- DMT sử dụng thực tế năm 2010 gồm 107 thuốc trong đó có: 107 thuốc trong cột “thuốc hiện có” của cuốn cẩm, nang DMT, không có thuốc nào mua ngoài danh mục. Đây là danh mục chính thức được luận văn sử dụng để phân tích cơ cấu và tính thích ứng của DMT sử dụng tại bệnh viện năm 2010. Số liệu sử dụng được hồi cứu từ 1/4/2010 đến 31/3/2011.
3.2.1. Phân tích cơ cấu DMT đã sử dụng tại BV Lao và phổi QN năm 2010 2010
3.2.1.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý
DMT năm 2010 của BV Lao và phổi QN được phân loại theo nhóm tác dụng dược lý như trong bảng 3.6 và biểu đồ 3.3 sau:
Bảng 3.6. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý Đơn vị tính giá trị: 1000 VN đồng T T Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc hướng thần ,gây nghiện 4 3,74 3.526 0,10 2 Thuốc chữa lao 7 6,54 0 0
3 Thuốc chữa lao kháng thuốc 6 5,61 0 0 4 Thuốc kháng sinh 17 15,89 1.290.417 37,17 5 Dịch truyền 10 9,35 87.662 2,53 6 Thuốc tim mạch 10 9,35 50.000 1,44 7 Khoáng chất và vitamin 8 7,47 183.586 5,29 8 Thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm 8 7,47 102.661 2,96 9 Nhóm corticoid 3 2,8 350.702 10,10 10 Thuốc tác dụng trên đường hô
hấp 7 6,54 782.460 22,54
11 Thuốc cầm máu 4 3,74 70.814 2,04
12 Thuốc tiểu đường 4 3,74 25.000 0,72 13 Thuốc tác dụng trên đường tiêu
hóa 5 4,68 291.000 8,38
14 Thuốc lợi tiểu 2 1,87 5.000 0,14
15 Thuốc chống dịứng 5 4,68 20.000 0,58 16 Thuốc cản quang 4 3,74 200.000 5,76
17 Thuốc gây tê, gây mê 3 2.77 7.917 0,24
0 10 20
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Nhóm thuốc
Đồ thị phân loại theo số lượng DMT của từng nhóm thuốc Ghi chú: Nhóm thuốc từ 1 dến 27 được phân loại theo bảng 3.16
Biểu đồ 3.3. Cơ cấu DMT năm 2010 cuả BV Lao và phổi QN theo nhóm tác dụng dược lý
Nhìn và sơ đồ trên cho thấy trong số 27 nhóm dược lý quy định trong DMT chủ yếu, DMT sử dụng tại BV lao và phổi QN bao gồm 17 nhóm thuốc trong đó nhóm kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất.
Thuốc chữa Lao và thuốc chữa Lao kháng thuốc có trong DMT nhưng giá trị bằng 0 vì là thuốc do chương trình Lao cấp miễn phí .
Điều này cho thấy BV lao và phổi QN có đầy đủ các nhóm thuốc nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện.
* Nhóm thuốc chính trong DMT sử dụng tại Bệnh viện năm 2010
DMT sử dụng tại bệnh viện tập trung chủ yếu vào 05 nhóm thuốc chính được thể hiện qua bảng 3.7 sau:
Bảng 3.7. Các nhóm thuốc trong DMT năm 2010 của BV Lao và phổi QN
Đơn vị tính giá trị: 1000 VN đồng TT Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc giảm đau, chống viêm 8 7,47 102.661 2,96 2 Thuốc tác dụng trên đường hô
hấp 7 6,54 782.460 22,54 3 Thuốc kháng sinh 17 15,89 1.290.417 37,18
4 Thuốc tác dụng trên đường
tiêu hóa 5 4,68 291.000 8,38 5 Thuốc khác 70 65,42 1.004.207 28,93
Tổng 107 100 3.470.745 100
Nhìn vào bảng trên cho ta thấy nhóm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất về số lượng danh mục là nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, thuốc tác dụng trên đường hô hấp đồng thời nhóm thuốc này cũng có giá trị lớn nhất. Những nhóm thuốc này có giá trị sử dụng chiếm phần lớn trong năm 2010. Nhóm thuốc Lao số lượng sử dụng nhiều nhưng do chương trình Lao cấp miễn phí nên không có giá trị sử dụng. Điều này hoàn toàn hợp lý, với MHBT của bệnh viện.
