Những tri thức về số gần đúng trong CT

Một phần của tài liệu nghiên cứu didactic sự nối khớp giữa máy tính bỏ túi và xấp xỉ thập phân trong phép tính số, trường hợp giải tam giác (Trang 31 - 32)

2.1.1. Chương trình Toán 7

Theo CT (ở trang 97) thì ở lớp 7, học sinh đã được trang bị kiến thức về làm tròn số với mức độ cần đạt về mặt kiến thức: “biết ý nghĩa của việc làm tròn số”và mức độ cần đạt về mặt kĩ năng: “Vận dụng thành thạo các quy tắc làm tròn số”.

Ngoài ra, CT còn giới hạn kiến thức về sai số trong phần “Ghi chú” ở trang 97:

“không đề cập đến các khái niệm sai số tuyệt đối, sai số tương đối, các phép toán về sai số”. Những nội dung đó được đưa vào chương trình Đại số 10 trong bài “Số gần đúng” thuộc chương I: Mệnh đề - tập hợp.

2.1.2. Chương trình Toán 10

CT có những yêu cầu đối với học sinh khi học về số gần đúng ở trang 134. Về mặt kiến thức: CT chỉ đòi hỏi học sinh ở mức độ biết: “Biết khái niệm số gần đúng, sai số”.

Về mặt kĩ năng có hai phần:

Viết được số quy tròn dựa vào độ chính xác cho trước” là nhiệm vụ quan trọng trong phần này. Xét đến cùng thì kiểu nhiệm vụ này cũng quy về việc làm tròn số. Như vậy, “Làm tròn số” là một kĩ năng quan trọng trong CT, xuất hiện từ lớp 7 và tồn tại trong những bài toán liên quan đến tính toán gần đúng của CT.

Phân tích chương 1 đã chỉ ra rằng viết một số gần đúng mà không kiểm soát được độ chính xác của nó thì số gần đúng đó không có giá trị. Liệu sách giáo khoa hiện hành có làm rõ điều này không?

Đáng lưu ý là yêu cầu thứ hai: “Biết sử dụng máy tính bỏ túi để tính toán với các số gần đúng”. Như vậy, trong khi các giáo trình đại học không đề cập một cách tường minh đến vai trò của MTBT trong việc thực hiện phép tính với các số gần đúng thì CT thừa nhận vai trò của MTBT trong các tính toán này. Tuy nhiên, yêu cầu ở mức độ “biết” của CT được SGK hiện hành thể hiện như thế nào?

Một phần của tài liệu nghiên cứu didactic sự nối khớp giữa máy tính bỏ túi và xấp xỉ thập phân trong phép tính số, trường hợp giải tam giác (Trang 31 - 32)