3.1. Anh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến tỷ lệ sổng và sinh chồi nách của cây con
Cỏ ngọt là loài cây dễ trồng, dễ nhân giống, có thể nhân giống hữu tính bằng hạt và có thế nhân giống vô tính bằng giâm cành. Tuy nhiên, nhân giống bằng hạt có tỷ lệ nảy mầm thấp, công tác thu hạt giống gặp nhiều khó khăn, cây con ở giai đoạn đầu sinh trưởng kém, do đó để khắc phục nhược điểm nhân giống hữu tính bằng hạt thì ở Việt Nam người ta sử dụng nhân giống vô tính bằng giâm cành. Phương pháp giâm cành dễ tiến hành, cho hệ số nhân giống cao, chỉ cần giâm trong vườn ươm 17-5-18 ngày là có thể mang đi trồng được và đạt tỷ lệ sống rất cao. Cây con sau khi được lấy từ vườn ươm đem ra trồng khả năng sống càng cao thì càng thuận lợi cho việc chăm sóc cây được đồng đều, dễ dàng hơn và năng suất thực thu càng cao.
Qua các kết quả thu được trên Bảng 3.1 ta thấy tỷ lệ sống ở giai đoạn cây con là tương đối cao. Tỷ lệ sống của cây con thấp nhất ở công thức I là 90,50% và cao nhất ở công thức IV là 91,50%. Tuy nhiên, giữa các công thức sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Chứng tỏ ở giai đoạn từ khi trồng đến 10 ngày, các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con.
Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm là tương đối cao, bởi vì thời điểm đem trồng vào cuối tháng 2 thời tiết khá thuận lợi và chất lượng cây giống khá tốt. Như vậy, để đảm bảo cho cây cỏ ngọt còn có tỷ lệ sống cao và sức sống tốt thì cần đảm bảo được các điều kiện như chất lượng cây giống và thời điểm đưa ra trồng.
Thời điểm sau trồng từ 7 ngày đến 10 ngày là thời gian mà cây sinh chồi nách mạnh nhất. Những cây có chồi nách càng sát mặt đất thì cây sinh trưởng càng mạnh, khả năng chống đổ tốt góp phần tăng năng suất của cây sau này. Qua Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ cây sinh chồi nách ở công thức I là 46,00%; công thức II là 45,50%; các công thức III, IV và V tương ứng là 40,50%; 44,30% và 44,10%. Cao nhất là công thức I, thấp nhất là công thức III, các công thức còn lại tỷ lệ sinh chồi nách chênh lệch nhau không lớn lắm. Qua phân tích thống kê chúng tôi thấy, tỷ lệ cây sinh chồi nách không có sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê giữa các công thức, tỷ lệ cây sinh
chồi nách ở các công thức là ngang nhau.
Qua theo dõi, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1:
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến tỷ lệ
Như vậy, trong thời gian theo dõi 10 ngày sau trồng thì phân chuồng và các loại phân bón lá đã không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tỷ lệ sinh chồi nách của cây cỏ ngọt con.
3.2. Anh hưởng của mức bón phân chuồng và phân bón lá đến sự sinh trưởng, phát triển của cây cỏ ngọt
Cỏ ngọt là cây trồng sử dụng thân lá làm sản phẩm, do đó sự sinh trưởng và phát triển của cây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây. Sự sinh trưởng cây cỏ ngọt chúng tôi theo dõi được thể hiện qua 3 chỉ tiêu: Chiều cao cây, số cành trên cây và số cặp lá trên cây.
3.2.1. Anh hưởng của mức bón phân chuồng và phân bón lả đến sinh trưởng
của chiều cao cây
sống và khả năng sinh chồi nách của cây con
Công thức Tỷ lệ sổng (%) Tỷ lệ cây sinh chồi nách (%)
I 90,50a 46,00a II 91,00a 45,50a III 90,60a 40,50a IV 91,50a 44,30a V 90,70a 44,10a VI 90,80a 43,20a VII 91,13a 42,70a VIII 91,20a 44,20a IX 90,60a 42,60a LSDO,O5 1,55 5,60 cv% 1,00 1,60
Đối với cây trồng nói chung và cây cỏ ngọt nói riêng, các bộ phận trên cây là một thể thống nhất. Thân cây là cơ quan nối liền các hoạt động của bộ phận dưới mặt đất và trên mặt đất. Thân cỏ ngọt có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây, là tiền đề cho các bộ phận khác phát triển. Thân cỏ ngọt là nơi vận chuyển vật chất trung gian từ rễ tới cành, lá, hoa đồng thời vận chuyển các sản phẩm đồng hóa từ lá để tổng hợp nên các hợp chất trong cây. Do đó sự tăng trưởng về chiều cao cây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất. Nếu thân chính có chiều cao lớn thì số cành và số lá trên thân nhiều là tiền đề cho năng suất cao về sau. Ngược lại, chiều cao thân chính thấp dẫn tới số cành, số lá trên cây ít, sẽ ảnh hưởng tới năng suất của cây khi thu hoạch. Do vậy, việc sử dụng loại phân bón qua lá phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt là rất quan trọng và cần thiết. Với các công thức bón phân phân chuồng và phân bón lá khác nhau thì động thái sinh trưởng về chiều cao của cây cỏ ngọt trong thí nghiệm này cũng chịu ảnh hưởng khác nhau,
chúng tôi đã thu thập số liệu và trình bày ở Bảng 3.2.
