Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 33)

* Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị

HĐT&ĐT BV Sản Nhi Vĩnh phúc gồm 10 người, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do Giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập.

Chủ tịch HĐT&ĐT: Giám đốc bệnh viện.

Phó Chủ tịch thường trực HĐT&ĐT: Trưởng khoa Dược bệnh viện.

Thư kí HĐT&ĐT: Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp.

Ủy viên: 02 Phó giám đốc bệnh viện, các Trưởng khoa điều trị chủ chốt, 01 dược sỹ đại học thuộc khoa dược bệnh viện.

* Chức năng Hội đồng thuốc và điều trị

HĐT&ĐT làm nhiệm vụ tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện của bệnh viện và mô hình bệnh tật.

* Nhiệm vụ Hội đồng thuốc và điều trị

- Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật bệnh viện và kinh phí thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện.

- Giám sát thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.

- Theo dõi các phản ứng có hại của thuốc, đồng thời rút kinh nghiệm các sai sót trong sử dụng thuốc.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ, và điều dưỡng, trong đó dược sĩ đóng vai trò tư vấn, bác sĩ chịu trách nhiệm về chỉ định, điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc Khoa Dược bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

* Địa điểm

- Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Trường Đại học Dược Hà Nội - Bệnh viện sản – Nhi Tỉnh Vĩnh phúc

* Thời gian nghiên cứu:

- Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu 2.3.1. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

2.3.1.1. Mô tả các hoạt động xây dựng DMT của bệnh viện

 Vẽ sơ đồ tóm tắt các bước xây dựng DMT.

 Phân tích khái quát các hoạt động trong xây dựng DMT.

2.3.1.2. Phân tích cơ cấu DMT sử dụng

Hồi cứu các hồ sơ, sổ sách liên quan đến việc mua thuốc và kinh phí năm 2012 để tìm hiểu về cơ cấu nhóm thuốc; nguồn gốc xuất xứ của thuốc; cơ cấu DMT sử dụng theo quy chế chuyên môn; cơ cấu nhóm thuốc ABC.

Các số liệu sau khi được thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau:

- Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã sử dụng năm 2012 trên cùng một bản tính Excell: Tên thuốc (cả generic và biệt dược); nồng độ, hàm lượng; đơn vị tính; đơn giá; số lượng sử dụng của từng khoa/ phòng; nước sản xuất; nhà cung cấp.

 Xếp theo nhóm tác dụng dược lý (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Xếp theo nước sản xuất: đưa ra tỷ lệ thuốc nội/ ngoại  Xếp theo tên gốc/ tên biệt dược

 Xếp theo các thuốc đơn thành phần/ đa thành phần  Xếp theo DMT nghiện, hướng thần/ thuốc thường  Xếp theo DMT uống/ tiêm.

- Tính tổng số lượng khoản mục, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần).

* Phân tích ABC: Là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách [22].

Các bước tiến hành:

Bước 1: Liệt kê các sản phẩm: gồm N sản phẩm Bước 2: Điền các thông tin sau cho mỗi sản phẩm:

- Đơn giá của từng sản phẩm: gi (i=1,2,3….N) - Số lượng các sản phẩm: qi

Bước 3: Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lượng sản phẩm. ci = gi x qi

Tổng số tiền sẽ bằng tổng lượng tiền cho mỗi sản phẩm: C = ci

Bước 4: Tính giá trị % của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm chia cho tổng số tiền: pi = ci x100/C

Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần.

Bước 6: Tính giá trị % tích luỹ của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm (k): bắt đầu với sản phẩm số 1 sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách.

Bước 7: Phân hạng sản phẩm như sau:

- Hạng A: Gồm những sản phẩm chiếm 75-80% tổng giá trị tiền (có k từ 0  80%)

- Hạng B: Gồm những sản phẩm chiếm 15-20% tổng giá trị tiền (có k từ 80  95%)

- Hạng C: Gồm những sản phẩm chiếm 5-10% tổng giá trị tiền (có k > 95%) Thông thường, sản phẩm hạng A chiếm 10-20% tổng sản phẩm; hạng B chiếm 10-20% và 60-80% còn lại là hạng C.

