Số liệu được bày bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word trong Windows bằng cách:
- Lập bảng
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. MÔ TẢ CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG DMT CỦA BỆNH VIỆN LAO VÀ PHỔI QUẢNG NINH NĂM 2010
3.1.1. Sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2010 của BVLao và phổi QN phổi QN
Sơđồ tóm tắt các bước xây dựng DMT năm 2010 được mô tả theo sơ đồ 3.1. sau đây. Thông tin từ các khoa/phòng: - Phòng KHTH Thông tin về MHBT - Phòng TCKT: -Nguồn kinh phí
- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng
-Tình hình điều trị
chương trình chống Lao quốc gia
Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc - Khoa Dược -DMT bệnh viện cũ HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ (DTC) Các căn cứ: - DMT thiết yếu - DMT chủ yếu - Khuyến cáo WHO - Một số hướng dẫn điều tị chuẩn của bệnh viện - DMT trúng thầu của Sở y tế Quảng Ninh Dự thảo cuốn cẩm nang DMTBV Hoàn thành cuốn cẩm nang DMT và in thành cuốn sổ tay DMT bệnh viện Thông qua Xem xét, sửa đổi,
bổ sung Giám đốc Bệnh viện
Hình 3.1. Quy trình các bước xây dựng DMT năm 2010 của BV Lao và phổi QN
Nhìn chung, hoạt động xây dựng DMT của BV Lao và phổi QN năm 2010 đã được triển khai theo các bước rõ ràng và đầy đủ. Những căn cứ trong quá trình xây dựng DMT hoàn toàn phù hợp và mang tính chất
khoa học. DTC đóng vai trò chính trong quá trình xây dựng DMT của bệnh viện. Ngoài ra, còn có sự đóng góp các bác sĩ, dược sĩ của các Khoa/phòng có liên quan. Giám đốc bệnh viện chính là người có thẩm quyền phê duyệt DMT sử dụng trong bệnh viện và buộc các thành viên có liên quan phải tuân thủ.
Tuy nhiên, qua thông tin từ Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC), điều hạn chế là DMT xây dựng tại bệnh viện mới chỉ áp dụng được cho bệnh nhân điều trị nộị trú và những bệnh nhân có thẻ Bảo hiểm y tế ngoại trú mà bỏ qua một lượng lớn số thuốc được kê đơn được bán tại Nhà thuốc bệnh viện.
3.1.2. Phân tích các hoạt động cụ thể trong xây dựng DMT của BV Lao và phổi năm 2010 và phổi năm 2010
3.1.2.1. Thành lập DTC bệnh viện
Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập DTC. Thành phần của DTC bệnh viện năm 2010 gồm 15 người được thể hiện quả bảng 3.1 sau:
Bảng 3.1. Các thành phần trong DTC của BV Lao và phổi QN năm 2010
STT Chức danh trong hội đồng Chức danh trong Bệnh viện
1 Chủ tịch hội đồng Giám đốc bệnh viện 2 Phó chủ tịch thường trực
(kiêm thư ký HĐ)
Trưởng khoa dược 3 Phó chủ tịch hội đồng Phó giám đốc bệnh viện
4 Uỷ viên Trưởng các khoa như khoa cấp cứu, khoa bệnh phổi, khoa lao phổi, khoa PHCN, khoa lao ngoài phổi, khoa chẩn đoán hình ảnh, khoa khám bệnh. 5 Uỷ viên Trường phòng KHNV
6 Uỷ viên Trưởng phòng Tài chính kế toán 7 Uỷ viên Trưởng phòng Điều dưỡng
Các thành phần có trong DTC là đúng quy trình và có đầy đủ các thành phần , chủ tịch hội đồng là Giám đốc bệnh viện, Trưởng khoa Dược là phó chủ tịch thường trực kiêm thư ký, phó chủ tịch hội đồng là phó giám đốc bệnh viện và có trưởng một số khoa lâm sàng, chuyên gia tài chính và trưởng phòng điều dưỡng là uỷ viên.
3.1.2.2. DTC xây dựng các nguyên tắc quản lý DMT
Xây dựng các chính sách và các quy trình là công việc đầu tiên của DTC. Các chính sách, quy định trong việc quản lý DMT bao gồm việc xây dựng các mục tiêu đánh giá lựa chọn thuốc, quy định bổ sung hoặc loại bỏ thuốc, quy định việc sử dụng thuốc ngoài danh mục…
Hồi cứu biên bản họp đầu năm 2010 của DTC. Năm 2010 bệnh viện đã đưa ra một số quy định trong việc quản lý DMT như sau:
Chọn thuốc theo nhu cầu (theo MHBT tại bệnh viện)
Chọn thuốc theo STG.