3.2.1.2. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện năm 2010
a. Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại
Cơ cấu thuốc nội và thuốc ngoại trong DMT năm 2010 của BV Lao và Phổi QN được thể hiện tại bảng 3.8 sau:
Bảng 3.8. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại trong DMT bệnh viện năm 2010 Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng TT Nhóm thuốc SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 1 Thuốc ngoại 70 65,4% 2.534.391 73,02% 2 Thuốc nội 37 34,6% 936.354 26,98% 3 Tổng 107 100 3.470.745 100
Khi xây dựng DMT, bệnh viện đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc nội. Đặc biệt trong quá trình lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc ngoại) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc nội thuốc do các công ty trong nước sản xuất nên giá thành thấp hơn) để các bác sĩ có thể sử dụng tuỳ theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên Bệnh viện Lao và phổi QN căn cứ và mô hình bệnh tật thì nhu cầu về các nhóm thuốc như thuốc chống nhiễm khuẩn và nhóm tác dụng trên đường hô hấp ,tiêu hóa tương đối tương lớn các thuốc trên thường là thuốc nhập ngoại. Vì vậy tỷ lệ thuốc nội trong danh mục bệnh vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ.
b. Trong số thuốc ngoại nhập, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển.
3.2.1.3. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của bệnh viện năm 2010
Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT của BV Lao và phổi QN năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.9 sau:
Bảng 3.9. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT
Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng
TT Cơ cấu SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc đơn thành phần 104 97,20 3.440.745 99,13
2 Thuốc đa thành phần 3 2,80 30.000 0,87
Tổng số 107 100,0 3.470.745 100,0
Trong DMT của BV Lao và phổi QN, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ chủ yếu là thuốc chữa lao.
3.2.1.4. Tỷ lệ thuốc gốc (generic) và thuốc biệt dược trong DMT của bệnh viện năm 2010
Tỷ lệ thuốc gốc (generic) và thuốc biệt dược trong DMT của BV Lao và phổi QN năm 2010 được thể hiện qua bảng 3.10 sau đây:
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc theo tên gốc-tên biệt dược trong DMT bệnh viện năm 2010
Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng
TT Nội dung SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc theo tên gốc 30 28,84 635.396 18,47% 2 Thuốc theo tên biệt dược 77 71,96 2.835.349 81,70%
3 Tổng số 107 100,0 3.470.745 100
Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên biệt dược chiếm đa số trong DMT của BV Lao và phổi QN.
3.2.1.5. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn
Bảng 3.11. Cơ cấu DMT của bệnh viện năm 2010 theo quy chế chuyên môn Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng TT Cơ cấu SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc gây nghiện - hướng
tâm thần 4 3,7% 3.526 0,11% 2 Thuốc thường 103 96,3% 3.467.219 99,89%
Tổng số 107 100 3.470.745 100,0
BV Lao và phổi QN là bệnh viện chuyên khoa. Rất ít trường hợp cấp cứu, phẫu thuật nên tỷ lệ các thuốc gây nghiện - hướng tâm thần là hợp lý. Tuy nhiên, để thực hiện tốt quy chế quản lý Dược, bệnh viện luôn tuân thủ đúng quy chế chuyên môn trong việc dự trù mua, cấp phát, bảo quản, sổ sách báo cáo và huỷ các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần trên.
3.2.1.6. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT của BV Lao và phổi QN năm 2010
Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT của bệnh viện được thể hiện qua bảng 3.12
Bảng 3.12. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT bệnh viện năm 2010 Đơn vị giá trị tính: 1000 VN đồng TT Cơ cấu SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ % 1 Thuốc dạng uống 68 63% 148.400 4,27% 2 Thuốc dạng tiêm 15 14% 1.690.417 48,7% 3 Các dạng thuốc khác 24 23% 1.631.928 47,03% Tổng số 107 100 3.470.745 100
Quy chế sử dụng thuốc nội trú vừa được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải hạn chế sử dụng thuốc tiêm, đưa ra chỉ thị nghiêm ngặt: “chỉ dùng thuốc tiêm khi bệnh nhân không uống được hoặc cần tác dụng nhanh”.