2.3.2. Trình bày số liệu

Số liệu được bày bằng phần mềm Microsoft Excel và Microsoft Word trong Windows bằng cách:

- Lập bảng.

- Mô hình hoá dưới dạng biểu đồ, đồ thị.

2.3.3. Đánh giá tính phù hợp danh mục thuốc đã sử dụng với danh mục thuốc chủ yếu.

- Đánh giá danh mục thuốc chủ yếu trong năm với danh mục thuốc chủ yếu của BYT ban hành.

2.3.4.Đánh giá tính phù hợp danh mục thuốc đã sử dụng với nguồn ngân

sách bệnh viện.

- Đánh giá nguồn ngân sách dành cho cung ứng thuốc trong điều trị chiếm bao nhiêu và có hợp lý không.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012. tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012.

3.1.1. Hoạt động xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện

3.1.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quá trình xây dựng Danh mục thuốc BV Sản Nhi Vĩnh Phúc tóm tắt như sau:

Hình 3.1. Qui trình xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện năm 2012

Các tài liệu

- DMT chủ yếu - DMT sử dụng năm 2011

Thông tin từ các khoa phòng:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

Mô hình bệnh tật

- Phòng Tài chính kế toán

Nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc

- Khoa Dược

Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2011 Hội Đồng Thuốc& Điều Trị Dự thảo Danh mục thuốc Danh mục thuốc (hoạt chất)

Quá trình xây dựng Danh mục thuốc của bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc được tóm tắt theo hình 3.1 cho thấy: Bệnh viện đã sử dụng nguồn thông tin cần thiết cho việc xây dựng danh mục thuốc của năm 2012, các thông tin này là công cụ hỗ trợ cho các quyết định của HĐT&ĐT trong hoạt động xây dựng danh mục thuốc, cụ thể như sau:

- Mô hình bệnh tật của bệnh viện - Hướng dẫn điều trị chuẩn

- Ngân sách bệnh viện

- Danh mục thuốc năm 2011

- Danh mục các thuốc nằm ngoài danh mục nhưng được sử dụng phác đồ điều trị chuẩn

- Báo cáo ADR

Bệnh viện đã thu thập các thông tin của cơ sở để tiến hành đánh giá hoạt động sử dụng thuốc năm 2012. Nguồn thông tin cơ sở bao gồm các thông tin về tình hình sử dụng thuốc trong năm 2012, các vấn đề trong điều trị như báo cáo ADR. Nhìn chung hoạt động thu thập thông tin của bệnh viện tương đối đầy đủ. Quá trình cân nhắc và lựa chọn các nhóm thuốc và Danh mục thuốc nháp được thực hiện mỗi năm một lần vào thời điểm cuối năm khi chuẩn bị cho đấu thầu thuốc. Do đặc thù của một bệnh viện chuyên khoa nên bệnh viện đã tiến hành phân tích lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc nháp theo thứ tự các nhóm thuốc có trong bảng. Theo như thành viên của HĐT&ĐT việc thực hiện theo cách lựa chọn này phù hợp với thứ tự trong Danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy có thể dễ dàng kiểm soát số lượng các thuốc trong nhóm.

Trong một số trường hợp do tính cần thiết trong điều trị, một số các khoa lâm sàng có ý kiến về việc cung ứng một nhóm thuốc nào đó thì khoa lâm sàng đó sẽ lên danh sách các thuốc cần được cung ứng. Danh sách được tổng hợp vào tháng 10 và gửi lên HĐT&ĐT, Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá lựa chọn các thuốc trong danh sách.

HĐT&ĐT dựa trên các thông tin trên, tiến hành phân tích lựa chọn các thuốc vào trong danh mục thuốc của bệnh viện của năm tiếp theo. HĐT&ĐT còn dựa trên các thông tin từ các nguồn khoa phòng điều trị về các thuốc không đáp ứng được nhu cầu điều trị, thuốc kém chất lượng, thuốc gây nên tương tác và các ADR.

