Đánh giá hiệu quả kiểm soát huyết áp

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp ở bệnh nhân phình tách động mạch chủ stanford b tại viện tim mạch việt nam (Trang 34 - 36)

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả hạ áp giữa các nhóm bệnh nhân và giữa các phác đồ, thông qua các tiêu chí:

- Hiệu quả hạ áp giữa các nhóm bệnh nhân:

+ Tỉ lệ đạt huyết áp mục tiêu trên từng nhóm đối tượng nghiên cứu: với qui định đạt huyết áp mục tiêu khi trị số huyết áp ≤ 110/70mmHg và ≤120/80mmHg đối với các bệnh nhân có suy thận hoặc đái tháo đường.

Tuy nhiên, huyết áp là trị số dao động tương đối nhiều giữa các lần đo và phụ thuộc vào thời điểm kể từ khi uống thuốc hạ áp, nghiên cứu này chỉ tính lần

26

đầu tiên đạt huyết áp mục tiêu, tương ứng với phác đồ khởi đầu hay phác đồ thay thế 1, phác đồ thay thế 2…

+ Thời gian duy trì huyết áp mục tiêu: Tiêu chí này nhằm đánh giá độ ổn định trong khả năng kiểm soát huyết áp. Cũng với lý do đã trình bày ở trên, huyết áp của bệnh nhân không thể cố định một giá trị trong khi theo qui định của nghiên cứu, huyết áp mục tiêu là ≤110/70 mmHg hoặc ≤120/80mmHg tùy đối tượng bệnh nhân. Vì vậy, sau khi đạt huyết áp mục tiêu, nếu huyết áp bệnh nhân có dao động tăng, nhưng không quá 135/80mmHg được coi là huyết áp mục tiêu vẫn được duy trì [19].Thời gian duy trì huyết áp mục tiêu được phân làm 2 tiêu chí đánh giá là Thời gian trung bình duy trì HAMT (với các bệnh nhân đạt HAMT, sau đó có tăng trở lại trên 135/80mmHg và tỉ lệ duy trì HAMT đến khi xuất viện.

+ Sự biến đổi chức năng thận và đặc điểm đầu ra trên các nhóm bệnh nhân: kiểm soát huyết áp tốt là một yếu tố rút ngắn thời gian nằm viện, giảm tỉ lệ biến chứng cũng như tỉ lệ suy giảm chức năng thận của bệnh nhân, và quyết định đến tình trạng khi ra viện của bệnh nhân: như khỏi, đỡ, không khỏi, tử vong. Vì vậy cải thiện các yếu tố đầu ra trên các nhóm bệnh nhân có thể là một yếu tố gợi ý cho phép đánh giá hiệu quả điều trị của các thuốc hạ áp trên bệnh nhân phình tách động mạch chủ.

- Hiệu quả hạ áp giữa các phác đồ: lựa chọn một số phác đồ được sử dụng nhiều nhất trong mẫu nghiên cứu để đánh giá hiệu quả hạ áp, trên các tiêu chí: Khả năng đạt huyết áp mục tiêu và khả năng duy trì huyết áp mục tiêu đến lúc xuất viện.

2.3.4. Liên hệ giữa đặc điểm sử dụng thuốc hạ áp và một số biến đầu ra trên nhóm đối tượng nghiên cứu.

Bao gồm:

- Liên quan giữa sự thay đổi chức năng thận và phác đồ hạ áp sử dụng.

- Liên quan giữa thời gian nằm viện và phác đồ hạ áp sử dụng

- Liên quan giữa biến chứng tại viện, tỉ lệ không khỏi và tử vong và phác đồ hạ áp sử dụng

27

Một phần của tài liệu Đánh giá việc sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp trong giai đoạn cấp ở bệnh nhân phình tách động mạch chủ stanford b tại viện tim mạch việt nam (Trang 34 - 36)