Tính phù hợp danh mục thuốc sử dụng với nguồn ngân sách bệnh

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 63 - 69)

Nguồn ngân sách dành cho thuốc của bệnh viện chiếm gần 37% trong năm 2012. Theo khuyến cáo của WHO thì ngân sách thuốc nên chiếm từ 30%- 40% ngân sách của bệnh viện [15],[20], điều đó cho thấy ngân sách thuốc tại bệnh viện là hợp lý. Bệnh viện đã có kế hoạch tài chính cụ thể về phân bổ ngân sách, việc cắt giảm ngân sách thuốc sẽ giúp cho bệnh viện tập trung ngân sách vào hoạt động nâng cao chất lượng trong điều trị.

Tại tỉnh Vĩnh Phúc, trước đây, khi mới thành lập bảo hiểm y tế, việc cung ứng thuốc do cơ quan bảo hiểm chỉ định nơi phân phối để thuận tiện cho việc thanh quyết toán và bác sỹ kê đơn cho bệnh nhân thuốc gì thì Khoa Dược phải đáp ứng ngay yêu cầu thuốc đó nhằm thu hút các đối tượng bảo hiểm. Khi số lượng người tham gia bảo hiểm ngày càng tăng gây bội chi quỹ BHYT, nên việc quản lý chặt chẽ từ khâu dự trù, chọn nhà cung cấp, kê đơn, cấp phát được đặt ra để giảm bội chi ngân sách nhưng vẫn đảm bảo chất lượng điều trị. Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy công tác khám và điều trị cho bệnh nhân BHYT tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều điều chưa hợp lý do nhiều lý do chủ quan, khách quan đem lại.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Tỉ lệ kinh phí trong 2 năm từ nguồn Bộ Y tế và DVYT thay đổi không đáng kể. Nguồn từ BHYT thay đổi và

luôn chiếm tỉ lệ cao nhất hằng năm trong tổng các nguồn kinh phí, điều này là hợp lý vì trong những năm qua số thẻ BHYT của Bệnh viện tăng cao. Nguồn từ DVYT chiếm tỉ lệ thấp nhất và có xu hướng giảm nhẹ, điều này là hợp lý vì Bệnh viện nằm ở trung tâm tỉnh, gần với Hà Nội, nơi có nhiều bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương nên có nhiều sự lựa chọn cho BN điều trị tự nguyện.

Do sự thay đổi này mà nền kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện ở nhiều mặt, đã đẩy mạnh việc phát triển công tác BHYT. Năm 1989, năm khởi đầu thí điểm BHYT, mới chỉ có vài chục ngàn người tham gia thì đến năm 2005 đã có 23 triệu người, chiếm xấp xỉ 26,3% dân số. Nguồn thu từ BHYT cũng tăng nhanh, quyền lợi của người tham gia ngày càng được nâng cao. Mặc dù vậy, độ bao phủ của BHYT vẫn còn hạn chế, tài chính thiếu, tính bền vũng và chất lượng khám, chữa bệnh còn nhiều hạn chế. Hiện nay, đầu tư của Nhà nước cho y tế còn quá khiêm tốn. Thật vậy, trong tổng số chi tiêu cho y tế của cả nước, Nhà nước chỉ đóng góp khoảng 28%, phần còn lại (72%) là từ dân hay tư nhân. Ngoài ra, chi tiêu của Nhà nước cho y tế chỉ chiếm 6,1% tổng số chi tiêu của Nhà nước. Tỷ lệ này còn khiêm tốn so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào (7%).

Kết quả nghiên cứu về số lượng thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện từ năm 2011-2012 đã cho thấy, số lượng danh mục thuốc tăng từ 215 lên 230 loại, chiếm tỉ lệ từ 97,21% đến 97,83%. Như vậy, tỉ lệ thuốc chủ yếu trong danh mục thuốc của Bệnh viện là rất cao. Kết quả này cũng phù hợp với tình hình chung của cả nước và cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa Thanh Hóa của Lê Chí Hiếu, bệnh viện Kiến An, Hải Phòng của Nguyễn Văn Quân [9],[13].

Đồng thời, kết quả cũng cho thấy tại bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc, trong 2 năm qua, bệnh viện đã cố gắng đưa thuốc sản xuất trong nước vào trong danh mục thuốc của bệnh viện để góp phần giảm chi tiêu về tiền thuốc và thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng về chính sách thuốc quốc gia. Do đó tỉ lệ thuốc nội trong danh mục thuốc bệnh viện có xu hướng tăng qua 2 năm, từ 45,58% năm 2011 lên 47,83% năm 2012. Trong 2 năm, tỉ lệ thuốc mang tên thương mại có xu hướng giảm dần từ 69,77% (năm 2011) xuống

còn 63,04% (năm 2012). Việc giảm tỉ lệ thuốc mang tên thương mại trong danh mục thuốc bệnh viện đã góp phần tiết kiệm chi phí mua thuốc cho bệnh viện cũng như chi phí.

Theo Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên sử dụng tên gốc của thuốc, khi tính toán hiệu quả kinh tế chữa bệnh thì giá thành dùng thuốc gốc luôn thấp hơn biệt dược. Như vậy, với kết quả trên đã đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh [16],[21].

KẾT LUẬN

1. Hoạt động xây dựng DMT của HĐT&ĐT Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Vĩnh Phúc.

- Tại bệnh viện đã có quy trình xây dựng DMT. Các hoạt động trong xây dựng DMT của Bệnh viện năm 2012 đã được tiến hành lần lượt, đầy đủ theo các bước một cách hợp lý. Các hoạt động đó bao gồm:

- Xây dựng các nguyên tắc DMT.