Do đặc thù của tỉnh Vĩnh phúc tiến hành đấu thầu tập trung nên HĐT&ĐT của bệnh viện không can thiệp sâu vào việc lựa chọn thuốc. Danh mục thuốc hoạt chất được xây dựng, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện dựa trên danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy các thuốc này được bảo hiểm y tế chi trả.

Khoa Dược của Bệnh viện thường xuyên cập nhập và theo dõi các thông tin thuốc giả, thuốc kém chất lượng của Cục Quản Lý Dược Việt Nam, thông tin thuốc giả thuốc kém chất lượng được gửi tới Khoa Dược bệnh viện. Cán bộ của bộ phận thông tin thuốc sẽ kiểm tra các thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện. Nếu có các thuốc trong danh sách các thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc kém chất lượng, bệnh viện sẽ thu hồi và niêm, phong toàn bộ số thuốc đó và báo cáo gửi lên Sở Y tế tỉnh, ngưng hoạt động cung ứng thuốc đình chỉ, kém chất lượng trong toàn bệnh viện. Trong năm 2012 bệnh viện không có thuốc nào thuộc danh mục thuốc đình chỉ và kém chất lượng.

Hiện tại, bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc chưa xây dựng chuyên khảo về các thuốc trong danh mục thuốc. Cuốn sách chuyên khảo là cuốn cẩm nang về các thuốc trong danh mục trong đó có đầy đủ các thông tin về tên thuốc hàm lượng nồng độ, chỉ định chống chỉ định, tương tác thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, độ dài của đợt điều trị… Bệnh viện cũng chưa tiến hành phân tích nào về vấn đề kinh tế như phân tích chi phí- hiệu quả của thuốc.

thuốc theo tác dụng điều trị giống danh mục thuốc chủ yếu phổ biến hầu hết các bệnh viện.

3.1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc của bệnh viện:

Hoạt động đánh giá thuốc đòi hỏi HĐT&ĐT phải xây dựng các tiêu chí đánh giá thuốc. Các tiêu chí đánh giá thuốc sẽ giúp các thành viên trong HĐT &ĐT có được cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn thuốc.

Những tiêu chí đó ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Những tiêu chí được thành viên HĐT&ĐT nêu ra, tuy nhiên tại BV Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc thì không có văn bản nào quy định tiêu chí này. Điều này cho thấy HĐT&ĐT vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đánh giá thuốc.

3.1.1.3. Phê chuẩn danh mục thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi lựa chọn xong các thuốc trong Danh mục thuốc của một năm, Giám đốc bệnh viện, chủ tịch HĐT&ĐT, trưởng khoa Dược Bệnh viện đồng phê chuẩn Danh mục thuốc được xây dựng. Quyết định này được thông báo đến toàn thể cán bộ nhân viên trong các khoa phòng bệnh viện. Đồng thời với sự phê duyệt Danh mục thuốc mới, Khoa Dược bệnh viện chuẩn bị Danh mục thuốc mới này gửi đến tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.

3.1.1.4. Quản lý danh mục thuốc

Hiện tại Bệnh viện đã qui định chính sách quyền hạn của HĐT&ĐT, trách nhiệm của HĐT&ĐT được qui định theo Qui Chế Bệnh viện. HĐT&ĐT đã có những qui định về việc hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh mục.

Khi Khoa phòng có nhu cầu sử dụng một thuốc mà thuốc đó không có trong Danh mục thuốc của bệnh viện thì các bác sĩ, dược sĩ làm đơn yêu cầu, có chữ kí của trưởng khoa gửi lên trưởng khoa Dược (Phó chủ tịch HĐT&ĐT). Căn cứ vào nhu cầu, trưởng khoa Dược đề nghị và xin ý kiến chủ tịch HĐT&ĐT quyết định cung ứng thuốc đó hay không.

Bệnh viện chưa có mẫu đơn về việc thêm hoặc loại bỏ một thuốc ra khỏi Danh mục thuốc. Khi có yêu cầu về việc thêm một thuốc mới các bác sĩ, dược sĩ viết một lá đơn bằng tay gửi lên khoa dược.

