Đánh giá chung về hoạt động cho vay tại chi nhánh

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP (Trang 27)

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

21

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động cho vay

(Đơn vị: Triệu đồng)

Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của ngân hàng nhìn chung là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng cao qua các năm, năm 2014 so với năm 2013 tăng 17%, đến năm 2015 tăng so với 2014 là 80%, đến năm 2016 tăng so với 2015 là 32%,điều này chứng tỏ được ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức tín dụng khác...chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng đông đến vay tiền tại chi nhánh.

Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt. Năm 2014 so với 2013 tăng 15%, năm 2015 tăng 95% so với 2014, năm 2016 tăng 28% so với 2015. Chứng tỏ khách hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy tín. Đồng thời khẳng định quy trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của chi nhánh là hết sức chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh. Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của Vpbank Ngô Quyền ngày càng lớn mạnh. Cho vay 158.668 186.314 335.009 441.884 27.646 17% 148.695 80% 106.875 32% Thu nợ 124.542 142.783 278.435 356.248 18.241 15% 135.652 95% 77.813 28% Dư nợ 34.126 43.531 56.574 85.636 9.405 28% 13.043 30% 29.062 51% Nợ xấu 18.364 17.521 45.676 9.446 - 843 -5% 28.155 161%- 36.230 -79% Năm 2013 2014 2015 2016 Tuyệt đối Chênh lệch Chênh lệch (2014/2013) (2015/2014) (2016/2015) Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

22

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

Tình hình nợ xấu của Chi nhánh tuy năm 2014 có giảm 5%, nhưng đến 2014 lại tăng đến 161%, đây không phải do sự yếu kém của cho nhánh cũng như bộ phận nhân viên tín dụng, đây là kết quả của sự khủng hoảng kinh tế nói chung. Nền kinh tế bị suy thoái nghiêm trọng kéo theo một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hơn khi cho vay. Đến năm 2016 tình hình trở nên khả quan hơn, tỷ lệ quá hạn giảm 79% so với năm 2015, Điều này đạt được là nhờ sự cải thiện của nền kinh tế thị trường, sự chặt chẽ trong quá trình phê duyệt tín dụng, lựa chọn khách hàng…

Nhìn chung thì tình hình tín dụng là tốt. Tuy nợ xấu tăng nhưng so với mức doanh số cho vay thì không tăng đáng kể. Trong tình hình khủng hoảng hiện nay thì đạt được thành quả trên là cố gắng không ngừng của nhân viên toàn chi nhánh nói chung cũng như nhân viên phòng tín dụng nói riêng.

Bảng 2.3: Tình hình tín dụng của VPBank

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng cho vay 186.314 335.009 441.884

Tổng nguồn vốn huy động 232196 366370 538227

Tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động

80,24% 91,44% 82,10%

Trong giai đoạn 2014-2016, chỉ tiêu tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của VPBank chi nhánh Ngô Quyền tương đối cao đều nằm ở mức 80-95%. Điều này cho thấy VPBank tập trung chủ yêu vào hoạt động cho vay. Cụ thể năm 2014 là 80,24%, năm 2015 năm lên 91,44% và năm 2016 đạt 80,10%. Giải đoạn 2014-2016 tỷ lệ cho vay trên nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng cho thấy sự gia tăng đồng đều của hoạt động cho vay và của hoạt động huy động vốn, đây là tín hiệu tốt phản ánh hiệu quả sử dụng vốn trong giai đoạn này tương đối tốt.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

23

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

2.3.2Đánh giá chất lƣợng cho vay

Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng không tốt khi khách hàng vay vốn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn gia tăng là điều mà các ngân hàng đều không mong muốn vì khi nợ quá hạn sẽ phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng, như: chi phí đòi nợ, chi phí xử lí tài sản bảo đảm,… chưa để đến nếu tài sản đảm bảo không đủ trả nợ thì ngân hàng đối mặt với nguy cơ mất vốn. Chỉ tiêu nợ quá hạn thường được ngân hàng xác định vào một thời điểm nhất định thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn được tính bằng cách lấy tổng dư nợ quá hạn chia cho tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này cao chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng đang có vấn đề, cụ thể là ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán và lợi nhuận suy giảm.

