Hoạt động xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 38)

3.1.1.1. Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện

Quá trình xây dựng Danh mục thuốc BV Sản Nhi Vĩnh Phúc tóm tắt như sau:

Hình 3.1. Qui trình xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện năm 2012

Các tài liệu

- DMT chủ yếu - DMT sử dụng năm 2011

Thông tin từ các khoa phòng:

- Phòng Kế hoạch tổng hợp

Mô hình bệnh tật

- Phòng Tài chính kế toán

Nguồn kinh phí: ngân sách, bảo hiểm, viện phí

- Khoa lâm sàng, cận lâm sàng

Nhu cầu thuốc: bổ sung thuốc mới hoặc loại bỏ thuốc

- Khoa Dược

Danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện năm 2011 Hội Đồng Thuốc& Điều Trị Dự thảo Danh mục thuốc Danh mục thuốc (hoạt chất)

Quá trình xây dựng Danh mục thuốc của bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc được tóm tắt theo hình 3.1 cho thấy: Bệnh viện đã sử dụng nguồn thông tin cần thiết cho việc xây dựng danh mục thuốc của năm 2012, các thông tin này là công cụ hỗ trợ cho các quyết định của HĐT&ĐT trong hoạt động xây dựng danh mục thuốc, cụ thể như sau:

- Mô hình bệnh tật của bệnh viện - Hướng dẫn điều trị chuẩn

- Ngân sách bệnh viện

- Danh mục thuốc năm 2011

- Danh mục các thuốc nằm ngoài danh mục nhưng được sử dụng phác đồ điều trị chuẩn

- Báo cáo ADR

Bệnh viện đã thu thập các thông tin của cơ sở để tiến hành đánh giá hoạt động sử dụng thuốc năm 2012. Nguồn thông tin cơ sở bao gồm các thông tin về tình hình sử dụng thuốc trong năm 2012, các vấn đề trong điều trị như báo cáo ADR. Nhìn chung hoạt động thu thập thông tin của bệnh viện tương đối đầy đủ. Quá trình cân nhắc và lựa chọn các nhóm thuốc và Danh mục thuốc nháp được thực hiện mỗi năm một lần vào thời điểm cuối năm khi chuẩn bị cho đấu thầu thuốc. Do đặc thù của một bệnh viện chuyên khoa nên bệnh viện đã tiến hành phân tích lựa chọn thuốc vào Danh mục thuốc nháp theo thứ tự các nhóm thuốc có trong bảng. Theo như thành viên của HĐT&ĐT việc thực hiện theo cách lựa chọn này phù hợp với thứ tự trong Danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy có thể dễ dàng kiểm soát số lượng các thuốc trong nhóm.

Trong một số trường hợp do tính cần thiết trong điều trị, một số các khoa lâm sàng có ý kiến về việc cung ứng một nhóm thuốc nào đó thì khoa lâm sàng đó sẽ lên danh sách các thuốc cần được cung ứng. Danh sách được tổng hợp vào tháng 10 và gửi lên HĐT&ĐT, Hội đồng sẽ tiến hành đánh giá lựa chọn các thuốc trong danh sách.

HĐT&ĐT dựa trên các thông tin trên, tiến hành phân tích lựa chọn các thuốc vào trong danh mục thuốc của bệnh viện của năm tiếp theo. HĐT&ĐT còn dựa trên các thông tin từ các nguồn khoa phòng điều trị về các thuốc không đáp ứng được nhu cầu điều trị, thuốc kém chất lượng, thuốc gây nên tương tác và các ADR.

Do đặc thù của tỉnh Vĩnh phúc tiến hành đấu thầu tập trung nên HĐT&ĐT của bệnh viện không can thiệp sâu vào việc lựa chọn thuốc. Danh mục thuốc hoạt chất được xây dựng, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở Y tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện dựa trên danh mục thuốc chủ yếu, vì vậy các thuốc này được bảo hiểm y tế chi trả.

Khoa Dược của Bệnh viện thường xuyên cập nhập và theo dõi các thông tin thuốc giả, thuốc kém chất lượng của Cục Quản Lý Dược Việt Nam, thông tin thuốc giả thuốc kém chất lượng được gửi tới Khoa Dược bệnh viện. Cán bộ của bộ phận thông tin thuốc sẽ kiểm tra các thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện. Nếu có các thuốc trong danh sách các thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc kém chất lượng, bệnh viện sẽ thu hồi và niêm, phong toàn bộ số thuốc đó và báo cáo gửi lên Sở Y tế tỉnh, ngưng hoạt động cung ứng thuốc đình chỉ, kém chất lượng trong toàn bệnh viện. Trong năm 2012 bệnh viện không có thuốc nào thuộc danh mục thuốc đình chỉ và kém chất lượng.

