ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHẢP NGHIÊN cửu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) giống m3 tại xã hưng đông, tp vinh, nghệ an (Trang 47 - 51)

2.1. Đổi tượng nghiên cứu

- Cây cỏ ngọt. Giống M3 (Minota 3) là loại cây giống có khảnăng sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp trên nhiều loại đất canh tác, đặc biệt là trênloại đất cát pha. Giống cỏ ngọt Minota 3 là loại cây có sức sống cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi tốt trong điêu kiện canh tác gặp nhiều khó khăn như mưa gió...

2.2. Vật liệu nghiên cứu

- Phân chuồng:

Phân chuồng hoai mục, vôi bột (CaO), phân NPK (15:15:15), đạm Urê (46% N), kaki clorua (K20 60%).

- Phân bón qua lá gồm có:

+ Phân bón lá đầu trâu 502 (30 : 12 : 10) + Phân bón lá MĐ 101 (K-Humat 18.000ppm) + Phân bón lá HVP 1001S (20-20-15)

+ Phân bón lá GROWMORE 30-10-10 +TE

2.3. Thời gian và địa đỉêm nghiên cứu

- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Xuân-Hè năm 2012. Ngày tiến hành trồng cây: 25/02/2012

Ngày thu hoạch: Sau thời gian trồng từ 75+80 ngày.

xã Hưng Đông- TP. Vinh - tỉnh Nghệ An.

2.4. Nội dung nghiên cứu

- Ánh hưởng của mức bón phân chuồng kết hợp với phân bón lá đến các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của cây có ngọt.

- Ánh hưởng của các mức bón phân chuồng kết hợp với phân bón lá đến năng suất của cây cỏ ngọt.

- Ánh hưởng của mức bón phân chuồng kết hợp với phân bón lá đến khả năng bật mầm của cây sau thu hoạch.

2.5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Công thức thí nghiệm

+ Thí nghiệm gồm 9 công thức

+ Công thức nền (ĐC): Gồm phân chuồng: 30 tấn, phân NPK (13:13:13): 200 kg, vôi bột: 600 kg, phân đạm (N): 20 kg/ha, phân kali (K20): 20 kg/ha. (Khối luựng

phân bón quy thành ha)

* Công thức I (CT1): 30 tấn phân chuồng + 0 phân bón lá

* Công thức II (CT2): 20 tấn phân chuồng + phân bón lá đầu trâu 502 (30 : 12 :

10).

* Công thức III (CT3): 20 tấn phân chuồng + phân bón lá MĐ 101 (K-Humat 18.000ppm).

* Công thức IV (CT4): 20 tấn phân chuồng + phân bón lá HVP 1001S (20-

20-15)

* Công thức V (CT5): 20 tấn phân chuồng + phân bón lá GROWMORE 30- 10- 10+TE.

.* Công thức VI (CT6): 40 tấn phân chuồng + phân bón lá đầu trâu 502 (30 : 12

: 10).

* Công thức VII (CT7): 40 tấn phân chuồng + phân bón lá MĐ 101 (K- Humat 18.000ppm).

20-15)

* Công thức IX (CT9): 40 tấn phân chuồng + phân bón lá GROWMORE 30- 10-10+TE.

- Sơ' đồ bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo RCB (khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh) với 9 công thức và 3 lần nhắc lại. số ô thí nghiệm: 27 ô.

+ Diện tích mỗi ô thí nghiệm là 1,2m * 5 m = 6 m2

+ Tổng diện tích: 162 m2 không kể diện tích bảo vệ.

+ Thí nghiệm được bố trí theo sơ đồ sau:

Trong đó: I, II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX là công thức thí nghiệm a, b, c là các lần nhắc lại

- Phương pháp thí nghiệm

Phân chuồng và vôi bột được bón cùng với quá trình làm đất, các loại phân NPK, đạm ure, kali clorua được bón theo quy trình kỹ thuật. Các loại phân bón lá thí nghiệm được phun sau khi trồng 2 ngày và phun định kỳ 10 ngày một lần.

b. Phương pháp xác định các chỉ số, thu số liệu

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triến

Mỗi ô thí nghiệm có 99 cây, tiến hành theo dõi 5 cây, đánh dấu các cây trong từng ô.

+ Tỷ lệ sống của cây con: Sau trồng 10 ngày có thể kết luận cây sống hay chết. Tiến hành đếm số cây chết trên mỗi ô thí nghiệm

Dải bảo vệ

Ill

a IXa lia Villa IVa Via Va Vila la

Ib VlI

Ib IVb Illb Vb Vllb Ilb IXb Vlb

IIc VIc IV

c Ic IXc VIIIc Vc IIIc VIIc

Tỷ lệ cây sống (%) = (Số cây sống/tổng số cây theo dõi) X 100

+ Tỷ lệ cây sinh chồi nách: Sau khi trồng tiến hành theo dõi và quan sát cây có chồi nách. Chồi nách là những mầm mọc lên sát mặt đất ở cặp lá dưới cùng của cây. Đem số chồi nách vào thời điếm sau trồng 10 ngày.

Tỷ lệ cây sinh chồi nách (%) = (số cây sinh chồi nách/tổng số cây theo dõi) X 100

+ Chiều cao cây (cm): Sau trồng 25 ngày tiến hành đo chiều cao thân chính, đo những cây đã đánh dấu, 10 ngày tiến hành đo 1 lần. Chiều cao cây được đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng của cành cao nhất.

+ Số cành trên cây (cành thứ cấp) (cành): Tiến hành đếm tất cả số cành trên cây cùng lúc với đo chiều cao cây.

+ Số cặp lá trên cây (cặp lá): Tiến hành cùng lúc với đo chiều cao thân chính. Đem tất cả số cặp lá trên các cành.

+ Khả năng phát triển : Xác định tỷ lệ cây chưa ra hoa sau khi trồng 35 ngày, theo dõi định kỳ 10 ngày một lần cho đến hết thời gian thí nghiệm.

Tỷ lệ cây chưa ra hoa (%) = (Số cây chưa ra hoa/ tổng số cây theo dõi) X 100

- Chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất

+ Năng suất cá thể: Khối lượng trung bình của 5 cây theo dõi ở mỗi công thức thí nghiệm.

+ Năng suất lý thuyết = Năng suất cá thế X

110.000 (Trong đó 110000 cây là mật độ cây/ha).

+ Năng suất thực thu: Năng suất thực tế thu được ở các công thức và quy thành ha.

+ Tích lũy chất khô (%) = (khối lượng khô/khối lượng tươi) X 100

- Chỉ tiêu về khả năng bật mầm

Sau khi thu hoạch 10 ngày bắt đầu xác định tỷ lệ bật mầm của cây. Đem số cây bật mam trong số những cây đánh số theo dõi, cứ 5 ngày tiến hành đếm một lần, chỉ đếm 3 lần sau khi thu hoạch rồi chuyển sang xác định chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển.

Tỷ lệ bật mầm (%) = (Số cây bật mầm/số cây theo dõi) X 100

c. Phương pháp xử lý sổ liệu

Số liệu thu được được xử lý trên phần mềm Microsoft Excel 2003 và IRRISTAT for Windows Version 5.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các mức bón phân chuồng và các loại phân bón lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cây cỏ ngọt (stevia rebaudiana bertoni) giống m3 tại xã hưng đông, tp vinh, nghệ an (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w