Chọn những thuốc theo thứ tự ưu tiên.
Thuốc trong danh mục phải thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành.
Chọn thuốc theo DMT trúng thầu của Sở y tế.
Chi có bác sĩ, dược sĩ mới là người có quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc khỏi DMT, yêu cầu phải được làm bằng văn bản gửi cho Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC).
Việc sử dụng thuốc ngoài DMT bệnh viện phải được yêu cầu thông qua bản dự trù có chữ ký của trưởng các khoa/phòng và được giám đốc bệnh viện phê duyệt.
Quy định sử dụng hạn chế một số thuốc trong DMT bao gồm: những thuốc có dấu “*” và một số thuốc điều hòa miễn dịch.
* Nhận xét: Việc đưa ra những nguyên tắc quản lý DMT bệnh viện là hết sức cần thiết. Đó chính là công cụ để DTC bệnh viện hoạt động. BV
Lao và phổi QN đã cơ bản đưa ra được các nguyên tắc để lựa chọn thuốc và quản lý sử dụng DMT. Tuy nhiên, các quy định mà bệnh viện đã đưa ra chỉ mang tính chất chung chung mà chưa có quy trình hướng dẫn cụ thể nào. Đặc biệt, trong việc sử dụng thuốc ngoài danh mục, bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi DMT, bệnh viện cần đưa ra một quy trình hướng dẫn cụ thể và thống nhất.
3.1.2.3. Các thông tin đểđánh giá lại DMT hiện tại (DMT năm 2009)
Theo kế hoạch, tháng 10 năm 2009 Trưởng khoa Dược (là thư ký DTC của Bệnh viện lao và phổi QN) đã thu thập một số thông tin cần thiết để giới thiệu cho DTC tại cuộc họp “thông qua danh mục thuốc, hoá chất sinh phẩm, vật tư tiêu hao năm 2010”. Cụ thể, bao gồm:
- Thông tin về MHBT năm 2009.
- Thông tin về nguồn kinh phí dành cho thuốc/ năm 2009: 2.940.000.000. - Thông tin về DMT và số thuốc đang được sử dụng năm 2009 là 104 thuốc.
- Tổng số ADR năm 2009: 30.
- Giá trị thuốc bị huỷ năm 2010: Không có thuốc hủy.
3.1.2.4. Thông tin thu thập từ ý kiến đóng góp của các khoa/phòng sử dụng thuốc
DMT phải được thống nhất bởi tất cả các khoa/phòng sử dụng thuốc. Trưởng khoa Dược (thư ký của DTC) đã gửi đến các khoa/phòng danh mục các thuốc hiện đang được sử dụng của từng khoa/phòng và đề nghị các khoa/phòng dự trù và có thể đưa ra ý kiến bổ sung hoặc loại bỏ các thuốc có trong DMT năm 2009. Vì vậy, việc thu thập ý kiến đóng góp từ các khoa/phòng sử dụng thuốc là hết sức cần thiết. Cùng với việc thu thập các thông tin để đánh giá DMT hiện tại. Trong bản đề nghị có đưa ra quy định theo nguyên tắc đề ra của DTC:
- Chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới được quyền yêu cầu bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục.
- Các yêu cầu phải được làm bằng văn bản và gửi cho thư ký của DTC. Các thông tin thu thập được qua ý kiến đóng góp của Khoa/phòng sử dụng được tổng hợp như trong bảng 3.2 sau:
Bảng 3.2. Thông tin thu thập từ các khoa/phòng sử dụng thuốc
STT Nội dung thông tin SLDM
1 Thuốc được đề nghị bổ sung vào DMT sử dụng năm 2010 - Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược)
- Tổng số hoạt chất
6 3 2 Thuốc thuốc yêu cầu loại bỏ ra khỏi DMT sử dụng năm 2010.
- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất
4 1 2 - Tổng số thuốc được đề nghị (cả tên generic và tên biệt
dược) đưa vào sử dụng năm 2010
107
Các khoa/phòng dự trù thuốc dựa vào nhu cầu điều trị thực tế, vì vậy khi sử dụng DMT, DTC cần phải lấy ý kiến đóng góp của các khoa/phòng sử dụng. Những thông tin về các thuốc sử dụng ngoài danh mục, các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi DMT và những ý kiến đóng góp của các khoa/phòng là bằng chứng để DTC lựa chọn thuốc. Việc bổ sung hay loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục được các khoa/phòng thực hiện đúng quy định mà DTC đề ra. Nghĩa là các yêu cầu đều được các bác sĩ, dược sĩ làm bằng văn bản có chữ ký của truởng các khoa/phòng (nhưng không theo một mẫu chính thức nào). Tuy nhiên, hạn chế là hầu hết các thuốc đề nghị bổ sung vào DMT năm 2010 của các khoa/phòng đều là các biệt dược. Một số thuốc yêu cầu bổ sung vào danh mục bằng tên biệt dược nhưng hoạt chất
đã có trong DMT sử dụng năm 2009. Các căn cứ mà các bác sĩ, dược sĩđưa ra đều rất chung chung: để đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân, một số thuốc đã được kê đơn cho bệnh nhân ngoại trú và được chứng minh hiệu quả qua thực tế lâm sàng. Đây cũng là nhu cầu xuất phát từ thực tế điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên DTC cần xem xét những ý kiến đóng góp trên có thực sự xuất phát từ nhu cầu của các bác sĩ hay xuất phát từ phía các công ty dược.