- Thu thập các thông tin để đánh giá lại DMT năm trước (tình hình điều trị và nhu cầu thực tế, số liệu thống kê về sử dụng thuốc, thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng, tình hình cung ứng của các công ty trúng thầu). - Thu thập thông tin từ các khoa, phòng sử dụng thuốc, tiến hành phân tích

cơ bản mô hình bệnh tật, những thuốc cần bổ xung vào DMT.

- Dự thảo DMT: Danh mục thuốc gồm 25 nhóm, 225 thuốc (đơn chất, hợp chất).

- Phê chuẩn danh mục thuốc

2. Cơ cấu của danh mục thuốc năm 2012 của bệnh viện

- Danh mục thuốc đã đáp ứng nhu cầu điều trị và phù hợp với danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành năm 2011.

- Tỷ lệ thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện chiếm 51,1% với giá trị sử dụng là 80,4%; cao hơn so với thuốc nội (48,9% và giá trị sử dụng là 19,6%)

- Nhóm thuốc A có 21 khoản mục thuốc (biệt dược) chiếm 9,33% với giá trị sử dụng chiếm 76,78% (10,98 tỷ đồng).

- Danh mục thuốc tiêu thụ phù hợp theo khuyến cáo của WHO và có tổng giá trị 37% ngân sách bệnh viện.

KIẾN NGHỊ

-Bệnh viện (HĐT&ĐT) cần thường xuyên rà soát DMT tại bệnh viện, nên có các nghiên cứu tiếp theo để phân tích ABC, phân tích hiệu quả - chi phí, phân nhóm điều trị, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp can thiệp phù hợp và kịp thời

-Bệnh viện cần cập nhật thêm các nguồn thông tin như cuốn tài liệu Martindale, tham khảo thêm các nguồn thông tin cấp 1 trên PubMed…

-Cần có kế hoạch xây dựng cuốn cẩm nang DMT bệnh viện với đầy đủ các nội dung tổng hợp tất cả các thông tin quan trọng về thuốc có trong danh mục nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1.Bộ Y tế (1997), “Thông tư 08/BYT-TT ngày 04/07/1997 của bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc & Điều trị ở bệnh viện”, Kỷ yếu pháp quy về Y tế, Nxb Y học

2.Bộ Y tế (2001), Bảng phân loại Quốc tế bệnh tật ICD - 10, Nxb Y học

3.Bộ Y tế (2004), “Chỉ thị 05/2004/CT-BYT ngày 16/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong bệnh viện”, Các văn bản quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Dược, Nxb Y học

4.Bộ Y tế (2005), “Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 5, ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ - BYT ngày 1/7/2005 của Bộ trưởng bộ Y tế”, Tạp chí Dược học 8/2005

5.Bộ Y tế (2007), Quản lý và kinh tế dược, Nxb Y học

6.Cục quản lý dược (2008), “Hội nghị toàn quốc ngành dược”, Tạp chí dược học,

số 384/4/2008

7.Trương Quốc Cường (2009), Báo cáo tổng kết công tác Dược năm 2008, triển khai kế hoạch năm 2009, Tài liệu phục vụ Hội nghị ngành Dược toàn quốc, cục Quản lý Dược - Bộ Y tế quản lý dược (2008), “Hội nghị toàn quốc ngành dược”, Tạp chí dược học, số 384/4/2008

8.Tống Thị Quỳnh Giao (2011), Khảo sát hoạt động cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế tại bệnh viện Nhi tỉnh Thái Bình năm 2010, Luận văn dược sĩ CKI, trường Đại học Dược Hà Nội

9.Lê Chí Hiếu (2012), Phân tích danh mục thuốc đã sử dụng của bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa năm 2010, Luận văn dược sĩ CKI, trường Đại học Dược Hà Nội

10. Nguyễn Thị Thu Hương (2013), Phân tích hoạt động lựa chọn danh mục và mua sắm thuốc tại bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí năm 2012, Luận

11. Nguyễn Thị Phương Lan (2011), Phân tích hoạt động sử dụng thuốc tại bệnh viện Tim Hà Nội giai đoạn 2008 - 2010, Luận văn thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội

12. Dương Thùy Mai (2008), Phân tích, đánh giá hoạt động đấu thầu thuốc ở một số bệnh viện giai đoạn 2006-2007 và bước đầu áp dụng tin học hỗ trợ hoạt động đấu thầu tại bệnh viện, Luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội

13. Nguyễn Văn Quân (2002), Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc đáp ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh tại bệnh viện Kiến An Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ dược học, trường Đại học Dược Hà Nội

14. Cao Minh Quang (2010), “Tổng quan về đầu tư trong lĩnh vực dược – Thực trạng, cơ hội, thách thức và triển vọng”, Tạp chí dược học, 8/2010 (412),3. 15. Tổ chức Y tế thế giới (2003), Hội đồng thuốc và điều trị, cẩm nang hướng

dẫn thực hành, Nxb Giao thông vận tải

Tiếng Anh

16. Americal Society of Health system pharmacists (2002), “ASHP guidelines on formulary Management” Am J Hoss Phar, pp.134-141

17.Jonathan D.Quick (1997), Managing Drug Supply: The Selection, Procurement, Distribution and use of pharmaceutiacals, Second Edition, Revised and Expanded, Kumarian Press.

18. WHO (1997), The use of essential drug; Am J Hoss Phar, pp.96- 102

19.WHO (2000), Progress in Essentive Drug and Medicine Policy 1998-1999, Health technologand Pharmaceuticals cluter, pp.12-14.

20.WHO (2003), How to invesigate drug use in health facilities: Core drug use indicator, study design and sample size, analysis and reporting, pp.19-31 21.WHO (2004), The use of essential drug; Am J Hoss Phar, pp. 24-34

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)