bởi các yếu tố trên đồng ruộng như: Sâu bệnh, yếu tố môi trường, hạn hán,....

Như vậy, công thức VI với mức bón 40 tấn phân chuồng/ha và phun phân bón lá Đầu trâu 502 đã cho năng suất thưc thu và năng suất lý thuyết cao nhất, NSTT đạt được là 13,60 tấn/ha và NSLT đạt 18,18 tấn/ha.

Công thức Năng suât cả thê (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(g/cây)

Năng suất lý thuyết Năng suất thực thu (tấn/ha) (tấn/ha) I 111,00C 12,20c 9,30° II 138,60c 15,25b 1 l,20b III 132,00c 14,52b 10,80b IV 129,20c 14,21b 10,30c V 126,40c 13,90b 9,70° VI 165,24a 18,18a 13,60a VII 151,00b 16,61a 12,50a VIII 147,36b 16,21a 1 l,70b IX 140,40c 15,44b 1 l,20b LSDo.o5 8,21 2,44 1,43 cv% 2,20 9,40 7,50

(Trong cùng cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau vói p<0,05)

Có thế thấy rõ ảnh hưởng của các mức bón phân phân chuồng và các loại phân bón lá đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu qua biểu đồ sau:

Các công thức thí nghiệm

Biểu đồ 3.5. So sánh NSLT và NSTT ỏ’ các mức bón phân phân chuồng và các loại

phân bón lá khác nhau

3.5. Anh hưởng của mức bón phân phân chuồng và các loại phân bón lá đến khả năng tích lũy chất khô của cây cỏ ngọt

Cây Cỏ ngọt sử dụng chủ yếu là sản phẩm khô, do vậy khả năng tích lũy chất khô trong cây là chỉ tiêu quan trọng, tích lũy chất khô càng lớn càng có lợi cho sản xuất. Qua kiếm soát thí nghiêm chúng tôi đã thu được kết quả tích lũ chất khô của Cỏ ngọt M3 như trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Ánh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến tích

lũy chất khô 20

Qua số liệu trên Bảng 3.7 ta thấy, ở các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau thì khả năng tích lũy chất khô là khác nhau. Mức tích lũy chất khô giữa các công thức VI, VII, VIII và IX sai khác không có ý nghĩa (P<0,05), các kết quả thu được về tỷ lệ khô/tươi là ngang nhau. Ớ công thức VI là 25,48%, công thức VII là 24,30%, công thức VIII là 24,29 và công thức IX là 24,07%; Các công thức này sai khác có ý nghĩa so với các công thức còn lại.

Công thức

Khối lượng tươi (g/cây)

Khối lượng khô (g/cây) Tỷ lệ khô/tươi (%) I 111,00° 20,90° 18,83d II 138,60c 32,40b 23,38b III 132,00c 29,30° 22,20° IV 129,20c 27,50° 21,28c V 126,40c 25,80° 20,4 ld VI 165,33a 42,10a 25,48a VII 151,00b 3ố,70a 24,30a VIII 147,33c 35,80b 24,29a IX 140,40c 33,80b 24,07a LSDQ.05 8,09 5,84 1,60 cv% 2,20 5,20 4,10

(Trong cùng cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì ldiác nhau với p<0,05)

Thấp nhất về khả năng tích lũy chất khô là ở công thức I với tỷ lệ là 18,83%. Qua phân tích thông kê cho ta thấy, công thức I tương đương với công thức V nằm ở mức thấp nhất, mặc dù ở công thức I bón đầy đủ phân chuồng nhưng không được bón bổ sung phân bón lá định kỳ và ở công thức V có bón bố sung phân bón lá nhưng lại giảm đi lượng phân chuồng 10 tấn/ ha. Song ở các công thức II, III, IV cũng đều giảm lượng phân chuồng 10 tấn/ ha nhưng lại cho kết quả phân tích khác nhau và khác hẳn với công thức V. Điều đó chứng tỏ các loại phân bón lá khác nhau cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ khô/ tươi ở các công thức thí nghiệm. Tốt nhất phân bón lá đầu trâu 502 (30: 10: 10) bón trên công thức II, sau đó đến phân bón lá MĐ 101, HVP 1001S (20-20-15) trên công thức III và IV, cuối cùng là phân bón lá GROWMORE 30-10-10 +TE trên công thức V. Nhưng cũng dùng bốn loại phân bón lá này trên công thức VI, VII, VIII và IX thì không cho kết quả sai khác khi phân tích thống kê, mà ở trên bốn công thức này bón lượng phân chuồng tăng lên so với đối chứng 10 tấn/ ha. Như vậy, phân chuồng cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ khô/ tươi của cây cỏ ngọt.

5 -

0 H———I———I———I———I———I———I———I———I——

T TT TTT ĨV V VT VTT vm IX

Các công thức thí nghiệm

Biêu đồ 3.6. Tỷ lệ khô/ tươi ở các mức bón phân phân chuồng và các loại phân bón

lá khác nhau 25 - '6 3 □ Tỷ lệ khô/tươi (%) «o 15" 1 0 -

Nhìn vào biếu đồ 3.6 ta thấy tỷ lệ khô/ tươi ở công thức VI là cao nhất, cao hơn so với các công thức cùng bón một mức phân chuồng như nhau. Công thức II cũng có tỷ lệ khô/ tươi cao hơn so với công thức III, IV, và V. Chứng tỏ loại phân bón lá đầu trâu 502 (30: 10: 10) là loại tốt nhất khi sử dụng phun định kỳ cho cây cỏ ngọt, các loại phân bón lá khác khi sử dụng cho cây cỏ ngọt cũng cho năng suất cao, cho tỷ lệ khô/ tươi cao khi được bón lót đầy đủ lượng phân chuồng, cụ thể trong thí nghiệm này là mức 40 tấn phân chuồng/ ha. Sở dĩ như vậy là do khi cây được bón đầy đủ lượng phân chuồng và phun phân bón lá định kỳ sẽ cung cấp đầy đủ nhất chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời cải tạo đât, cải tạo hệ vi sinh vật đất làm cho cây dễ dàng sử dụng các loại dinh dưỡng trong đất. Từ đó cây luôn sinh trưởng mạnh, chống chịu sâu bệnh tốt và cho hàm lượng chất khô/ tươi cao nhất.

3.6. Anh hưởng của mức bổn phân chuồng và các loại phân bón lả đến tình hình phát triến của cây san lứa thu hoạch đần tiên

Cỏ ngọt là loại cây trồng một lần và cho thu hoạch nhiều lứa. Khả năng cho năng suất ở lứa thu hoạch lần sau phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bật mầm của cây sau lứa thu hoạch lần đầu tiên. Cây có mầm gốc càng lớn thì cây cho sinh trưởng tốt, khả năng chống đỗ tốt và có khả năng cho năng suất cao. Qua điều tra và đo đếm sau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) giống m3 tại xã hưng đông, tp vinh, nghệ an (Trang 63 - 80)