3.1.2.5. Đánh giá, lựa chọn nhu cầu các thuốc vào trong danh mục hoạt chất năm 2010
Trưởng khoa Dược (thư ký DTC) tổng kết các thông tin đã thu thập, báo cáo trong 03 cuộc họp của DTC. Các thành viên trong DTC đã đánh giá, lựa chọn và gửi nhu cầu các thuốc sử dụng tại bệnh viện gửi Sở Y Tế Quảng Ninh theo quy trình như trong sơđồ 3.2 sau:
DMT năm 2009 Thuốc trong DMT năm 2009 đang được sử dụng Thuốc trong DMT năm 2009 không được sử dụng Thuốc sử dụng ngoài DMT năm 2009 Thuốc mới đề nghị bổ sung của các khoa/phòng DMT dự thảo Danh mục hoạt chất dự thảo theo nhóm điều trị Các nguyên tắc lựa chọn DTC Dự thảo Danh mục hoạt chất Danh mục hoạt chất sử dụng năm 2010 Giám đốc BV Phê duyệt Đánh giá, lựa chọn Thư ký DTC tổng hợp, phân nhóm Thư ký DTC tổng hợp
Sơ đồ 3.2. Quy trình lựa chọn thuốc vào trong danh mục hoạt chất sử dụng tại BV Lao và phổi QN năm 2010
Dựa trên các nguyên tắc quản lý DMT, DTC đã tiến hành lựa chọn các hoạt chất trong danh mục nháp do thư ký DTC tổng hợp vào danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện theo:
- Thứ tự ưu tiên: chủ yếu đánh giá dựa trên phân loai TTY và không thiết yếu.
- Phân nhóm điều trị thống nhất với DMT chủ yếu do Bộ Y tế ban hành. Do DTC bệnh viện chưa xây dựng các tiêu chí lựa chọn thuốc một cách rõ ràng, cụ thể về tính hiệu quả- an toàn, đặc tính sử dụng và chi phí nên việc lựa chọn thuốc vào trong DMT bệnh viện chủ yếu dựa theo ý kiến riêng và kinh nghiệm chuyên môn của mỗi thành viên trong hội đồng và các thông tin thu thập của thư ký DTC. Với một số thuốc mới yêu cầu bổ sung và cần phải tra cứu thông tin, thư ký DTC tìm hiểu qua Dược thư quốc gia, Vidal, thuốc biệt dược,… và thị trường để đánh gíá chi phí. Tuy nhiên, để có được một DMT hợp lý, an toàn và hiệu quả, DTC của bệnh viện cần xây dựng các tiêu chí đánh giá, lựa chọn giá thuốc vào DMT bệnh viện một cách thống nhất và đầy đủ. Đồng thời có thể dựa vào phương pháp tính điểm cho từng thuốc định chọn để so sánh và lựa chọn.
Kết quả lựa chọn thuốc của DTC được hồi cứu biên bản họp của DTC. Trong đó, tất cả các thành viên trong DTC đã nhất trí thông qua danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện năm 2010 như trong bản 3.3 sau:
Bảng 3.3: Kết quả lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chất của DTC
STT Nội dung thông tin SLDM
1 Thuốc được đề nghị bổ sung vào DMT sử dụng năm 2010 - Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược)
- Tổng số hoạt chất
6 3 2 Thuốc thuốc yêu cầu loại bỏ ra khỏi DMT sử dụng năm 2010
- Tổng số thuốc (cả tên generic và tên biệt dược) - Tổng số hoạt chất
4 1 2 - Tổng số thuốc được đề nghị (cả tên generic và tên biệt
dược) đưa vào sử dụng năm 2010
Kết quả lựa chọn thuốc vào danh mục hoạt chất của bệnh viện cho thấy, DTC đã lựa chọn được một số lượng hữu hạn các thuốc. Trong quá trình lựa chọn, DTC có đánh giá bổ sung thêm thuốc mới vào danh mục, đồng thời cũng đã loại bỏ được một số thuốc không thực sự cần thiết ra khỏi danh mục. Đây chính là tiền đề cho việc xây dựng một DMT bệnh viện hợp lý.