Hiện tại, bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc chưa xây dựng chuyên khảo về các thuốc trong danh mục thuốc. Cuốn sách chuyên khảo là cuốn cẩm nang về các thuốc trong danh mục trong đó có đầy đủ các thông tin về tên thuốc hàm lượng nồng độ, chỉ định chống chỉ định, tương tác thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, độ dài của đợt điều trị… Bệnh viện cũng chưa tiến hành phân tích nào về vấn đề kinh tế như phân tích chi phí- hiệu quả của thuốc.

thuốc theo tác dụng điều trị giống danh mục thuốc chủ yếu phổ biến hầu hết các bệnh viện.

3.1.1.2. Tiêu chí lựa chọn thuốc của bệnh viện:

Hoạt động đánh giá thuốc đòi hỏi HĐT&ĐT phải xây dựng các tiêu chí đánh giá thuốc. Các tiêu chí đánh giá thuốc sẽ giúp các thành viên trong HĐT &ĐT có được cơ sở quan trọng trong việc lựa chọn thuốc.

Những tiêu chí đó ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn thuốc được sử dụng trong bệnh viện. Những tiêu chí được thành viên HĐT&ĐT nêu ra, tuy nhiên tại BV Sản nhi tỉnh Vĩnh Phúc thì không có văn bản nào quy định tiêu chí này. Điều này cho thấy HĐT&ĐT vẫn chưa thực sự quan tâm đến hoạt động đánh giá thuốc.

3.1.1.3. Phê chuẩn danh mục thuốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi lựa chọn xong các thuốc trong Danh mục thuốc của một năm, Giám đốc bệnh viện, chủ tịch HĐT&ĐT, trưởng khoa Dược Bệnh viện đồng phê chuẩn Danh mục thuốc được xây dựng. Quyết định này được thông báo đến toàn thể cán bộ nhân viên trong các khoa phòng bệnh viện. Đồng thời với sự phê duyệt Danh mục thuốc mới, Khoa Dược bệnh viện chuẩn bị Danh mục thuốc mới này gửi đến tất cả các khoa phòng trong bệnh viện.

3.1.1.4. Quản lý danh mục thuốc

Hiện tại Bệnh viện đã qui định chính sách quyền hạn của HĐT&ĐT, trách nhiệm của HĐT&ĐT được qui định theo Qui Chế Bệnh viện. HĐT&ĐT đã có những qui định về việc hạn chế sử dụng thuốc ngoài danh mục.

Khi Khoa phòng có nhu cầu sử dụng một thuốc mà thuốc đó không có trong Danh mục thuốc của bệnh viện thì các bác sĩ, dược sĩ làm đơn yêu cầu, có chữ kí của trưởng khoa gửi lên trưởng khoa Dược (Phó chủ tịch HĐT&ĐT). Căn cứ vào nhu cầu, trưởng khoa Dược đề nghị và xin ý kiến chủ tịch HĐT&ĐT quyết định cung ứng thuốc đó hay không.

Bệnh viện chưa có mẫu đơn về việc thêm hoặc loại bỏ một thuốc ra khỏi Danh mục thuốc. Khi có yêu cầu về việc thêm một thuốc mới các bác sĩ, dược sĩ viết một lá đơn bằng tay gửi lên khoa dược.

Việc thay thế phác đồ điều trị và sử dụng thuốc generic cũng được thảo luận trong các cuộc họp của HĐT&ĐT. Tuy nhiên không có văn bản hay biên bản cuộc họp của HĐT&ĐT.

3.1.2. Cơ cấu 10 thuốc có giá trị sử dụng lơn nhất năm 2011 tại bệnh viện. Bảng 3.1. Danh sách 10 thuốc sử dụng nhiều nhất năm 2011

STT Tên thuốc Đơn vị

tính Số lượng tiêu thụ Gía trị (1000VNĐ) Tỷ lệ % 1 Beroduanl (Fenoterol + ipratropium) Lọ 7000 1.005.460 14,52 2 Hydrocortison 125mg Lọ 24800 912.230 13,17 3 Setrionac (Ceftriaxone 1g) Lọ 8000 904.200 13,06 4 Codzidim 1g (Ceftazidime 1g) Lọ 6300 736.000 10,63 5 Vicimaldol 1g (Cefamandol 1g) Lọ 11000 678.000 9,8 6 Tartum 1,5g (Ampicillin 1g+ Sulbactam 0,5g) Lọ 13000 654.100 9,45 7 Vixiroxim (Cefuroxim 750mg) Lọ 15000 596.600 8,62 8 Kocepo 1g (Cefoperazone 1g) Lọ 6000 515.050 7,44 9 Zinfoxim (Netilmicin 100mg/ 2ml) Lọ 22000 484.000 6,99 10 Huotob (Tobramycin 80mg) Lọ 16000 439.410 6,3

Nhận xét:

Trong 10 thuốc giá trị sử dụng cao nhất, 2 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất tác dụng trên đường hô hấp đó là Berodual và hydrocortisol được sử dụng qua đường khí dung; 1 loại kháng sinh phối hợp Tartum 1,5g (Ampicillin 1g + Sulbactam 0,5g); 2 kháng sinh nhóm aminoglycosid; 1 kháng sinh thế hệ II (Cefamandol); 4 kháng sinh là thế hệ III.

