Phân tích tính hợp lý của DMT đã xây dựng tại bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện lao và phổi quảng ninh năm 2010 (Trang 48 - 72)

3.2.2.1. Tính hp lý ca DMT vi MHBT ca bnh vin

* MHBT của BV Lao và phổi QN năm 2010 của bệnh viện được thể hiện qua MHBT và kinh phí bệnh viện.

a, MHBT năm 2010 của bệnh viện

MHBT của BV Lao và phổi QN. Theo số liệu thống kê từ 1/3/2009 đến 31/2/2010, MHBT của bệnh viện năm 2009 được thể hiện ở bảng 3.13 sau:

Bảng 3.13. MHBT năm 2010 của Bệnh viện Lao và phổi QN

STT Chứng bệnh ICI -10 Số lượt BN trong toàn BV Tỉ lệ %

1 Lao hô hấp A 15- A16 553 43,1 2 Các dạng lao khác A17-19 82 6,39 3 Nhiễm HIV B 20-24 29 2,26 4 U ác tính và đường mật trong gan C 22 2 0,15 5 U ác phế quản , khí quản và phổi C 33-34 19 1,48 6 U ác cơ quan hô hấp và lồng ngực khác C 30-31 10 0,77 7 U ác đường tiết niệu khác C 64-68 1 0,07 8 U ác khác không rõ ràng không xác định nhiều vị trí C 73-80 1 0,07 9 Bệnh chảy máu và bệnh khác của máu C 65-77 1 0,07

10 Suy tim I 50 4 0,31 11 Bệnh tim khác I 27- I 43 3 0,23 12 Bệnh mạch máu não khác I 65- I69 2 0,15 13 Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp

trên khác J 00-01 1 0,07 14 Viêm phổi J 12-18 95 7,4 15 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp J20-21 220 17,14 16 Viêm phế quản, tràn khí phổi và bệnh phổi tắc nghẽn mãn khác J40-44 9 0,7 17 Hen J45-46 39 3,03 18 Giãn phế quản J47 101 7,87 19 Bệnh khác của hệ hô hấp J 22 87 6,78 20 Bệnh khác của thực quản dạ dày K20 1 0,07

21 Nhiễm khuẩn da và mô dưới da L00-08 23 1,82

Tổng cộng 1.283 100

MHBT của BV Lao và phổi QN chiếm hầu hết các dịên bệnh trong ICI-10. Các bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là bệnh Lao và bệnh phổi vì là bệnh viện chuyên khoa.

b. Kinh phí mua thuốc của bệnh viện

Kinh phí dành cho thuốc năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.14 và Hình 3.4 như sau:

Bảng 3.14 Tổng giá trị tiền thuốc năm 2010 của BV Lao và phổi QN

TT Nội dung Giá trị

(1000VNđồng)

1 Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 3.470.745 2 Tổng chi phí cho hoạt động thường xuyên của bệnh

viện năm 2010 17.185.000 3 Tổng số tiền thuốc/tổng chi phí của bệnh viện năm 2010 20,19%

Kinh phÝ mua thuèc Tæng kinh phÝ cña bÖnh viÖn

Hình 3.4. Kinh phí mua thuốc trên tổng kinh phí bệnh viện năm 2010

20,19%

Nhìn vào bảng 3.14. Hình 3.4 ta thấy, tổng số tiền thuốc/tổng chi phí của bệnh viện năm 2010 là 20,19%. Tỷ lệ số tiền mua thuốc như trên là phù hợp với khuyến cáo tổ chức Y tế thế giới (WHO) (Chi phí dành cho thuốc trung bình chỉ nên ở mức 25% so với tổng chi phí điều trị)

Mặt khác, nếu ta chia tổng số tiền mua thuốc ở bảng 3.4 cho tổng số lượt bệnh nhân nội trú và BHNT của bệnh viện ở bảng 3.4 sẽ được kết quả là: chi phí tiền thuốc trung bình mỗi lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện là: 1,28 triệu đồng. Trung bình thời gian điều trị cho mỗi bệnh nhân đến khám tại bệnh viện là 1 tháng. Như vậy, mức tiêu thụ tiền thuốc cho mỗi lượt bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện là hợp lý. Vì

vậy, có thể nói: tổng số tiền mua thuốc của BV Lao và phổi QN năm 2010 là phù hợp với lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện. Đó là một khía cạnh tương thích của DMT và MHBT của bệnh viện. Tuy nhiên, cũng từ các số liệu trong bảng 3.4 ở trên cho thấy lượng bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú tại bệnh viện lớn hơn rất nhiều so với lượng bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú có thẻ BHYT. Hầu hết các bệnh nhân ngoại trú không có thẻ BHYT đều mua thuốc tại Nhà thuốc bệnh viện nhưng DMT của nhà thuốc bệnh viện không nằm trong DMT bệnh viện. Đây là bất cập trong quản lý DMT của bệnh viện vì như vậy phần lớn số thuốc kê đơn trong bệnh viện cho bệnh nhân ngoại trú đều không được DTC quản lý, giám sát. DMT của bệnh viện năm 2010 chỉ sử dụng để điều trị cho bệnh nhân nội trú và bệnh nhân có thẻ BHYT.