3.1.2.6. DMT trúng thầu năm 2010.
Sau khi thống nhất danh mục hoạt chất sử dụng tại bệnh viện năm 2010, Bệnh viện đã gửi Sở Y Tế. Sở Y Tế Tỉnh Quảng Ninh căn cứ vào nhu cầu sử dụng của các đơn vị và tổ chức đấu thầu, sau khi đấu thầu xong UBND Tỉnh Quảng Ninh và Sở y tế Quảng Ninh giao cho các Công ty cổ phần dược phẩm trúng thầu chịu trách nhiệm cung ứng thuốc cho các cơ sở y tế trong Tỉnh và kết quả trúng thầu được thể hiện qua bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Danh mục các thuốc trúng thầu năm 2010
Đơn vị tính giá trị: 1000 VN đồng
TT Nội dung SLDM Tỷ lệ % Trị giá Tỷ lệ %
1 Thuốc theo tên thương mại 150 75 3.468.229 69,36% 2 Thuốc theo tên gốc 50 25 1.532.120 30,64%
3 Tổng số 200 100,0 5.000.349 100
Trong danh mục thuốc trúng thầu năm 2010 của Sở Y Tế Quảng Ninh, đa số các thuốc được đưa ra đấu thầu theo tên gốc, một số thuốc vẫn được mời thầu theo tên thương mại. Điều này có thể giải thích là do hoạt động đấu thầu của Sở Y Tế Quảng Ninh được sử dụng chung cho toàn ngành y tế. Do mỗi một hoạt chất có nhiều biệt dược khác nhau, nhiều hãng sản xuất khác nhau, giá thành khác nhau. Bên cạnh đó Tỉnh Quảng Ninh giao
cho các Công ty cổ phần dược phẩm trúng thầu cung ứng thuốc cho các bệnh viện trong Tỉnh. Hình thức cung ứng này có ưu điểm và tồn tại sau:
Ưu điểm: Hình thức cung ứng đơn giản dễ thực hiện, thuận lợi cho việc hoạt động của khoa dược vốn đã thiếu nhân lực.
- Thời gian cung ứng thuốc nhanh dễ theo dõi kiểm soát, đặc biệt là kiểm soát chất lượng thuốc.
- Giảm số lượng dự trữ thuốc cho bệnh viện do đó giảm được chi phí bảo quản thuốc.
Tồn tại: Giá thuốc chi phí cao..
Tóm lại: Phương thức chỉ thầu trong cung ứng thuốc tuy có nhiều ưu điểm, thuận lợi nhưng phương pháp này làm giá thuốc tăng cao làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích bệnh nhân.
3.1.2.7. Xây dựng cuốn cẩm nang DMT năm 2010
Sau khi có kết quảđấu thầu, Khoa Dược đã triển khai mua sắm thuốc theo danh mục trúng thấu, vì vậy danh mục trúng thầu năm 2010 là danh mục thuốc sử dụng chủ yếu tại bệnh viện trong năm 2010. Dựa vào DMT trúng thầu năm 2010 và DMT chủ yếu do Bộ y tế ban hành, Trưởng khoa Dược (thư ký DTC xây dựng DMT sử dụng năm 2010 và đưa ra dự thảo về nội dung cuốn cẩm nang DMT. DTC đã họp thống nhất nội dung và trình giám đốc bệnh viện xem xét.
Giám đốc bệnh viện đã xem xét, sửa đổi, bổ sung và ký quyết định ban hành cuốn cẩm nang DMT bệnh viện năm 2010. Nội dung của cuốn cẩm nang DMT được thể hiện qua bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5. Nội dung cẩm nang DMT của BV Lao và phổi QN năm 2010 TT Nội dung cẩm nang DMT năm 2010
1 Quyết định ban hành thuốc chữa bệnh sử dụng tại Bệnh viện năm 2010 2 Mục lục DMT
3 Danh mục thuốc chữa bệnh sử dụng tại BV Lao và phổi QN bao gồm:
107 hoạt chất có trong DMT chủ yếu của Bộ Y tế và DMT trúng thầu của Sở y tế Quảng Ninh
4 Hướng dẫn sử dụng DMT
5 Công văn hướng dẫn chỉđịnh dùng thuốc có dấu (*) cho bệnh nhân 6 Mẫu biên bản hội chẩn cho bệnh nhân sử dụng thuốc có dấu (*)