Điều này phù hợp với tình hình bệnh tật của bệnh viện và đồng thời cũng khẳng định danh mục thuốc trong bệnh viện cần tập trung vào các thuốc có giá trị sử dụng cao nhất như kháng sinh.

Từ danh mục 10 thuốc có giá trị sử dụng nhiều nhất trong năm 2011, HĐT & ĐT đã xây dựng danh mục thuốc phù hợp cho năm 2012 dựa trên mô hình bệnh tật.

3.2. Cơ cấu danh mục thuốc sử dụng năm 2012 tại bệnh viện.

3.2.1. Cơ cấu DMT theo nhóm tác dụng dược lý

Danh mục thuốc bệnh viện được phân theo nhóm tác dụng dược lý và giá trị sử dụng được thể hiện ở bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu nhóm thuốc và giá trị sử dụng năm 2012

STT Nhóm thuốc Thuốc sử dụng Giá trị sử dụng Số thuốc TL % Số tiền (tỷ đồng) TL %

1 Thuốc điều trị chống kí sinh

trùng và nhiễm khuẩn 55 24,44 8,2 57,34

2 Thuốc đường tiêu hóa 23 10,22 0,108 0,76

3 Thuốc gây tê gây mê 19 8,44 0,58 4,06

4 Dung dịch điều chỉnh nước

điện giải 14 6,22 1,52 10,63

chống viêm không steroid, ĐT Gout

6 Thuốc tác dụng đối với máu 14 6,22 0,325 2,3

7 Khoáng chất và Vitamin 12 5,33 0,052 0,36

8 Hormone và các thuốc tác

động vào hệ nội tiết 10 4,44 1,15 8,04

9 Thuốc TD đường hô hấp 9 4,0 1,25 8,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

10 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm

máu sau đẻ và chống đẻ non 8 3,56 0,4 2,8

11 Thuốc tim mạch 8 3,56 0,02 0,14

12 Thuốc giải độc dùng trong

các trường hợp ngộ độc 5 2,22 0,017 0,12

13 Thuốc chống co giật, chống

động kinh 5 2,22 0,009 0,06

14 Thuốc giãn cơ và ức chế

cholinseterase 4 1,78 0,34 2,38

15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 4 1,78 0,043 0,3 16 Thuốc chống dị ứng và dùng

trong các trường hợp quá mẫn 4 1,78 0,07 0,5 17 Thuốc chống rối loạn tâm thần 4 1,78 0,0001 0,001

18 Thuốc khác 3 1,33 0,017 0,13

19 Thuốc lợi tiểu 2 0,89 0,002 0,014

20 Thuốc dùng chẩn đoán 1 0,44 0,002 0,014

21

Thuốc điều trị da liễu 1 0,44 0,0005 0,003

22 Huyết thanh và globulin

miễn dịch 1 0,44 0,002 0,014

Nhận xét: Số lượng thuốc của các nhóm thuốc trong danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2012 là 225 loại và chênh lệch khá nhiều giữa các nhóm. Nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều nhất (55 thuốc, chiếm 24,44 %), Nhóm thuốc đường tiêu hóa là 23 thuốc, chiếm 10,22%. Thuốc gây tê, mê đứng thứ ba với 19 thuốc, chiếm 8,44%. và số lượng ở mỗi nhóm là rất khác nhau.

3.2.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ

3.2.2.1. Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập khẩu.

Cơ cấu theo nguồn gốc, xuất xứ của các thuốc được tiêu thụ tại bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.3. Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại bệnh viện theo nguồn gốc, xuất xứ

Nguồn gốc

Số lượng mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Số lượng

% Số tiền

(Tỷ VNĐ) %

Thuốc sx trong nước

110 48,9 2,8 19,6 Thuốc nhập khẩu 115 51,1 11,5 80,4 Tổng 225 100,0 14,3 100,0 19.6 80.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

SX trong nước Nhập khẩu

48.9 51.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

SX trong nước Nhập khẩu

Nhận xét: Khi xây dựng DMT, bệnh viện đã rất quan tâm trong việc lựa chọn thuốc vào danh mục, với một số mặt hàng thuốc, bệnh viện đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thường là thuốc nhập khẩu) và thuốc rẻ tiền (thường là thuốc sản xuất trong nước) để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân nhằm giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt được hiệu quả điều trị. Tuy nhiên các dạng thuốc như hóa chất, thuốc thử cận lâm sàng hay kháng sinh thường được sử dụng loại nhập khẩu. Vì vậy, tỷ lệ thuốc ngoại trong DMT của bệnh viện vẫn chiếm cao hơn so với thuốc nội (51.1%) và GT sử dụng là 80.4%.