3.2.2.2. Đánh giá tính hp lý ca DMT s dng ti BV Lao và phi QN năm 2010 t kết qu phân tích ABC

a, Phân loại DMT sử dụng tại bệnh viện theo phương pháp phân tích ABC

Áp dụng phương pháp phân tích ABC với DMT đã sử dụng tại BV Lao và phổi QN năm 2010 nhằm phân định ra những thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách. Kết quả phân tích ABC được thể hiện qua bảng 3.15.

Bảng 3.15. KQ phân tích ABC của DMT sử dụng tại BV Lao và phổi QN năm 2010

Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng Nhóm SLDM Tỷ lệ % SL tiêu thụ (đơn vị) Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % A 11 10,28 230.375 45,29 2.611.290 75,24 B 21 19,62 220.154 43,27 620.123 17,87 C 75 70,09 58.154 8,76 239.332 6,89 Tổng 107 100% 508.680 100% 3.470.745 100%

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích ABC cho thấy 75,24% chi phí tiền thuốc phân bổ cho 10,28% của tổng nhu cầu thuốc (nhóm A), 17,87% chi phí tiền thuốc phân bổ cho 19,62% tổng nhu cầu thuốc (nhóm B), còn lại 70,09% số thuốc chiếm tỷ lệ chi phí tiền thuốc 6,89% (nhóm C). Như vậy, chi phí tiền thuốc sử dụng chỉ tập trung vào một số thuốc có giá trị cao và sử dụng với số lượng lớn. Những thuốc thuộc nhóm C được sử dụng rất ít và có 75/107 danh mục thuốc thuộc nhóm C ít được sử dụng trong năm 2010.

b, Lượng giá mức độ tiêu thụ các thuốc nhóm A với MHBT

Để đánh giá mức tiêu thụ của các thuốc trên, đặc biệt là những thuốc thuộc nhóm A có phù hợp với MHBT của bệnh viện không, cần tiến hành phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A để xác định những nhóm điều trị của những thuốc này và trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề bất hợp lý trong DMT của bệnh viện. Kết qủa phân tích nhóm điều trị của 12 thuốc nhóm A được thể hiện qua bảng 3.16 sau:

Bảng 3.16. Phân nhóm điều trị các thuốc thuộc nhóm A

Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng

TT Nhóm dược lý SLDM Tỷ lệ

% Trị giá

Tỷ lệ %

1 Thuốc chống nhiễm khuẩn 5 5,5 1.085.720 41,57 2 Thuốc tác dụng trên đường tiêu hóa 1 9,09 276.000 10,57

3 Thuốc corticoid 2 18,18 303.170 11,60 4 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 1 9,09 714.000 27.34 5 Thuốc cản quang 1 9,09 150.000 5,74 6 Thuốc cầm máu 1 9,09 49.400 1,89

Các thuốc thuộc nhóm A được phân ra thành 06 nhóm điều trị và chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là các thuốc kháng sinh. So với MHBT ở trên, tỷ lệ tiêu thụ các thuốc nhóm A là phù hợp. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số thuốc kháng sinh, thuốc tác dụng trên đường hô hấp, thuốc nhóm corticoid.

c, Cơ cấu nhóm thuốc A về xuất xử

Cơ cấu thuốc nhóm A về xuất xứđược thể hiện qua bảng 3.17 sau:

Bảng 3.17. Cơ cấu thuốc nhóm thuốc A về xuất xứ

Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng TT Cơ cấu SLDM Tỷ lệ % SL tiêu thụ Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 1 Thuốc nội 2 18,18 96.800 42,01 328.800 12,59 2 Thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển 9 81,19 133.575 57,99 2.282.490 87,41 3 Tổng 11 100 230.375 100,0 2.611.290 100

Các số liệu trên cho thấy, trong số các thuốc thuộc nhóm A chủ yếu là thuốc ngoại nhập (chiếm 87,41%). Số lượng tiêu thụ của thuốc nội chiếm 42,01% nhưng về giá trị nó chỉ chiếm 12,59%, điều này chỉ rõ giá của thuốc ngoại cao hơn thuốc nội rất nhiều. Mặt khác, trong số các thuốc ngoại, gần ½ được nhập từ các nước đang phát triển (chủ yếu là Hàn Quốc) và về giá trị nó chiếm hơn 1 nửa. Điều đó chứng tỏ giá của các thuốc nhập từ các nước đang phát triển (Hàn Quốc, Ấn Độ) có thể đã bị đội lên rất nhiều so với giá trị thực của nó. Đây chính là bất cập trong quản lý giá thuốc ở nước ta hiện nay.

