Khí Chung Sơn.
Ý kiến 1: Về phương thức bán hàng
Công ty TNHH Cơ khí Chung Sơn sản xuất kinh doanh, cung cấp và chế tạo các máy móc công nghiệp, vật tư sắt thép… nên hàng hóa của công ty nhập kho và xuất kho với số lượng tương đối lớn, chủng loại đa dạng, phức tạp. Để giải phóng hàng tồn kho theo em công ty cần áp dụng nhiều phương pháp bán hàng hợp lý, phù hợp với từng loại hàng, đối tượng khách hàng. Ngoài các phương thức bán hàng đang áp dụng công ty có thể áp dụng thêm các phương thức bán hàng sau:
+ Bán trả chậm + Hàng đổi hàng
Việc giải phóng nhanh hàng tồn kho sẽ hạn chế được thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Ví dụ : Đối với các khách hàng quen công ty có thể áp dụng phương thức bán trả góp, kế toán như sau:
BT1: Ghi nhận doanh thu:
Nợ TK 111, 112: Số tiền người mua trả lần đầu
Nợ TK 131: Số tiền người mua còn nợ (nợ gốc và lãi)
Có TK 511: Doanh thu là giá bán thanh toán 1 lần chưa thuế Có TK 333 (1): Thuế GTGT đầu ra.
Có TK 338 (7): Doanh thu chưa thực hiện
BT2: Khi nhận tiền bán hàng các lần tiếp sau, ghi: Nợ TK 111, 112:
Nợ TK 131:
BT3: Định kỳ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện bán hàng trả chậm, trả góp: Nợ TK 338 (7):
Có TK 515:
Ý kiến 2: Về trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Vào cuối niên độ kế toán, khi xét thấy phát sinh khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi thì công ty tiến hành trích lập.
Mức dự phòng phải thu khó đòi = Số nợ phải thu x Tỷ lệ % khả năng thanh toán Theo quy định, khách hàng nợ quá hạn hai năm trở lên kể từ ngày quá hạn thanh toán mới được quyền trích lập dự phòng, chỉ lập dự phòng đối với khách hàng thật sự mất khả năng thanh toán công nợ cho công ty. Trường hợp đặc biệt, tuy chưa quá hạn hai năm nhưng khách hàng đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản.
- Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: + 30% đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 1 năm. + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn 2 năm đến dưới 3 năm. + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên.
- Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố giam giữ, … thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.
- Sau khi lập dự phòng cho từng khoản thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ và bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào CP quản lý doanh nghiệp.
* Tài khoản kế toán sử dụng
* Phương pháp kế toán:
- Cuối năm kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu hồi được nợ (nợ phải thu khó đòi), kế toán tính toán và xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập.
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số lớn hơn được hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi
- Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa được sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 139: Dự phòng nợ phải thu khó đòi Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi phí hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi)
Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định không đòi được được phép xóa nợ nhưng phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào các quyết định xóa nợ, các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định không đòi được được phép xóa nợ nhưng phải theo dõi chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào các quyết định xóa nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng) Có TK 131: Phải thu của khách hàng
Có TK 138: Phải thu khác
Đồng thời ghi tên nợ TK 004: "Nợ khó đòi đã xử lý".
- Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, căn cứ vào giá trị thực tế của các khoản nợ đã thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,…
Có TK 711: Thu nhập khác
KẾT LUẬN
Bán hàng là một khâu rất quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy việc tổ chức bán hàng cũng như công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng đóng vai trò quan trọng, giúp cho doanh nghiệp xác định đúng đắn, chính xác thu nhập và kết quả hoạt động kinh doanh. Để có hiệu quả sản xuất kinh doanh cao, các doanh nghiệp cần có các phương pháp kinh doanh phù hợp và linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của nền kinh tế và một khâu quan trọng đó là hoàn thiện công tác kế toán ở doanh nghiệp.
Với tầm quan trọng đó công ty TNHH Cơ Khí Chung Sơn đã rất chú trọng đến công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng nên đã góp phần không nhỏ vào việc củng cố chỗ đứng và sự phát triển của công ty trên thị trường.
Vì điều kiện và thời gian tìm hiểu còn hạn chế nên nên để hoàn thiện được bài luận văn này em đã cố gắng đi sâu tìm hiểu, song do lần đầu tiên đi tìm hiểu thực tế nên bài luận văn của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong được các thầy cô trong khoa kế toán quan tâm, góp ý để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo trực tiếp hướng dẫn em: Thạc sỹ Phạm Thị Phương Lan và ban lãnh đạo công ty đã giúp đỡ em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình.
MỤC MỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
LỜI NÓI ĐẦU...1
CHƯƠNG I 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TRONG DOANH NGHIỆP...3
1.1. Lý luận cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng...3
1.1.1. Khái niệm về bán hàng và xác định kết quả bán hàng...3
1.1.2. Vai trò của công tác bán hàng trong Doanh nghiệp...3
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng...4
1.2. Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong Doanh nghiệp...4
1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng...4
1.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu...11
1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán...13
1.2.4. Kế toán chi phí bán hàng...15
1.2.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp...17
1.2.6. Kế toán xác định kết quả bán hàng...18
CHƯƠNG II 19 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHUNG SƠN...19
2.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Cơ Khí Chung Sơn:...19
2.1.1. Quá trình hình thành của Công ty TNHH Cơ Khí Chung Sơn:...19
2.1.2. Đặc điểm quy trình kinh doanh của công ty (Sơ đồ 12 )...20
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý của công ty...20
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty đạt được trong 2 năm 2010 và 2011...21
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán:...22
2.1.6. Các chính sách kế toán hiện đang áp dụng tại công ty...25
2.2. Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty TNHH Cơ Khí Chung Sơn...25
2.2.1. Phương thức bán hàng:...25
2.2.2. Kế toán doanh thu:...25
2.4. Kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp:...30
2.5. Kế toán xác định kết quả bán hàng:...32
CHƯƠNG III...35
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐỀ XUẤT VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH CƠ KHÍ CHUNG SƠN...35
3.1. Nhận xét...35
3.1.1. Ưu điểm...35
3.1.2. Tồn tại...36
3.1.3. Ý kiến đề xuất về công tác kế toán kế toán bán hàng tại công ty TNHH Cơ Khí Chung Sơn...36 KẾT LUẬN 39