3.2.2.2. Cơ cấu thuốc nhập khẩu.

Trong số các thuốc nhập khẩu, một số thuốc được sản xuất từ các nước phát triển và một số khác được sản xuất từ các nước đang phát triển. Tỷ lệ các thuốc nhập từ các nước phát triển và đang phát triển được thể hiện như sau:

Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc ngoại nhập trong DMT sử dụng tại bệnh viện

Nguồn gốc Số lượng mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Số lượng % sử

dụng (Tỷ đồng) Giá trị

% kinh phí

Nhập từ các nước đang phát triển 54 46,96 5,1 44,35

Nhập từ các nước phát triển 61 53,04 6,4 55,65 Tổng 115 100,00 11,5 100,00 46.96 53.04 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nhận xét: Trong số các thuốc nhập khẩu, số thuốc có xuất xứ từ các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ chiếm tỷ lệ 46,96% nhưng về giá trị sử dụng chiếm 44,35%. Còn các thuốc được sản xuất từ các nước phát triển: Anh, Pháp, Đức, Hungary chiếm 53,04% về số lượng danh mục, chiếm tới 55,65% về giá trị sử dụng.

3.2.3. Cơ cấu thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược

Tỷ lệ thuốc mang tên gốc và thuốc mang tên biệt dược trong DMT sử dụng của BV Sản Nhi Vĩnh Phúc năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.4 sau đây:

Bảng 3.5. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc - thuốc mang tên biệt dược

Nhóm Số lượng mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Số lượng % Giá trị

(Tỷ đồng)

%

Thuốc mang tên gốc 80 35,6 3,66 25,6

Thuốc mang tên biệt dược 145 64,4 10,64 74,4

Tổng 225 100,00 14,3 100,00 25.6 35.6 74.4 64.4 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 SLDM Giá trị

Thuốc mang tên biệt dược

Thuốc mang tên gốc

Hình 3.4. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc - thuốc mang tên biệt dược

Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc mang tên biệt dược được sử dụng chiếm đa số tại bệnh viện Sản Nhi (64,4%). Hầu hết các thuốc này

đều mang tên biệt dược đã được khẳng định thương hiệu và được sản xuất từ các công ty có uy tín.

3.2.4. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMT sử dụng của BV năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.5 sau:

Bảng 3.6. Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMT

Nhóm

Số lượng mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Số lượng % Giá trị

(Tỷ đồng) %

Thuốc đơn thành phần 196 87,11 11,8 82,52

Thuốc đa thành phần 29 12,89 2,5 17,48

Tổng 225 100,00 14,3 100,00

Nhận xét: Trong DMT sử dụng của BV Sản Nhi, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ (12,89%), chủ yếu là các kháng sinh và vitamin tổng hợp.

3.2.5. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm

Tỷ lệ thuốc tiêm trong DMT sử dụng của bệnh viện năm 2012 được thể hiện qua bảng 3.6 sau:

Bảng 3.7. Tỷ lệ thuốc uống và thuốc tiêm trong DMT

Nhóm Số lượng mặt hàng Giá trị tiêu thụ

Số lượng % Giá trị (Tỷ đồng) % Thuốc dạng uống 88 39,11 0,804 5,62 Thuốc dạng tiêm 123 54,67 13,35 93,36 Các dạng thuốc khác 14 6,22 0,146 1,02 Tổng 225 100,00 14,3 100,00

Nhận xét: Theo qui chế sử dụng thuốc nội trú được Bộ Y tế ban hành tháng 6/2009 đã yêu cầu các bệnh viện phải tiết chế tình hình sử dụng thuốc tiêm, đưa ra

cần tác dụng nhanh”. Song quy chế này sẽ là một thách thức lớn trong việc điều chỉnh chỉ định của bác sĩ, khi đường tiêm vẫn được dùng phổ biến. Trong DMT của BV Sản Nhi thì tỷ lệ thuốc tiêm khá cao do xét về tính chất các bệnh như là Trẻ em bệnh cấp tính và lĩnh vực sản khoa trước và sau phẫu thuật thì thuốc tiêm

Một phần của tài liệu Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện sản nhi tỉnh vĩnh phúc năm 2012 (Trang 38)