3.2.2.3. Tính hp lý qua hot động qun lý DMT ca bnh vin

a, Quản lý DMT trên mạng LAN toàn bệnh viện

BV Lao và phổi QN đã ứng dụng phần mềm Medisoft và nối mạng LAN toàn bệnh viện từ năm 2009. Trong đó có phần mềm quản lý “cây

DMT”. Hàng năm khi DMT được ban hành, tất cả các thuốc mới đều được cập nhật vào phền mềm này với một mã riêng (theo mã tự động) và phải được khai báo đầy đủ các thông tin sau:

- Tên hoạt chất, nồng độ, hàm lượng.

- Tên thuốc, hàm lượng, đơn vị tính, đóng gói, đường dùng.

- Phân nhóm: kháng sinh ống, kháng sinh viên, thuốc ống, tuýp, thuốc viên thường, ….

- Phân loại: 27 nhóm trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế - Hãng sản xuất, nước sản xuất.

- Đối tượng bệnh nhân được sử dụng: bệnh nhân có BHYT hoặc không được BHYT chi trả.

- Nhóm in.

- Dược bệnh viện: kháng sinh, dịch truyền, vitamin, corticoid… Trên đây là những thông tin chủ yếu với mỗi thuốc trong DMT.

Ngoài ra, với mỗi thuốc trong DMT còn có thông tin về giá, nhà cung cấp, số lượng tồn kho… những thông tin này đươợc cập nhật thường xuyên bởi nhân viên Khoa Dược và phòng TCKT.

Phần mềm quản lý Dược được khoa Dược trực tiếp quản lý dưới sự hỗ trợ của Phòng Công nghệ thông tin. Với cách quản lý như vậy, việc thông tin thuốc đến các khoa sử dụng dễ dàng hơn. Quản lý sử dụng thuốc cho bệnh nhân được thuận tiện trong thanh toán, tránh thất thoát. Việc cấp phát thuốc giữa Khoa Dược và các khoa sử dụng sẽ tránh được nhầm lẫn do Tổng hợp y lệnh và phiếu lĩnh được in ra rất rõ ràng: tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng…

b, Sử dụng thuốc ngoài danh mục và quy định bổ sung thuốc vào DMT bệnh viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

DMT bệnh viện đáp ứng đầy đủ cho bệnh viện vì vậy bệnh viện không sử dụng thuốc ngoài danh mục của BYT .

c, Số thuốc trong DMT bệnh viện không được sử dụng và quy trình loại bỏ

thuốc khỏi danh mục.

* Tỷ lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không sử dụng năm 2010 Tỷ lệ thuốc trong DMT được sử dụng và không sử dụng năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.18 sau:

Bảng 3.18. Tỷ lệ thuốc trong DMT sử dụng và không được sử dụng năm 2010

TT Nội dung SLDM Tỷ lệ

1 Thuốc được sử dụng 102 95,32 2 Thuốc không được sử dụng 5 4,68

3 Tổng số 107 100,0

Tỷ lệ các thuốc không được sử dụng năm 2010 là thấp. Các thuốc không được sử dụng chủ yếu là trùng hoạt chất bệnh viện đưa vào DMT dự phòng cho các thuốc đang sử dụng nhà thầu không cung ứng được. Điều này cho thấy DTC xây dựng DMT bệnh viện tương đối phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện thuận tiện cho quá trình cho quá trình mua sắm, bảo quản và cấp phát.

d, Số lượng các thuốc hạn chế kê đơn trong DMT bệnh viện

Năm 2010, BV Lao và phổi QN đã đưa ra quy định kê đơn hạn chế đối với một số thuốc. Cụ thể khi sử dụng các thuốc có dấu “*” trong DMT bệnh viện cần phải hội chẩn. Tỷ lệ thuốc bị hạn chế kê đơn được thể hiện ở bảng 3.19 như sau:

Bảng 3.19. Tỷ lệ % số thuốc bị hạn chế kê đơn trong DMT năm 2010 Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng TT Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 1 Các thuốc có dấu “*” cần hội chẩn khi sử dụng 3 2,8 215.350 6,21 2 Thuốc không hạn chế kê đơn

mà theo nhu cầu điều trị 104 97,2 3.255.395 93,79

3 Tổng số 107 100 3.470.745 100,0

Tỷ lệ các thuốc hạn chế kê đơn trong DMT của bệnh viện 2,8% nhưng giá trị sử dụng của nó chiếm 6,21 Điều này có thể giải thích tỷ lệ mắc các bệnh cần sử dụng các thuốc trên năm 2010 cao. Mặt khác giá của các mặt hàng thuốc trên cũng cao so với các loại thuốc khác. Tuy nhiên, để giảm bớt chi phí trong điều trị, DTC cần đưa ra khuyến cáo yêu cầu các bác sĩ nên cân nhắc trước khi kê đơn những thuốc trên.

