Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tài sản đảm bảo của VPBank giai đoạn 2014-2016
Trong nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng hiện đại ngày nay, việc thu hồi từ thanh lý tài sản cầm cố thế chấp được coi là nguồn trả nợ thứ hai của dự án khoản vay( nguồn trả nợ thứ nhất là từ nguồn thu của bên vay từ dự án). Vì vậy hoạt động của Ngân hàng, tài sản cầm cố, thế chấp cũng được nhiều chú ý và có bước tiến đáng kể.
Vấn đề bảo đảm tiền vay trở thành một vấn đề rất cần thiết đối với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể tỷ lệ tài sản đảm bảo trên khoản vay thế chấp của VPBank (LTV) luôn lớn hơn hoặc bằng 70%.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
28
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
Từ năm 2014 đến 2016, cùng với việc tăng trưởng dư nợ cho vay thì khối lượng tài sản đảm bảo cũng tăng theo tương đương. Với việc hầu hết khách hàng vay nhà, oto đều lấy chính tài sản hình thành từ khoản vay ra làm tài sản đảm bảo cho khoản vay dẫn dễn khối lượng tài sản đảm bảo là nhà đất và ô tô là chủ yếu phần còn lại là các giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm… Năm 2014 tài sản đảm bảo ô tô chỉ là 7.435 triệu đồng thì đến năm 2015 và 2016 đã tăng lên lần lượt là 93.282 triệu đồng và 123.865 triệu đồng. Tài sản đảm bảo nhà đất tăng mạnh mẽ khi ở năm 2014 là 215.796 triệu đồng thì đã tăng lên 345.783 triệu đồng năm 2015 và 401.730 triệu đồng năm 2016. Phần còn lại giấy tờ có giá, sổ tiết kiệm.. cũng tăng nhưng không đáng kể từ 10.241 triệu đồng năm 2014 lên 14.852 triệu đồng năm 2016.
Thông qua quá trình thực tập cũng như kiến thức tích lũy được trong quá trình học tập và phân tích tình hình tín dụng trên thì em nhận thấy hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh có những mặt mạnh và khó khăn sau:
2.3.6Điểm mạnh và kết quả đạt đƣợc
- Nghiệp vụ cho vay tại chi nhánh rất đa dạng và phong phú như cho vay sửa chữa nhà, cho vay xây dựng nhà mới, cho vay mua xe và mua vật dụng gia đình…., với các đối tượng cho vay như vậy thì ngân hàng có thể đáp ứng được các nhu cầu và mong muốn đa dạng của KH.
- Sản phẩm bán của đơn vị đa dạng, lãi suất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của từng phân khúc khách hàng khác nhau.
- Lãi suất cho vay hợp lý, tạo sự cạnh tranh trên thị trường liên ngân hàng.
- Quy trình phê duyệt khoản vay nhanh chóng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng.
- Biểu phí lãi suất linh hoạt, tiền lãi tính trên số dư nợ còn lại, theo số dư giảm dần, tạo sự khác biệt cho các sản phẩm của VPBank đồng thời tạo nhiều thuận lợi và ưu đãi cho KH.
- Cán bộ nhân viên nhiệt tình, vui vẻ, niềm nở và năng động, đảm bảo đáp ứng kịp thời những mong muốn cũng như giải đáp những thắc mắc cho khách hàng nhanh chóng.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
29
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
- Phòng tín dụng luôn được sự hỗ trợ nhiệt tình từ ban giám đốc cũng như các phòng ban khác trong chi nhánh. Đó là sự phối hợp nhịp nhàng của toàn bộ máy Vpbank giúp cho ngân hàng ngày một phát triển hơn.
- Song song với sự tang trưởng của nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay cũng không ngừng mở rộng về quy mô ( 17% giai đoạn 2013-2014, tang 80% giai đoạn 2014- 2015 và tăng 32% giai đoạn 2015-2016) cũng như chú ý đến chất lượng c ho vay. Đây là kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào mục tiêu tăng trưởng cho vay, kích thích tang trưởng kinh tế của ngành ngân hàng. Với phương châm lấy hiệu quả kinh tế lên hang đầu, VpBank Ngô Quyền đã hướng dẫn đầu tư vào ngành, lĩnh vực có tiềm năng, có khả năng sinh lời và ưu tiên cho những dự án có chiều sâu, tránh hiện tượng đầu tư tràn lan, không hiệu quả. VPBank đã tăng khả năng canh tranh với các NHTM khác, tạo tiền đề quan trọng trong nâng cao chất lượng cho vay.