Các kết quả thu được trên Bảng 3.2 cho thấy, ở các mức bón phân chuồng và phân bón lá khác nhau thì sự tăng trưởng của chiều cao cây có khác nhau và chiều cao cây tăng dần theo thời gian trồng và tăng nhanh nhất là thời điểm 35+55 ngày sau trồng. Cụ thể:
Ớ thời điểm 25 ngày sau trồng chiều cao cây ở các mức bón phân không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê, chiều cao cây ở các công thức bón là ngang nhau. Có nghĩa là thời gian này phân chuồng và phân bón lá chưa ảnh hưởng đến chiều cao cây. Chiều cao cây trung bình cộng ở các công thức là 4,22 cm, trong đó công thức III có chiều cao cây thấp nhất là 3,96 cm, công thức VII có chiều cao cây cao nhất là 5,03 cm.
Ớ thời điếm sau trồng 35 ngày chiều cao cây ở các mức bón phân chuồng và phân bón lá cũng chưa có sự sai khác có ý nghĩa, như vậy phân chuồng và phân bón lá chưa ảnh hưởng chiều cao cây ở thời gian này. Ket quả thu được về chiều cao cây gữa các công thức thí nghiệm chênh lệch nhau không lớn lắm. Cụ thể ở công thức I có chiều cao cây là 6,97 cm, đây là công thức có chỉ số chiều cao cây thấp nhất, chiều cao cây cao nhất là công thức VI (8,23 cm), còn lại các công thức đều có chiều cao cây
tương đương nhau.
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của mức bón phân chuồng và phân bón lá đến quá trình tăng
trưởng chiều cao cây
(đơn vị tính: cm)
Như vậy, giai đoạn cây sau trồng 25 ngày và 35 ngày ở các công thức không có sự khác chưa đáng kể, chiều cao cây cỏ ngọt ở các công thức thí nghiệm là ngang
Công thức
■ Thời gian sau trồng
25
ngày 35 ngày 45 ngày 55 ngày Ố5 75
I 4,23a 6,9T 13,10c 19,33° 23,20b 28,00b ĨI 4,23a 7,53a 14,00b 19,63° 23,00b 28,87b III 3,96a 7,47a 14,33b 19,33° 22,13b 27,13b IV 4,10a 7,23a 14,00b 19,73° 21,53b 26,53b V 4,20a 7,30a 14,47b 19,13° 21,40b 25,27b VI 4,07a 8,23a 16,23a 24,73a 29,00a 33,67a VII 5,03a 7,70a 15,57b 22,73b 25,47a 31,06a VIII 3,97a 7,47a 14,93b 22,87b 25,53a 30,13a IX 4,23a 7,00a 15,47b 22,47b 25,13a 29,93a LSDQ.05 0,91 1,23 0,69 0.94 4,12 4,19 cv% 4,80 4,40 4,20 2,6 2,00 1,90
(Trong cùng cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì khác nhau vói p<0,05)
nhau. Qua đó chứng tỏ, ở giai đoạn đầu các mức bón phân chuồng và phân bón lá chưa ảnh hưởng đến sự tăng trưởng chiều cao cây, điều này có thể do trong giai đoạn đầu sinh trưởng cây hấp thụ phân chuồng và phân bón lá ở mức thấp.