e, Tỷ lệ thuốc huỷ trong năm 2010

Kết quả phân tích VEN các loại thuốc huỷ được thể hiện qua bảng 3.20 như sau:

Bảng 3.20 Tỷ lệ thuốc huỷ trong năm 2010

Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng

TT Loại thuốc huỷ

SLDM Tỷ lệ

% Trị giá

Tỷ lệ%

1 Thuốc sử dụng thường xuyên (E) 02 28,57% 145 14,02 2 Do nguyên nhân vỡ/hỏng. 5 71,43% 889 85,98

Trong số 7 mặt hàng thuốc huỷ nói trên, chủ yếu huỷ do vỡ, hỏng hoặc thiếu. Còn 02 mặt hàng huỷ do hết hạn sử dụng. Trong số thuốc hết hạn có:

 02 thuốc hết hạn phải huỷ là những thuốc vẫn thường xuyên được sử dụng (thuốc thiết yếu – E) do nguyên nhân những thuốc đó trước đây đang được sử dụng nhiều, nhưng trong thời gian dài sau khi Khoa Dược dự trù mua lại được sử dụng với số lượng ít đi, từđó dẫn đến hết hạn. Với những thuốc này, DTC và Khoa Dược bệnh viện cần thận trọng hơn khi lựa chọn và mua sắm.

f, Một số thông tin khác

Các thông tin khác được thu thập thể hiện qua bảng 3.21 như sau:

Bảng 3.21. Các thông tin khác

TT Nội dung các chỉ số Số lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Số ADR trong năm 2010 50 2 Số thuốc phải lập biên bản về chất lượng trong quá trình

sử dụng 0

3 Số thuốc không được cung ứng đủ theo nhu cầu điều trị 02 Nhận xét: Những thông tin về số lượng ADR là cần thiết để DTC đánh giá loại bỏ các thuốc đó ra khỏi DMT trong năm sau. Năm 2010 có 50 phản ứng có hại xảy ra khi sử dụng các thuốc trong DMT của bệnh viện (chủ yếu xảy ra với bệnh nhân sử dụng thuốc lao).

Về chất lượng nhà cung ứng: năm 2010 Số thuốc không cung ứng đủ nhu cầu điều trị là 02 mặt hàng Công ty đã có văn bản gửi đến bệnh viện giải thích nguyên nhân là do không nhập thuốc kịp thời.

Tóm lại, mặc dù có xảy ra một số sự cố nêu trên nhưng bệnh viện vẫn đảm bảo cung ứng đủ thuốc có chất lượng phục vụ bệnh nhân.

Chương 4: BÀN LUẬN

Xây dựng DMT bệnh viện là nền tảng cho việc quản lý dược tốt và sử dụng thuốc hợp lý. Lựa chọn thuốc để xây dưng DMT bệnh vện là khâu đầu tiên và quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện. Một DMT hợp lý sẽ giúp tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả điều trị từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ y tế.

Tại BV Lao và phổi QN, DMT được xây dựng lần đầu năm 2005 và mỗi năm một lần bệnh viện đều ra soát, xem xét, bổ sung, loại bỏ thay thế thuốc trong DMT bệnh viện để phù hợp với thực tếđiều trị. Đến năm 2010, bệnh viện đã xây dựng DMT lần thứ 6. Tuy nhiên, cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.

- DMT xây dựng tại bệnh viện chỉ mới áp dụng cho bệnh nhân điều trị nội trú và những bệnh nhân có thẻ BHYT ngoại trú mà bỏ qua một lượng lớn số thuốc được kê đơn được bán tại Nhà thuốc bệnh viện. Theo quy định về tổ chức của hoạt động của nhà thuốc bệnh viện “DMT tại nhà thuốc bệnh viện phải đáp ứng đủ thuốc điều trị cho người bệnh do DTC bệnh viện công bố”{14}, Như vậy DTC của bệnh viện nên có hướng xây dựng một DMT bệnh viện hợp lý đủ để đấp ứng nhu cầu điều trị cho mọi đối tượng bệnh nhân nội, ngoại trú đến khám chữa bệnh tại bệnh viện trong những năm tới.

Về cơ bản, các hoạt động xây dựng DMT và quy trình lựa chọn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện lao và phổi quảng ninh năm 2010 (Trang 48 - 72)