L ỜI CAM Đ OAN
3.3. Các giải pháp nâng cao QoS mạng truy cập vô tuyến của EVNTel
3.3.1. Giảm nhiễu
Có hai loại nhiễu: nhiễu từ bên ngoài và nhiễu từ bên trong.
- Nhiễu từ bên ngoài: Nguồn nhiễu trên cùng một tần số với công suất đủ lớn gây xung đột tắn hiệu hoặc khử lẫn nhau, làm gián đoạn thông tin giữa MS và BTS. Do
107
đó việc phát hiện và khử nguồn gây nhiễu là một công việc rất quan trọng để nâng cao chất lượng dịch vụ. Để phát hiện nhiễu ta thực hiện đo tham số RSSI, khi tham số Main và Diversity của Anten có giá trị nhỏ hơn -95 dBm thì ta cần phải xem xét tới khả năng có nguồn nhiễu từ bên ngoài và thực hiện driving test để xác định nguồn gây nhiễu. Khi đã xác định được nguồn gây nhiễu, EVNTel sẽ phối hợp với Cục tần số để xác định đơn vị, tổ chức, cá nhân phát nguồn gây nhiễu và có biện pháp xử lý.
- Nhiễu từ bên trong: Nguyên nhân có thể do lỗi card khuyếch đại công suất, lỗi anten, lỗi các đầu kết nối từ anten tới card khuyếch đại công suất. Để phát hiện lỗi này, thường dựa vào đo tham số RSSI và VSWR. Khi tham số Main và Diversity của RSSI lệch nhau 10 dB m hoặc VSWR có giá trị >2 thì ta xét đến khả năng bị các lỗi này.
3.3.2. Xác định các cell liền kề thắch hợp
Để xác định được các cell liền kề thắch hợp cần thực hiện quá trình driving test. Từ kết quả của quá trình này, ta tìm ra những cell liền kề thắch hợp và thực hiện cấu hình trên MSC để MS có khả năng chuyển giao giữa các BTS, BSC khi di chuyển qua các vùng giáp ranh.
3.3.3. Tăng dung lượng hệ thống
Khi thuê bao trên một vùng tăng lên, nếu vẫn giữ nguyên cấu hình như ban đầu thiết kế, do điều khiển công suất, phạm vi vùng phủ sẽ bị thu hẹp. Do đó cần tăng dung lượng hệ thống bằng cách bổ xung thêm các sóng mang ở kênh tần số khác. Khi đó ta chỉ bổ xung thêm card CCPM và cấu hình thêm 01 luồng E1 từ BTS tới BSC cho sóng mang bổ xung đó. Ngoài ra để thực hiện quá trình chuyển giao nhằm tăng tỷ lệ chuyển giao thành công và giảm tỷ lệ rớt cuộc gọi do lỗi chuyển giao, ta cũng có thể phải tăng dung lượng hệ thống. Nếu thuê bao tăng quá khả năng phục vụ của BTS sau khi đã tăng tối đa số sóng mang thì cần bổ xung thêm BTS tại khu vực đó.
3.3.4. Giải pháp thực hiện handoff
Ngoài các giải pháp như cân bằng đường lên và xuống, xác định các cell liền kề thắch hợp, thiết lập các tham số chuyển giao phù hợp, có thể xét đến giải pháp sau:
108
Hình 3.18. Giải pháp handoff giữa hai BTS
Thông thường việc chuyển giao giữa hai BTS sẽđược thực hiện trên cùng một kênh tần số tuy nhiên như đã phân tắch ở trên điều này rất dễ gây ra ô nhiễm pilot ảnh hưởng đến sự chuyển giao thành công khi MS ở vùng giáp ranh. Một giải pháp đưa ra là sử dụng kênh tần số khác thuộc BTS 1, khi MS di chuyển tới vùng giáp ranh giữa hai BTS, sẽ thực hiện cấu hình để MS chuyển giao từ carrier 1 sang carrier 2 thuộc BTS 1, khi MS di chuyển qua khỏi vùng giáp ranh tới gần BTS 2 thì MS mới thực hiện chuyển giao từ carrier 2 thuộc BTS 1 sang carrier 1 thuộc BTS 2. Để thực hiện được điều này carrier 2 thuộc BTS 1 phải có tắn hiệu pilot lớn tuy nhiên do thuộc kênh tần số khác nên sẽ không ảnh hưởng tới carrier 1 của BTS 2. Vấn đề còn lại của giải pháp này là cần kết hợp giữa cấu hình và driving test đề điều chỉnh các tham số chuyển vùng hợp lý, tránh tình trạng khi chưa tới vùng giáp ranh đã xảy ra tình trạng chuyển giao giữa hai carrier trong cùng một BTS làm tăng nguy cơ chuyển giao lỗi nhưđược chỉ ra hình sau đây.
