6 Hóa học Chất xúc tác, dược chất, xử lý nước, quá trình hóa học và phân tích, phân bón, ch ất hút ẩm,
2.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để tách xeri đioxit từ quặng monazite Thừa Thiên – Huế, chúng tôi sử dụng phương pháp bazơ bởi đây là một phương pháp hiện đại, có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của phòng thí nghiệm. Nhằm tìm ra các điều kiệu tối ưu cho quá trình phân hủy quặng monazite bằng phương pháp chế hóa bazơ cũng như nâng cao hiệu suất và chất lượng của xeri đioxit, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ NaOH:quặng monazite đến hiệu suất của quá trình chế hóa quặng bằng phương pháp bazơ
Khối lượng NaOH rắn dùng để chế hóa là khác nhau giữa các mẫu. Sử dụng một lượng nước phù hợp để nồng độ dung dịch NaOH trong các mẫu là giống nhau. Tất cả các mẫu khảo sát được chế hóa trong cùng thời gian, nhiệt độ. Lượng nước, nhiệt độ, thời gian dùng để pha loãng sau khi chế hóa là như nhau.
Bằng việc định lượng photpho cho dung dịch sau khi chế hóa và pha loãng, chúng tôi rút ra được ảnh hưởng của tỷ lệ NaOH và quặng monazite đến hiệu suất của quá trình chế hóa quặng bằng phương pháp bazơ.
Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất của quá trình chế hóa quặng bằng phương pháp bazơ
Sử dụng cùng một lượng NaOH và nước trong các mẫu khảo sát. Tất cả các mẫu khảo sát được chế hóa ở cùng một nhiệt độ trong các khoảng thời gian khác nhau. Lượng nước, nhiệt độ, thời gian dùng để pha loãng sau khi chế hóa là như nhau.
Bằng việc định lượng photpho cho dung dịch sau khi chế hóa và pha loãng, chúng tôi rút ra được ảnh hưởng của thời gian đến hiệu suất của quá trình chế hóa quặng bằng phương pháp bazơ.
Khảo sát ảnh hưởng của một số chất kết tủa Ce4+đến hiệu suất tách và chất lượng của xeri đioxit
Các mẫu khảo sát được chế hóa trong cùng điều kiện.
Các bước tách CeO2 từ quặng monazite được tiến hành như nhau.
Tuy nhiên, ở giai đoạn kết tủa Ce4+, chúng tôi sử dụng 2 loại dung dịch bazơ là dung dịch NH3 và dung dịch NaOH để kết tủa Ce4+
.