Nợ quá hạn được chia ra thành 2 loại là: nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi. Nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 trong các khoản nợ của ngân hàng, trong đó nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5. Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn có nguy cơ rủi ro không thu hồi được cả gốc và lãi cao. Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức lấy tổng dư nợ xấu chia cho tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn chỉ đánh giá phần nào cho chất lượng cho vay của ngân hàng. Giả sử khi một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì chưa chắc chất lượng cho vay của ngân hàng đó cao vì tỷ lệ đó có thể là do doanh số cho vay của ngân hàng tăng gấp nhiều lần so với dư nợ quá hạn. Ngược lại, nếu ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn cao có thể là vì doanh số cho vay của doanh nghiệp thấp.

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ của ngân hàng VPBank

2012 2013 2014 2015 2016

Nhóm 1- Nợ đủ tiêu chuẩn 90.38% 89.34% 92.49% 94.71% 91.26%

Nhóm 2- Nợ cần chú ý 7.84% 7.94% 4.7% 2.76% 5.78%

Nhóm 3- Nợ dưới tiêu chuẩn 0.92% 0.70% 1.13% 0.98% 0.55%

Nhóm 4- Nợ nghi ngờ 0.23% 1.50% 0.90% 0.90% 1.06%

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

24

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

Biết rằng nợ quá hạn, nợ xấu là không tránh khỏi trong hoạt động cho vay của NHTM.Nhưng làm thế nào để tỷ lệ nợ quá hạn ở mức thấp nhất là nhiệm vụ hàng đầu của NHTM. Cũng như các ngân hàng khác trong hệ thống. VPBank luôn cố gắng duy trì một tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu ở mức độ thấp nhất để đảo bảo an toàn thanh khoản và nâng cao chất lượng cho vay qua các năm.

Dựa vào bảng số liệu trên cho thấy tình hình chất lượng dư nợ tín dụng tại VPBank Ngô Quyền khá khả quan. Tỷ lệ nợ xấu, nợ khó đòi thấp với tỷ lệ chưa tới 1% tại năm 2012 và hơn 2% tại năm 2016. Tỷ lệ nợ xấu tăng lên là do quy mô tín dụng của Ngân hàng được mở rộng, đối tượng cho vay cũng đa dạng hơn nên rủi ro trang cho vay cũng tăng lên. Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu tăng đáng kể lên mức 2,41% ( mục tiêu tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%), nợ quá hạn 8,74% một con số rất lớn khiến cho dù VPBank có dư nợ tăng rất lớn nhưng lợi nhuận trong năm 2016 bị ảnh hưởng do ngân hàng phải trích lập rủi ro rất nhiều. Năm 2017, VpBank đã chỉ đạo và thực hiện mọi biện pháp kiên quyết giảm nợ nhóm 2,thu hồi nợ xấu, phân tích theo định lượng và định tính, tiến dần đến phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế. Ngân hàng đã thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ hữu hiệu, đặc biệt đã giải quyết được các khoản nợ tồn đọng nhiều năm nhờ đó tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng trong quý I/2017 đã có những dấu hiệu giảm tích cực.

Biểu đồ 2.1: Dự phòng rủi ro cho vay đƣợc trích 2014-2016

535.43

905.18

1584.27

2014 2015 2016

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

25

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

Hàng năm, VPBank chi nhánh Ngô Quyền vẫn thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NHNN và chính sách của Ngân Hàng. Dự phòng cho vay được trích tăng từ 535,43 triệu đồng năm 2014 lên 905,18 triệu đồng năm 2015 và 1584,27 triệu đồng năm 2016. Theo kết quả phân tích nhóm nợ, nợ quá hạn của ngân hàng ( đặc biệt là nợ nhóm 2) và nợ xấu ( nợ nhóm 4,5) đang có xu hướng gia tang mạnh, vì thế VPBank Ngô Quyền đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình, điều này cho thấy ngân hàng ngày càng chú ý nâng cao chất lượng cho vay, luôn đảm bảo khả năng thanh toán, tạo dựng niềm tin từ phía khách hàng