- Thu nhập từ hoạt động cho vay ngày càng tang lên, đóng góp them vào lợi nhuận của ngân hang, thể hiện hoạt động cho vay khá ổn định và có nhiều tiềm năng phát triển, chất lượng cho vay được đảm bảo và củng cố.
- Mặc dù tăng trưởng cho vay ở mức tương đối cao nhưng tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của chi nhánh cũng đang ở gần mức nguy hiểm vì vậy VPBank chi nhánh Ngô Quyền nên tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khoản vay cũng như kiểm soát chặt chẽ khâu thu hồi nợ nhằm đưa tỷ lệ này xuống mức thấp hơn so với các NHTM và so với toàn ngành.
2.3.7Khó khăn và những hạn chế:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
30
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
Hệ thống thông tin khách hàng thiếu độ chính xác, chất lượng và tính cập nhật chưa cao: Các thông tin về khách hàng hầu như rất ít. Thông tin về khách hàng chủ yêu thu thập qua việc phỏng vấn trực tiếp, gặp gỡ giữa ngân hàng và khách hàng còn hạn chế. Điều này khiến cho thông tin và khách hàng còn thiếu mang tính một chiều và độ chính xác không cao. Thông tin khách hàng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình cho vay và quà trình kiểm soát sau khi vay. Việc thiếu thông tin về khách hàng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng khoản vay.
Việc kiểm tra, kiểm soát các khoản vay chưa được thực hiện thường xuyên: Công tác kiểm soát nội bộ cũng như kiểm tra, giám sát khách hàng đôi khi còn mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời được những sai phạm trong quá trình cho vay cán bộ tín dụng và của khách hàng vay vốn. Việc theo dõi các khoản vay không được thường xuyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tăng các khoản nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng trong thời gian qua.
Cho vay ngắn hạng vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổn dư nợ cho vay của ngân hàng. Là một trong những chi nhánh đứng đầu, VPBank Ngô Quyền nên chú trọng nhiều hơn vào hoạt động cho vay ngắn hang bởi lẽ ngày nay các ngân hàng TMCP đang liên tục tấn công vào thị trường bán lẻ, đây là một thị trường vô cùng tiềm năng đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng và khả năng rủi ro từ khoản vay cũng dễ kiểm soát hơn nữa. Song song với đó VPBank Ngô Quyền cũng nên đầu tư cho vay trung và dài hạn nhiều hơn nữa, vì cho vay trung và dài hạn là đem lại nguồn lợi nhuận lớn và ổn định cho ngân hàng ngoài ra còn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nếu quản lý tốt chất lượng cho vay.
Mặc dù cán bộ tín dụng làm việc rất tích cực nhưng số lượng người vẫn còn ít trong khi công việc thì quá nhiều, chính vì thế trong quá trình làm việc không tránh khỏi những sai sót.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
31
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
Nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn tăng cao( từ 0.23% năm 2012 đã tăng gần 5 lần lên 1.06% năm 2016, và tăng gấp 2 đối với nợ có khả năng mất vốn lên 1.35% năm 2016) điều này là khó khan khó tránh khỏi trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường biến động liên tục khiến cho thu nhập của người dân bị mất tính ổn định làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ.
Định biên cán bộ bán còn ít dẫn đến hạn chế trong truyền thông về sản phẩm đến khách hàng, làm giảm tăng trưởng số lượng khách hàng.
Cơ sở hạ tầng thì chưa đáp ứng được với nhu cầu phát triển làm cho công việc tiến hành còn nhiều khó khăn.
Trong thời gian ngắn ngủi có không ít các chi nhánh của các ngân hàng lần lượt mọc lên với những cơ sở hạ tầng và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Vì thế sự cạnh tranh ngày càng gay gắt..
b. Từ môi trường ngoài
Nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng, chính sách lãi suất của NHNN cũng điều chỉnh liên tục làm cho hoạt động tín dụng bị trì trệ, điều này ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của chi nhánh.
Sự bất ổn của môi trường kinh tế trong nước và trên thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, làm phát tăng cao, hoạt động xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khan, sản xuất đình trệ, lợi nhuận giảm ảnh hưởng đến thu nhập của cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khan đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của các hộ kinh doanh khiên cho nợ xấu của ngân hàng gia tăng.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
32
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
Ở nước ta, môi trường pháp lý còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đầy đủ để tạo môi trường thuận lợi về mặt pháp lý cho các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình và ngân hàng hoạt động. Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước đã được ban hành nhưng còn thiếu sự đồng bộ, chồng chéo gây ra nhiều khó khan cho hoạt động cho vay của ngân hàng.
