2. Một số phương án và giải pháp
2.6. Tiếp tục hoàn thiện chính sách về công tác thanh niên nhằm giải quyết tốt hơn những nhu cầu hợp pháp, chính đáng cho thanh niên và tạo
quyết tốt hơn những nhu cầu hợp pháp, chính đáng cho thanh niên và tạo
nên sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ về học tập và chăm sóc sức khoẻ.
Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác đã có sự quan tâm lớn đối với thanh niên nhằm bồi dưỡng và phát huy vai trò của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng đất nước. Song, nhìn chung, còn nhiều vấn đề thuộc về chính sách và tổ chức thực hiện cần được làm tốt hơn nhằm giải quyết tốt hơn những nhu cầu chính đáng của thanh niên. Chẳng hạn như chính sách hỗ trợ tài năng trẻ, chính sách lao động việc làm đối với thanh niên, chính sách phát hiện và bỗi dưỡng nhân tài. Những chính sách trên đã được chú ý xây dựng song, có hai vấn đề nổi lên: Thứ nhất, còn có sự chưa đầy đủ và cụ thể đối với chính sách này; Thứ hai, kết quả của việc thực hiện những
chính sách này chưa mang lại hiệu quả như chúng ta mong muốn. Chẳng hạn, tình trạng người giỏi ít có cơ hội làm việc trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước mà làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài đang có xu hướng tăng. Điều này, không chỉ do bản thân thanh niên muốn mà chủ yếu là nhiều người giỏi chưa được chúng ta biết đến để có chính sách đãi ngộ hợp lý. Hoặc chính sách việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp cũng còn nhiều điều cần được hoàn thiện. Dễ thấy là nhiều thanh niên là sinh viên rất khó khăn trong việc tìm kiếm cho mình một việc làm phù hợp. Hiển nhiên, chính sách đối với việc làm cho thanh niên không phải là sự bao cấp hoàn toàn mà ở đây muốn nhấn mạnh đó là sự hỗ trợ, tạo môi trường điều kiện thuận lợi, đặc biệt là những cấp có chức năng "trội" trong việc thực thi chính sách…
Bên cạnh đó, cần thấy, điều kiện học tập, chăm sóc sức khoẻ, hưởng thụ văn hoá cũng như một số yếu tố khác còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các tầng lớp thanh niên. Chẳng hạn, việc học lên cao hơn, tiếp nhận công nghệ mới, hưởng thụ văn hóa văn nghệ của thanh niên nông thôn là khó khăn hơn so với thanh niên thành thị. Trong khi, đây là lực lượng quan trọng trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Điều kiện dinh dưỡng, chế độ ăn uống của thanh niên đồng bào dân tộc, nông thôn nhìn chung là kém nhiều so với đô thị và vùng đồng bằng. Chính vì thế, việc có những chính sách hợp lý nhằm quan tâm tốt hơn tới những đối tượng thanh niên này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.
KẾT LUẬN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và chăm lo đối với thanh niên. Trong Di chúc, Người viết "Chăm lo và giáo dục thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết". Trong mỗi thời kỳ lịch sử, trách nhiệm đặt ra cho thanh niên là khác nhau. Song, nhìn chung, nói tới thanh niên là nói tới một lực lượng quan trọng trong xã hội. Họ là lực lượng có nghĩa vụ thực hiện tiếp những công việc lịch sử mà thế hệ trước đã đặt ra. Báo cáo khoa học trên cơ sở tiếp cận trên những vấn đề cơ bản đó đã mạnh dạn nêu lên những vấn đề sau:
1) Đã nêu lên một số vấn đề cơ bản về thanh niên, lý tưởng thanh niên cũng như trách nhiệm lịch sử của thanh niên;
2) Trên cơ sở chỉ ra những nhiệm vụ của cách mạng ở nước ta hiện nay, báo cáo đã nêu lên những đặc trưng của mẫu hình người thanh niên lý tưởng. Những đặc trưng ấy phản ánh những đòi hỏi của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với thanh niên. Đây không chỉ là những biểu hiện cụ thể mà còn là định hướng để thanh niên phấn đấu vươn lên để tiếp tục hoàn thiện mình, qua đó, góp phần thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
3) Trên cơ sở chỉ ra những mặt tích cực, mặt còn khó khăn, hạn chế của thanh niên hiện nay, báo cáo đã nêu lên một số định hướng, giải pháp nhằm góp phần xây dựng, bồi dưỡng và phát huy mẫu hình người thanh niên lý tưởng ở nước ta hiện nay. Quan điểm xuyên suốt của báo cáo ở phần này là khi đưa ra hệ các giải pháp cần đảm bảo yếu tố hệ thống, toàn diện, lịch sử, cụ thể và mỗi tổ chức liên quan cũng như toàn xã hội có thể thực hiện được.
4) Dù đã rất cố gắng, song, do nhiều nguyên nhân, chắc chắn báo cáo còn nhiều hạn chế, kính mong các thầy giáo, cô giáo chỉ bảo, góp ý để báo cáo được hoàn thiện thêm. Qua đây, xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo
hướng dẫn Nguyễn Văn Thiện đã giúp đỡ tác giả về phương pháp tiếp cận cũng như xử lý những vấn đề cụ thể mà báo cáo đã đặt ra.