2.3.3Đánh giá cho vay theo thời hạn vay

Bảng 2.5: Tỷ lệ cho vay trung, ngắn hạn giai đoạn 2014-2016

Từ năm 2014 đến năm 2016 doanh thu cho vay cho VPBank Ngô Quyền đều có sự tăng đáng kể. Ví dụ như trong vay ngắn hạn từ 7.127 triệu đồng năm 2014 lên 11.374 triệu đồng năm 2015 và đạt 16.819 triệu đồng trong năm 2016, mạnh mẽ hơn đó là các khoản vay trung hạn từ 44.795 triệu đồng 2014 đã tăng gần gấp đôi lên 85.809 triệu đồng chỉ trong 2 năm. Ngoài ra với sự bùng nổ của nhà đất đặc biệt là các khu chung cư, biệt thự cao cấp như Vinhome, Gold Star, Imperia.. và các đối tác khác của VPBank thì hoạt động cho vay dài hạn đạt được những thành tích vượt hơn rất nhiều so với mong đợi từ 143.758 triệu năm 2014 lên 267.898 triệu năm 2015 và vượt lên 339.255 triệu trong năm 2016. Việc tăng trưởng cho vay một cách mạnh mẽ như vậy là tín hiệu tốt cho sự phát triển của chi nhánh tuy nhiên rủi ro từ hoạt động cho vay là không hề nhỏ vì vậy VPBank cũng đã trích dự phòng rất lớn để phòng ngừa rủi ro.

2.3.4Đánh giá cho vay theo từng sản phẩm vay:

Thời hạn Ngắn Trung Dài Ngắn Trung Dài Ngắn Trung Dài

Doanh thu 7.127 44.795 143.758 11.374 66.135 267.898 16.819 85.809 339.255 % 4% 23% 73% 3% 19% 78% 4% 19% 77% Tổng 2014 2015 2016 195.680 345.407 441.883

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

26

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

(Đơn vị: Triệu đồng)

Bảng 2.6: Các sản phẩn bán lẻ của VPBank

Nhìn chung trong các sản phẩm bán lẻ của Vpbank chi nhánh Ngô Quyền đều có xu hướng tăng trưởng qua các năm chỉ trừ sản phẩm cho vay tiêu dùng thì đang có dấu hiệu giảm từ 73.888 triệu năm 2014 xuống lần lượt 47.759 triệu đồng năm 2015 và 47.285 triệu đồng năm 2016. Nguyên nhân là do chính sách cho vay của Vpbank năm 2015 và 2016 hướng tới rất nhiều ưu đãi hướng tới đối tượng vay mua nhà và tín chấp.

Với sự hợp tác với các đối tác bất động sản lớn như Imperia, Newhousing, Vinhomes đồng thời cũng Vpbank cũng tung ra những gói lãi suất vô cùng ưu đãi cho khách hàng vay mua nhà thì dư nợ cho vay nhà của chi nhánh đã tăng lên vô cùng ấn tượng 325% năm 2015 tương đương 208.166 triệu đồng và tiếp tục tăng 20% năm 2016 tương đương 250.051 triệu đồng.

Năm 2015 có thể nói là một năm bùng nổ cho vay tín chấp của VPBank , nhắc đến vay tín chấp đầu hết khách hàng sẽ nghĩ ngay đến VPBank. Đây là một sản phẩm vô cùng rủi ro và hầu hết các NHTM đều rất chặt chẽ, khắt khe trong điều kiện cho vay, thế nhưng VPBank lại thực hiện chính sách nới lỏng cho vay đối với tín chấp, với sự khai thác được một lượng lớn khách hàng có nhu cầu vay tín chấp khối lượng vay tín chấp đã tăng từ 6.345 triệu đồng năm 2014 lên 17.111 triệu đồng tương đương 170% và lên đỉnh điểm 43.719 triệu đồng tương đương 156% năm 2016. Điều này đã giúp Vpbank trở thành top 5 NHTMCP bán lẻ lớn nhất Việt Nam với nguồn thu khổng lồ từ vay tín chấp. Tuy vậy đây cũng là một trong những sản phẩm có rủi ro lớn nhất vì thế VPBank cần chú trọng hơn về khâu thẩm định và trích lập dự phòng rủi ro để vừa tăng dự nợ nhưng cũng kiểm soát tối đa các khoản nợ dưới chuẩn và các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Ôtô 46.336 53.428 66.137 7.092 15% 12.709 24%