Hệ thống thông tin tín dụng chưa đầy đủ, nguồn thông tin thì chưa đi sâu đối với từng KH. Thiếu cơ sở để đánh giá mức độ an toàn và rủi ro đối với khách hàng cá nhân vay vốn của mình, những điều này gây không ít khó khăn cho CBTD để đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cho vay.
Vướng mắc từ các văn bản pháp luật: Hiện nay các văn bản pháp luật nước ta về hoạt động của ngân hàng có những chỗ chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho CBTD cũng như KH, làm cho thủ tục trở nên rườm rà.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
33
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK NGÔ QUYỀN
3.1 Định hƣớng chính sách phát triển chính sách cho vay cá nhân của VPBank năm 2017
VPBank đặt mục tiêu lọt vào Top 5 ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và Top 3 ngân hàng TMCP bán lẻ hàng đầu Việt nam. Để đạt được mục tiêu này, VPbank đề ra chiến lược đối với hai phân khúc khách hàng chính của ngân hàng là: Khách hàng cá nhân và Các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong đó, các kết quả đã đạt được đối với 2 hoạt động kinh doanh chính này bao gồm:
-Tập trung trọng tâm kinh doanh vào việc thúc đẩy tăng trưởng thị phần, nâng cao năng suất bán, chất lượng của đội ngũ bán hàng và chất lượng dịch vụ thông qua việc triển khai chương trình chuyển đổi mô hình bán hàng và dịch vụ đã được thực hiện từ cuối năm 2013.
-Tiếp tục mở rộng các phân khúc khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính liên tục trong chuỗi dịch vụ và giá trị phục vụ khách hàng, đồng thời tận dụng cơ hội gia tăng thu nhập từ tín dụng và phí từ mảng khách hàng này trong nền kinh tế đang thay đổi của VN. Phát triển một cách có chọn lọc phân khúc khách hàng là các cá nhân kinh doanh.
-Chuyển dịch cấu trúc danh mục sản phẩm sang các chương trình sản phẩm chuẩn để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng bao gồm các chương trình tín dụng, cho vay mua nhà, mua ôtô, cho vay tiêu dùng, tài trợ đảm bảo 100% bằng BĐS, các chương trình tài trợ theo ngành...
-Củng cố và nâng cao chất lượng các hệ thống nền tảng với trọng tâm là hệ thống QTRR (đặc biệt là hệ thống QTRR tín dụng và rủi ro vận hành); củng cố hệ thống phê duyệt tín dụng; củng cố hệ thống quản lý, xử lý và thu hồi nợ; triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức hệ thống bán hàng và dịch vụ.
-Phát triển nhân sự và tăng cường hệ thống công nghệ tiên tiến đảm bảo phục vụ tốt quá trình tăng trưởng của hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
34
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
-Đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng truyền thống và phát triển nhanh các dịch vụ ngân hàng hiện đại như internet banking, mobile banking. Ra mắt, cải tiến nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng: SmartCash, VPBiz card, thẻ đồng thương hiệu Vietnam Airlines - VPBank Platinum MasterCard; cải tiến dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho KH ... nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Với các kết quả đạt được nêu trên, phân khúc khách hàng cá nhân đã phát huy vai trò là phân khúc chủ đạo trong hoạt động của VPBank và khẳng định VPBank đang đi đúng hướng trong mục tiêu vào top 3 ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt nam.
3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách cho vay cá nhân tại VPBank Ngô Quyền: VPBank Ngô Quyền:
Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng:
- Đây là nội dung giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro. Đối với công tác cho vay của ngân hàng. Trong tất cả các bước thì thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay tới tay người sử dụng, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng không thể tránh khỏi.
- Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm đồng vốn kinh doanh mà ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng hoạt động của ngân hàng, chính điều đó mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng tài chính của khách.
- Để hạn chế rủi ro tín dụng cần thiết phải thực hiện một số công việc sau:
+ Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy uỷ quyền,…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.
+ Nội dung kinh tế của việc vay vốn, tính khả thi của phương án kinh doanh, khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long
35
Trịnh Xuân Nam K16-NHE
+ Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay. Bởi vì, yếu tố tài sản thế chấp chỉ là biện pháp cuối cùng để xử lý các khoản nợ vay khó đòi, còn nguồn trả nợ vay chính là tiền có được từ hiệu quả phương án kinh doanh, sự sẵn lòng trả nợ mới là yếu tố quyết định khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
+ Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện từ khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Trong đó, ngân hàng cần tập trung kiểm tra, kiểm soát các khâu:
. Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ trước khi cho vay.
. Kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay xem khách hàng sử dụng vốn có đúng mục đích