Thời điểm sau trồng 45 ngày chiều cao cây của cỏ ngọt giữa các công thức đã có sự sai khác nhau. Thời điếm này, chiều cao cây ở công thức VI cao nhất với chiều cao là 16,23cm và thấp nhất là công thức I với chiều cao là 13,10cm. Công thức II, III, IV, V và công thức VII, VIII, IX sai khác không có ý nghĩa thống kê, nhưng có sự sai khác so với các công thức I, và VI (P<0,05). Có thế thấy rõ hơn sự tăng trưởng của chiều cao cây qua đồ thị 3.1:
Biêu đồ 3.1. Ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón qua lá
đến tăng trưởng chiều cao của cây. Thời gian sinh trưởng của cây (ngày)
Vào các thời điểm đo 55 ngày, 65 ngày và 75 ngày sau trồng sự sai khác về tăng trưởng chiều cao cây cỏ ngọt của giữa các công thức thí nghiệm rất rõ rệt và có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Qua bảng 3.3 ta thấy được mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau thì sự tăng trưởng của chiều cao cây là khác nhau. Cao nhất là ở công thức VI với chiều cao cây sau 75 ngày trồng là 33,67cm vàthấp nhất là ở công thức I với chiều cao là 28,00cm. Giữa công thức III, IV, V và
VII, VIII, IX sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong khoảng thời gian sau trồng 35+55 ngày chiều cao cây tăng nhanh nhất và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các công thức cũng khác nhau, công thức V với mức tăng là 1 l,83cm; công thức IX tăng 15,47cm và cao nhất là ở công thức VI với mức tăng 16,5cm. Thời điểm 55-^65 ngày sau trồng thì tốc độ tăng chiều cao cây giảm xuống so với thời điếm 35-^55 ngày sau trồng với mức tăng ở công thức V là 2,27 cm, công thức IX là 2,66 cm và cao nhất vẫn là ở công thức VI với mức tăng là 4,27 cm. Qua đây cho thấy, phân chuồng và các loại phân bón lá có ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và ảnh hưởng rõ rệt ở giai đoạn cuối thời gian sinh trưởng của cây, điều này có thế do vào cuối giai đoạn sinh trưởng của cây thì nhu cầu dinh dưỡng của cây là rất lớn. Ở giai đoạn này bộ rễ, thân cành, lá của cây đã phát triển hoàn thiện nên khả năng hô hấp cũng như tổng hợp các chất đã tốt hơn, cùng với việc kết hợp bón các loại phân qua lá làm tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng của cây. Do đó,ở giai đoạn sau mức độ ảnh hưởng của các loại phân đến chiều cao cây là rất lớn, ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng về chiều cao cây ở giai đoạn sau lớn hơn so với ở giai đoạn trước nên có sự sai khác rõ rệt giữa các công thức. Như vậy, qua phân tích trên cho thấy ở giai đoạn đầu phân chuồng và các loại phân bón lá chưa ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng về chiều cao cây, nhưng ở giai đoạn sau phân chuồng và các loại phân bón lá lại ảnh hưởng rất lớn. Công thức V với mức bón phân chuồng giảm 10 tấn/ha, mặc dù có sử dụng phân bón lá nhưng cây tăng trưởng chiều cao kém nhất với 25,27cm. Cao nhất là công thức VI sử dụng mức phân chuồng 40 tấn/ha và sử dụng phân bón lá Đầu trâu 502 đã đạt chiều cao cây lớn nhất
33,67 cm.
3.2.2. Anh hưởng của mức bón phân chuông và các loại phân bón lả đên sô
cành trên cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Cành cây cỏ ngọt kết hợp với thân chính đế tạo nên bộ khung cho cây. Trên thực tế sự phát triển của số cành có ảnh hưởng tới năng suất của cây cỏ ngọt sau này. Cành cỏ ngọt sinh trưởng, phát triến phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc, đặc biệt phụ thuộc rất lớn vào các loại phân bón cho cây. Theo dõi sự tăng lên của số cành trên cây thấy rõ được mức ảnh hưởng của phân chuồng và các loại phân bón lá đến sự hình thành số cành trên thân và thu được kết quả ở Bảng 3.3.
Các kết quả trên Bảng 3.3 cho thấy, ở các công thức bón phân phân chuồng và các loại phân bón lá khác nhau thì thì số cành trên cây của cỏ ngọt cũng khác nhau và số cành trên cây tăng dần theo thời gian sinh trưởng của cây.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến số
cành/cây qua các giai đoạn sinh trưởng
Ở thời điểm 25 ngày sau trồng giữa các công thức không biểu thị sự sai khác có ý nghĩa thống kê về số cành trên cây cỏ ngọt, như vậy phân chuồng và các loại phân bón lá đã không ảnh hưởng đến số cành trên cây ở thời điểm 25 ngày sau trồng. Các kết quả thu được về số cành trên cây ở các công thức gần tương đương nhau, trung bình 2,83 cành/cây. số cành thấp nhất là ở công thức II, V chỉ có 2,40 cành/ cây, cao nhất là ở công thức IX có 3,47 cành/ cây.
