2. Theo dõi yếu tố môi trường nước ao
2.3. Biến động độ pH môi trường nước ao
Sự biến động pH của môi trường nước ao phụ thuộc rất nhiều vào nhiệt độ và sinh vật thủy sinh. Quang hợp của phiêu sinh vật trong nước làm tăng pH và làm giảm hàm lượng CO2 nước do đó pH tăng (Boyd, 1996 ). Tuy nhiên pH không ảnh hưởng trực tiếp mà ảnh hưởng gián tiếp đến đời sống của cá. Nếu chỉ số pH thấp làm tăng ion kim loại trong nước dẫn đến gây độc cho cá, môi trường pH cao (môi trường kiềm) làm tăng ammonia tổng số tồn tại dưới dạng
NH3- rất độc đối với cá. Khi môi trường bị acid hóa làm tăng nồng độ các ion kim loại như Al3+, một trong những ion kim loại độc nếu có trong môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cá (Boyd, 1996). Biến động chỉ số pH của môi trường nước ao được thể hiện ở đồ thị 3.10.
6.9 7.0 7.1 7.2 7.3 7.4 7.5 7.6 7.7 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 Tháng Đ ộ p H Độ pH TB các tháng
Đồ thị 3.10. Biến động độ pH trong môi trường nước ao
Độ pH trong ao thí nghiệm được theo dõi hàng ngày nhằm quản lý môi trường ao luôn có điều kiện thuận lợi nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cá thí nghiệm. Ở tháng tháng 2 pH biến động ở chỉ số thấp nhất so với các tháng thí nghiệm. Chỉ số dao động từ 6,4 - 7,6 do thời gian này nhiệt độ nước thấp, hàm lượng ôxy hòa tan thấp, các sinh vật phù du kém phát triển. Quá trình sinh trưởng và khả năng sinh sản của cá rô phi giảm rõ rệt khi giá trị pH thấp dưới 6,5 (Boyd, 1985. Trích theo Bongco, 1991). Tuy nhiên chỉ số pH dao động tăng dần theo biến động của nhiệt độ nước ao có xu hướng thuận lợi đối với sinh sản và phát triển của cá rô phi.