Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat,

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp của CT4 trên thực nghiệm (Trang 30 - 33)

áp dụng để đánh giá tác dụng hạ huyết áp của CT4

2.4.2.1. Triển khai mô hình gây tăng huyết áp cho chuột cống bằng cortison acetat và kỹ thuật đo huyết áp trực tiếp trên động mạch chuột cống

Nguyên tắc tiến hành: Cortison acetat là một glucocorticoid quan trọng

trong các hoạt động của cơ thể. Cortison acetat ảnh hưởng lên cân bằng điện giải hoặc qua tác động lên thụ thể mineralcorticoid (có tác dụng giữ Na+ và nước, tăng bài xuất K+), hoặc qua tác động lên thụ thể glucocorticoid (gây tăng sức lọc cầu

thận, tăng cung lượng tim). Do đó, nếu dùng cortison acetat kéo dài có thể dẫn đến tăng huyết áp mức độ vừa phải.

Chuột cống trắng giống đực được gây tăng huyết áp bằng cách tiêm dưới da cortison acetat và cho uống nước chứa 1% NaCl liên tục trong 21 ngày.Áp dụng kĩ thuật đặt catheter động mạch đùi chuột cống để đo trực tiếp huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu của chuột bằng máy Powerlab có gắn bộ cảm biến thích hợp.

Cách tiến hành: Thí nghiệm sử dụng chuột cống đực trưởng thành, chia

chuột ngẫu nhiên làm 2 lô:

 Lô chứng (n=9): chuột được uống nước và ăn thức ăn bình thường

 Lô gây tăng huyết áp(n=9): chuột được tiêm dưới da cortison acetat hàng ngày với liều 2,5 mg/kg cân nặng, nước uống được bổ sung thêm 1% muối NaCl, được ăn thức ăn bình thường trong 21 ngày.

Vào ngày thứ 22, tại thời điểm 24 giờ sau khi chuột nhận liều cortison acetat cuối cùng, đo huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu trên động mạch đùi chuột bằng máy Powerlab thông qua một catheter đặt vào động mạch đùi chuột.

Quá trình gây tăng huyết áp và đo huyết áp được tiến hành tại bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội.

Đánh giá tác dụng gây tăng huyết áp của cortison acetat dựa trên các chỉ số:

 Huyết áp tối đa của chuột.

 Huyết áp tối thiểu của chuột.

 Huyết áp trung bình của chuột.

2.4.2.2. Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của dịch chiết rễ CT4

Mục đích: Dựa trên mô hình gây tăng huyết áp chuột cống bằng cortison

acetat đã xây dựng, tiến hành đánh giá tác dụng hạ huyết áp của dịch chiết rễ CT4, so sánh với nhóm chứng bệnh và với tác dụng hạ huyết áp chuột của hydroclorothiazid liều 25 mg/kg cân nặng chuột. Đánh giá qua các chỉ số huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và huyết áp trung bình của chuột.

Cách tiến hành: Chuột cống đực trưởng thành sau khi nuôi ổn định trong

điều kiện phòng thí nghiệm 5 ngày được chia thành 3 lô như sau:

 Lô chứng bệnh(n=9): uống nước muối NaCl 1%, tiêm dưới da cortison acetat 2.5 mg/kg uống dung môi dùng để pha mẫu thử (CMC-Na 0,5 %).

 Lô chứng dương(n=9): uống nước muối NaCl 1%, tiêm dưới da cortison acetat 2,5 mg/kg và uống hydroclorothiazid pha trong CMC – Na 0,5 % với liều 25 mg/kg.

 Lô thuốc nghiên cứu(n=9): uống nước muối NaCl 1%, tiêm dưới da cortison acetat 2,5 mg/kg và uống CT4 pha trong CMC – Na 0,5 % với liều 680 mg/kg.

Chuột trong các lô thử nghiệm đều được ăn thức ăn bình thường, được uống nước muối NaCl 1% trong suốt quá trình thí nghiệm và tiêm dưới da cortison acetat trong 21 ngày liên tục.

Sau khi tiêm cortison acetat 17 ngày, bắt đầu cho uống mẫu thử hoặc dung môi dùng pha mẫu thử (đối với lô chứng bệnh) liên tục trong 5 ngày. 24 giờ sau khi chuột nhận liều cortison acetat và liều mẫu thử cuối cùng, tiến hành đo huyết áp trực tiếp trên động mạch chuột cống bằng cách đặt catheter vào động mạch đùi chuột. Đo huyết áp trên máy Powerlab có gắn bộ cảm biến thích hợp tại bộ môn Dược lý – Đại học Y Hà Nội.

Đánh giá tác dụng hạ huyết áp của CT4 dựa trên các chỉ số:

 Huyết áp tối đa của chuột.

 Huyết áp tối thiểu của chuột.

 Huyết áp trung bình của chuột.

Huyết áp trung bình của động vật thí nghiệm được tính theo công thức: HATB = 2 x HATT + HATĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Trong đó:

HATB: huyết áp trung bình HATT: huyết áp tối thiểu HATĐ: huyết áp tối đa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác dụng lợi tiểu và hạ huyết áp của CT4 trên thực nghiệm (Trang 30 - 33)