Thời điếm 35 ngày sau trồng thì giữa các công thức thí nghiệm chênh lệch về số cành trên cây không lớn lắm, số cành ở các công thức thí nghiệm tăng lên không nhiều, số cành đạt trung bình là 4,26 cành/cây. Điều này cho thấy ở giai đoạn 35 ngày sau trồng số cành trên cây cũng chưa chịu sự ảnh hưởng nhiều của các mức bón phân
Công thức Thời gian sau
trồng
25 ngày 35
ngày 45 ngày 55 ngày 65 ttgờy 75 «gạy
I 2,67a 3,80a 15,60 b 17,07b 18,87c 22,67d II 2,40a 3,67a 14,66 b 19,40b 24,13b 29,33c III 2,87a 4,07a 14,93 b 17,73b 22,13b 27,07c IV 2,93a 4,20a 15,20 b 17,93b 21,53b 25,00° V 2,40a 4,13a 15,07 b 17,93b 22,00b 24,60° VI 3,00a 5,20a 17,73 a 23,27a 32,50a 40,00a VII 3,07a 4,67a 17,20 a 22,00a 30,93a 36,80b VIII 2,73a 4,40a 16,87 a 21,47a 30,27b 34,93b IX 3,47a 4,20a 16,73 a 21,00a 29,00b 33,00b LSD0.05 1,56 1,85 1,57 2,53 1,77 2,69 cv% 9,50 8,60 3,00 2,10 2,20 2,00
(Trong cùng cột, các số liệu có chữ cái mũ khác nhau thì ldiác nhau với p<0,05)
chuồng và các loại phân bón lá. số cành trên cây ở công thức II vẫn đạt thấp nhất, chỉ có 3,67 cành/cây, số cành cao nhất là ở công thức VI với 5,20 cành/cây. Như vậy, ở thời điểm sau trồng 25 ngày và 35 ngày giữa các mức phân bón khác nhau không có sự sai khác có ý nghĩa về số cành trên cây, điều này có thể do trong giai đoạn đầu khả năng hấp thụ phân chuồng và các loại phân bón lá của cây còn thấp, nên ảnh hưởng của phân chuồng và các loại phân bón lá đến cây chưa thể hiện rõ, do đó giữa các công thức không có sự sai khác có ý nghĩa về số cành/cây và số lượng cành trên cây giao động ở mức thấp từ 1 - 2 cành/cây.
Thời điểm sau trồng 45 ngày trở đi, giữa các công thức đã có sự sai khác rõ rệt về số cành/cây. Sau trồng 45 ngày cây bắt đầu tăng nhanh về số lượng cành/cây, tăng nhanh nhất là công thức VI và VII, đã tăng 12,53 cành/cây so với số cành ở 35 ngày sau trồng, tăng chậm nhất là ở công thức II, chỉ tăng được 10,99 cành/cây. Trong giai đoạn này, số cành trên cây cao nhất vẫn ở công thức VI, đã đạt tới 17,73 cành/cây và thấp nhất là ở công thức II chỉ có 14,66 cành/cây. Các công thức còn lại có số cành dao động từ 14,93-M 7,20 cành/cây. Nhìn chung, công thức VI có số cành cao nhất, sau đó số cành giảm dần ở các công thức VII, VIII, và IX.
Có thế thấy rõ hơn ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến số cành trên cây thông qua đồ thị sau:
Biêu đồ 3.2. Ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón qua lá đến số cành trên cây.
Số lượng cành tăng nhanh trong giai đoạn từ 55 đến 75 ngày sau trồng và đây là giai đoạn có số cành trên cây tăng trưởng nhanh nhất trong suốt quá thí nghiệm. Trong 20 ngày theo dõi từ sau trồng 55 đến 75 ngày số lượng cành tăng lên ở các công thức rất khác nhau và thấy rõ mức sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05) giữa công thức VI và các công thức còn lại. Mức tăng số lượng cành/cây cũng biếu hiện khác nhau trên các công thức thí nghiệm. Công thức I giao động từ 17,07^-22,67 cành/cây, tăng 5,60 cành/cây. Đây là công thức có số cành tăng lên trong 20 ngày thấp nhất, là