Hình 3.19. Chuyển giao sớm giữa hai sóng mang.
3.3.5. Đặt thêm bộ lặp
Nếu ô nhiễm pilot không được giải quyết thông qua phương pháp điều chỉnh công suất và điều chỉnh feeder anten thì xét đến việc đặt thêm các bộ lặp. Mục đắch của
109
việc đặt các bộ lặp là để đưa ra một tắn hiệu cường độ cao tới vùng bị ô nhiễm pilot, để giảm cường độ tắn hiệu liên quan khác, đó là làm giảm giá trị Ec/Io của tắn hiệu sector khác ở một điểm. Tuy nhiên hiệu quả có thể mang lại bởi bộ lặp đối với chất lượng mạng nên được đưa ra xem xét trong một vài trường hợp.
Ngoài ra việc đặt thêm cell nhỏ cũng là một phương pháp quan trọng để giải quyết ô nhiễm pilot. Cell nhỏđược áp dụng chủ yếu ởđiểm nóng về lưu lượng để tăng dung lượng hệ thống và cùng lúc giải quyết vấn đề về ô nhiễm pilot.
Việc đặt thêm anten phân cực cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề vùng phủ tại các nhà cao tầng.
111
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Căn cứ vào các tham sốđo được như KPI, FER, tỷ số thiết lập cuộc gọi thành công, tỷ số rớt cuộc gọi, nghẽn kênh lưu lượng, tỷ số chuyển giao thành, tập trung vào những giá trịđo bất thường vượt quá ngưỡng giá trị cho phép mà nhà cung cấp dịch vụ quy định. Từ những giá trị bất thường đó, xác định nguyên nhân và tìm phương án khắc phục.
Từ kết quả đo tỷ số rớt cuộc gọi, tôi xác định BTS số hiệu HPG003 có giá trị bất thường. BTS HPG003 có tỷ số rớt cuộc gọi trong ngày 09-10 là 6,3%. Sau khi đo công suất của hai sóng mang thấy có giá trị sau: carrier 1 (tần số 160) có công suất là 37,5 dBm, carrier 2 (tần số 210) có công suất là 41,1 dBm. Tuy nhiên carrier 2 chỉ được sử dụng cho handoff hay san tải cho carrier 1, trong khi đó công suất của carrier 1 thấp hơn nhiều so với carrier 2, do đó xảy ra rớt cuộc gọi. Sau khi xem lại cấu hình BTS đổi công suất carrier 1 thành 41,2 dBm, carrier 2 thành 37,5 dBm (carrier 2 không cấu hình kênh paging và access). Sau khi tối ưu lại kết quảđo tỷ số rớt cuộc gọi của BTS HPG003 như sau: Start CS Call Drop Ratio[%] CS Call Drops (Too many Erasure frames)[Times] CS Call Drops (No reverse frame received)[Times] CS Call Drops (Abis interface abnormal)[Times] CS Call Drops (A2 interface abnormal)[Times] 2010-10-11 08:00:00 1,886 1 0 0 0 2010-10-11 09:00:00 1,666 1 0 0 0 2010-10-11 11:00:00 1,315 1 0 0 0 2010-10-11 15:00:00 3,125 1 0 0 0 2010-10-11 17:00:00 2,105 2 0 0 0 2010-10-11 19:00:00 2,631 1 0 0 0 2010-10-11 20:00:00 1,562 1 0 0 0 Bảng 3.8. Tỷ lệ rớt cuộc gọi sau khi sửa lại cấu hình tại 1 BTS Từ kết quảđo lại đối với BTS HPG003 chúng ta thấy tỷ số rớt cuộc gọi đã ở mức cho phép (< 5%).