Việc thay thế phác đồ điều trị và sử dụng thuốc generic cũng được thảo luận trong các cuộc họp của HĐT&ĐT. Tuy nhiên không có văn bản hay biên bản cuộc họp của HĐT&ĐT.

3.1.2. Cơ cấu 10 thuốc có giá trị sử dụng lơn nhất năm 2011 tại bệnh viện. Bảng 3.1. Danh sách 10 thuốc sử dụng nhiều nhất năm 2011

STT Tên thuốc Đơn vị

tính Số lượng tiêu thụ Gía trị (1000VNĐ) Tỷ lệ % 1 Beroduanl (Fenoterol + ipratropium) Lọ 7000 1.005.460 14,52 2 Hydrocortison 125mg Lọ 24800 912.230 13,17 3 Setrionac (Ceftriaxone 1g) Lọ 8000 904.200 13,06 4 Codzidim 1g (Ceftazidime 1g) Lọ 6300 736.000 10,63 5 Vicimaldol 1g (Cefamandol 1g) Lọ 11000 678.000 9,8 6 Tartum 1,5g (Ampicillin 1g+ Sulbactam 0,5g) Lọ 13000 654.100 9,45 7 Vixiroxim (Cefuroxim 750mg) Lọ 15000 596.600 8,62 8 Kocepo 1g (Cefoperazone 1g) Lọ 6000 515.050 7,44 9 Zinfoxim (Netilmicin 100mg/ 2ml) Lọ 22000 484.000 6,99 10 Huotob (Tobramycin 80mg) Lọ 16000 439.410 6,3

Nhận xét:

Trong 10 thuốc giá trị sử dụng cao nhất, 2 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất tác dụng trên đường hô hấp đó là Berodual và hydrocortisol được sử dụng qua đường khí dung; 1 loại kháng sinh phối hợp Tartum 1,5g (Ampicillin 1g + Sulbactam 0,5g); 2 kháng sinh nhóm aminoglycosid; 1 kháng sinh thế hệ II (Cefamandol); 4 kháng sinh là thế hệ III.

Điều này phù hợp với tình hình bệnh tật của bệnh viện và đồng thời cũng khẳng định danh mục thuốc trong bệnh viện cần tập trung vào các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất như kháng sinh.

Từ danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất trong năm 2011, HĐT & ĐT đã xây dựng danh mục thuốc phù hợp cho năm 2012 dựa trên mô hình bệnh tật.

3.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2012 tại bệnh viện.

3.2.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

Danh mục thuốc bệnh viện được phân theo nhóm tác dụng dược lý và giá trị sử dụng được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm thuốc và giá trị sử dụng năm 2012

STT Nhóm thuốc Thuốc sử dụng Giá trị sử dụng Số thuốc TL % Số tiền (tỷ đồng) TL %

1 Thuốc điều trị chống kí sinh

trùng và nhiễm khuẩn 55 24,44 8,2 57,34

2 Thuốc đường tiêu hóa 23 10,22 0,108 0,76

3 Thuốc gây tê gây mê 19 8,44 0,58 4,06

4 Dung dịch điều chỉnh nước

điện giải 14 6,22 1,52 10,63

chống viêm không steroid, ĐT Gout

6 Thuốc tác dụng đối với máu 14 6,22 0,325 2,3

7 Khoáng chất và Vitamin 12 5,33 0,052 0,36

8 Hormone và các thuốc tác

động vào hệ nội tiết 10 4,44 1,15 8,04

9 Thuốc TD đường hô hấp 9 4,0 1,25 8,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm

máu sau đẻ và chống đẻ non 8 3,56 0,4 2,8

11 Thuốc tim mạch 8 3,56 0,02 0,14

12 Thuốc giải độc dùng trong

các trường hợp ngộ độc 5 2,22 0,017 0,12

13 Thuốc chống co giật, chống

động kinh 5 2,22 0,009 0,06

14 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinseterase 4 1,78 0,34 2,38

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 4 1,78 0,043 0,3 16 Thuốc chống dị ứng và dùng

trong các trường hợp quá mẫn 4 1,78 0,07 0,5

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 33)