Nhà 48.997 208.166 250.051 159.169 325% 41.885 20%

Tiêu dùng 73.888 47.759 47.285 - 26.129 -35% - 474 -1%

Tín chấp 6.345 17.111 43.719 10.766 170% 26.608 156%

Khác 10.747 8.543 29.671 - 2.204 -21% 21.128 247%

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Sản phẩm

Chênh lệch Chênh lệch (2015/2014) (2016/2015)

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

27

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

- 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 2014 2015 2016 7,435 93,282 123,865 215,796 345,783 401,730 10,241 9,123 14,852 Tỷ trọng tài sản đảm bảo Ôtô Nhà Khác

Cho vay mua ô tô là một trong những sản phẩm cho vay an toàn và ổn định nhất của chi nhánh, với những đối tác lớn như Mazda Nguyễn Trãi, Honda Long Biên, và các showroom khác… đem lại cho chi nhánh nguồn khách hàng tiềm năng dồi dào cụ thể dư nợ cho vay ô tô năm 2014 46.336 triệu đồng và tăng lên 15% trong năm 2015 lên mức 53.428 triệu đồng và tăng 24% năm 2016 lên 66.137 triệu đồng. Tuy vậy thị phần ô tô đang được rất nhiều NHTM ngắm tới đặc biệt như TpBank vì vậy VPBank cần đưa ra thêm nhiều chính sách hỗ trợ cũng như thu hút khách hàng hơn nữa.

2.3.5Đánh giá cho vay theo tài sản đảm bảo:

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng tài sản đảm bảo của VPBank giai đoạn 2014-2016

Trong nghiệp vụ cho vay của các ngân hàng hiện đại ngày nay, việc thu hồi từ thanh lý tài sản cầm cố thế chấp được coi là nguồn trả nợ thứ hai của dự án khoản vay( nguồn trả nợ thứ nhất là từ nguồn thu của bên vay từ dự án). Vì vậy hoạt động của Ngân hàng, tài sản cầm cố, thế chấp cũng được nhiều chú ý và có bước tiến đáng kể.

Vấn đề bảo đảm tiền vay trở thành một vấn đề rất cần thiết đối với công tác bảo toàn vốn và phát triển hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Cụ thể tỷ lệ tài sản đảm bảo trên khoản vay thế chấp của VPBank (LTV) luôn lớn hơn hoặc bằng 70%.

Chuyên Đề Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Đinh Thị Thanh Long

28

Trịnh Xuân Nam K16-NHE

Từ năm 2014 đến 2016, cùng với việc tăng trưởng dư nợ cho vay thì khối lượng tài sản đảm bảo cũng tăng theo tương đương. Với việc hầu hết khách hàng vay nhà, oto đều lấy chính tài sản hình thành từ khoản vay ra làm tài sản đảm bảo cho khoản vay dẫn dễn khối lượng tài sản đảm bảo là nhà đất và ô tô là chủ yếu phần còn lại là các giấy tờ có giá hoặc sổ tiết kiệm… Năm 2014 tài sản đảm bảo ô tô chỉ là 7.435 triệu đồng thì đến năm 2015 và 2016 đã tăng lên lần lượt là 93.282 triệu đồng và 123.865 triệu đồng. Tài sản đảm bảo nhà đất tăng mạnh mẽ khi ở năm 2014 là 215.796 triệu đồng thì đã tăng lên 345.783 triệu đồng năm 2015 và 401.730 triệu đồng năm 2016. Phần còn lại giấy tờ có giá, sổ tiết

Một phần của tài liệu Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại NHTMCP (Trang 27)