Trên đây là một kết quả mà có thể xử lý ngay được tại MSC từ quá trình đo đạc các tham số, kiểm tra xác định nguyên nhân và phương pháp xử lý nhằm mục đắch nâng cao chất lượng dịch vụ tại mạng truy cập vô tuyến. Một số trường hợp khác đòi hỏi
112
phải có sự phối hợp với các bộ phận kỹ thuật khác để xác định nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục.
114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn đã nêu được một cách khái quát về hệ thống CDMA2000 gồm các thành phần mạng, các kênh logic, kênh vật lý, cấu trúc mạng gói làm cơ sở nghiên cứu phương pháp thực hiện và quản lý chất lượng dịch vụ của hệ thống. Do vấn đề chất lượng dịch vụ là một vấn đề lớn, đòi hỏi thực hiện trên toàn bộ hệ thống từ mạng lõi kênh, mạng lõi gói, đến mạng truy cập vô tuyến, vì vậy, luận văn chỉ tập trung đi vào phân tắch, đánh giá các tham số hệ thống mạng truy cập vô tuyến của công ty Viễn thông Điện lực và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại mạng này. Một số giải pháp này đã được áp dụng thực tế cho mạng như lắp đặt thêm các trạm lặp tại các mỏ than ở Quảng Ninh, mở rộng dung lượng hệ thống thông qua việc bổ xung thêm các sóng mang ở những khu vực có số lượng thuê bao lớn, phương pháp chuyển giao giữa hai vùng giáp ranh thuộc hai đài MSC HTY và MSC HNI, một số chưa được áp dụng do phải cân nhắc tới yếu tố hiệu quả.
Việc đưa ra các tham số đánh giá cùng với các mức độ tốt, chấp nhận được và kém của chất lượng dịch vụ giúp nhà cung cấp dịch vụ cân nhắc được hai vấn đề chi phắ và chất lượng: mục đắch nâng cao chất lượng dịch vụ với chi phắ nhỏ nhất. Tuỳ từng nhà cung cấp dịch vụ mà đưa các mức độ chất lượng dịch vụ khác nhau.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo GS.TS Nguyễn Thúc Hải và sự góp ý của bạn bè đồng nghiệp giúp tôi hoàn thành luận văn này.
116
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Sampath, P. Holtzman, P. S. Kumar (1995), ỘPower control and resource management for a multimedia CDMA wiless systemỢ, IEEE International
Symposium on Personal, Indoor and Mobile Radio Communications, pp. 21-25.
2. Ajay R Mishra (2007), Advanced cellular network planning and optimisation, John Wiley & Sons, England.
3. Công ty Viễn thông Điện lực (2006), Tài liệu hướng dẫn vận hành hệ thống CDMA2000 Huawei.
4. G.Gómez, R.Sánchez (2006), End-to-End Quality of Service over Cellular
Networks, John Wiley & Sons, England.
5. Henry Owen (1999), ỘDynamic resource scheduling for variable QoS traffic in W-CDMAỢ, IEEE Communications, pp. 703-707.
6. Huawei Co., Ltd. (2004), Counter Call Flow, v1.1.
7. Huawei Co., Ltd. (2003), Guide to CDMA 1X Traffic Statistic Analysis.
8. Huawei Co., Ltd. (2004), RG CDMA Network Planning and Network
Optimization Cases Analysis.
9. Huawei Co., Ltd. (2004), M800 CDMA MSC Handoff Guide.
10. Huawei Co., Ltd. (2005), CDMA2000 Red Treasured Book for Onsite
Optimization of CIS.
11. Rao Yallapragada (2002), ỘQoS implementation in CDMA2000Ợ, IEEE
Communications, pp. 45-50.
12. Robert Lloyd-Evans (2002), QoS in integrated 3G networks, Artech House, London.
13. Telecommunications Industry Association (2002), TIA/EIA/IS-2001-B
Interoperability Specifications (IOS)for cdma2000 Access Network Interfaces. 14. Telecommunications Industry Association (2001), BTS-BSC Inter-Operability
(Abis Interface).
15. Telecommunications Industry Association (2006), TIA 835 -C CDMA2000
117
16. Tim Murphy, Ericsson Co., Ltd. (2001), The CDMA2000 packet core network. 17. Vincent Belaiche (2001), Method for balancing the ratio Eb/I in a service