Thực trạng sử dụng các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57 - 68)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.Thực trạng sử dụng các giải pháp để phát triển đội ngũ giáo viên

2.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS quận 5

Công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và đội ngũ giáo viên ở quận 5 trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập thiếu sự đồng thuận giữa các phòng chức năng hữu quan, và thiếu sự đồng tình của dư luận, công tác này còn bộc lộ nhiều những hạn chế sau:

- Đối với cán bộ quản lý: Công tác bổ nhiệm và đào tạo cán bộ quản lý giáo dục trong những năm vừa qua có thể nói là thiếu tính quy hoạch và chiến lược lâu dài. Nhiều đồng chí cán bộ quản lý giáo dục mới được bổ nhiệm xong chưa kịp làm quen với công việc đã phải luân chuyển .

Việc lựa chọn cán bộ quản lý giáo dục trong những năm vừa qua cũng được Quận uỷ và uỷ ban đặt ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng và hầu hết cán bộ quản lý giáo dục được bổ nhiệm cũng được só sự chuẩn bị như đã qua lớp bồi

dưỡng quản lý, điều nay đã có cơ sở nhất định cho các đồng chí tiếp cận với công việc mới và trải nghiệm những thực tế vì vậy hiệu quả công việc đạt được không cao. Nhưng khi một số đồng chí đã quen với hệ thống quản lý và quen với công việc quản lý thì lại bị điều động, luân chuyển.

Việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ Quản lý giáo dục cũng không thường xuyên liên tục. Hầu hết mỗi đồng chí cán bộ quản lý sau khi bổ nhiệm đều được cử đi học lớp bồi dưỡng Hiệu trưởng và sau đó ngành giáo dục thường có những chuyên để bồi dưỡng cho công tác quản lý vì thế đã ảnh hưởng ít nhiều đén chất lượng đội ngũ.

- Đối với đội ngũ giáo viên: Do không làm tốt công tác dự báo và quy hoạch giáo viên nên trong những năm gần đây đội ngũ giáo viên THCS đã và đang tiếp tục thừa thiếu cục bộ (thừa giáo viên văn hoá, thiếu giáo viên đặc thù) diễn ra ở hầu hết các trường trong toàn quận.

Việc điều động giáo viên cũng còn nhiều bất hợp lý, thiếu kế hoạch cụ thể. Thông thường mỗi năm có ít nhất 2 đợt tuyển giáo viên , điều động giáo viên (đợt 1 trước khai giảng năm học, đợt 2 sau khai giảng ). Hầu như các trường cận kề đến ngày khai giảng vẫn chưa nắm rõ được số giáo viên chuyển đi và chuyển đến của trường. Điều đó, gây ra tâm lý thấp thỏm chờ đợi, làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy của trường.

Một thực tế đã tồn tại từ lâu là các trường ở khu vực trung tâm có điều kiện kinh tế phát triển, giao thông đi lại thuận tiện, các trường đóng trên địa bàn các phường trung tâm , hoặc các trường có thương hiệu luôn trong tình trạng thừa giáo viên, trong khi đó có điều kiện cơ sở vật chất khó khăn kém phát triển, điều kiện giao thông đi lại khó khăn thì luôn trong tình trạng thiếu giáo viên nhưng việc điều động giáo viên đến các trường này là rất khó. Hầu giáo viên các trường này là những giáo viên ở các quận, huyện xa hoặc giáo viên hợp đồng và giáo viên các trường khác đi tăng cường có thời hạn nên

chất lượng dạy và học ở các trường nay cũng rất thấp so với mặt bằng chung của toàn quận.

Vì không chủ động được trong công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển giáo viên nên công tác nhân sự của các trường luôn trong tình trạng bị xáo trộn liên tục đã gây khó khăn không nhỏ cho công tác quản lý chất lượng giáo dục và chất lượng đội ngũ giáo viên. Thực tế cho thấy, nhiều nhà trường các trường hợp luân chuyển đi đều là những giáo viên nòng cốt của trường nên đã ảnh hưởng rất không tốt đến công tác xây dựng đội ngũ cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường, trong khí đó các giáo viên mới về phải mất một thời gian để hoà nhập. Mặt

khác, những đối tượng thuộc “diện” phải luân chuyển có tâm lý và thái độ thờ ơ, không quan tâm tới việc đứng lớp mà chỉ chờ quyết định để chuyển.

Bảng 2.13 : Kết quả khảo sát thực trạng công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS

TT

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY

HOẠCH

Số lượng người

cho điểm theo từng tiêu chí

Điểm Trung

Bình

1đ 2đ

1

Xác định đúng mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ GV THCS đến năm 2020

0 3 27 16 4 3,42

2

Xây dựng được kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ GV ở các trường THCS có tính khả thi

7 11 15 15 2 2,88

3 Xây dựng được tiêu chuẩn giáo viên

đạt chuẩn trong các trường THCS 25 9 5 4 7 2,18

4 Dự kiến được các nguồn lực thực

hiện quy hoạch 0 0 29 15 6 3,54 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5 Lựa chọn được các giải pháp thực

6

Quy hoạch luôn được xem xét bổ sung, điều chỉnh đảm bảo tính khoa học và thực tiễn, thúc đẩy sự phấn đấu, vươn lên của cán bộ giáo viên

5 7 17 11 10 3,28

7 Điểm bình quân chung đánh giá

thực trạng việc xây dựng quy hoạch 3,02

Theo số liệu bảng trên, ta thấy công tác quy hoạch đội ngũ giáo viên THCS quận 5 chưa được đánh giá cao.

2.3.2. Thực trạng công tác tuyển chọn, sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS quận 5

Thực hiện việc phân cấp tuyển dụng theo Quyết định số 62/2007/QĐ- BGDĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Công tác tuyển chọn và sàng lọc đội ngũ giáo viên ở Quận 5 trước đây là do phân bổ của Sở giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh khi các hiệu trưởng khi duyệt biên chế trên cơ sở Phòng giáo dục báo cáo với sở và chờ Sở tuyển dụng rồi căn cứ nhu cầu của Phòng giáo dục để phân bổ . Việc làm này khiến cho cả phòng lẫn trường không chủ động trong việc tuyển chọn giáo viên và hai năm gần đây sở giao về cho Phòng giáo dục tuyển chọn căn cứ nhu cầu của các trường để tuyển và phân bố về trường đã đăng ký. Với việc thực hiện quyết định trên thì phòng GD&ĐT đã chủ động chọn nguồn nhân lực giáo viên cho mình, tuy nhiên trong quá trình tuyển chọn và sàng lọc giáo viên còn quá nhiều bất cập đối với các trường , không phải lúc nào việc tuyển chọn cũng đúng người đúng việc và có sự phối hợp phòng và trường (phòng giáo dục và trường) mà dẫn đến tình trạng phân nhiệm sở cho giáo viên ít nhiều gây khó khăn cho các trường nên một số “căn bệnh của giáo dục” đôi khi không những không giảm mà còn nặng thêm.

Bên cạnh công tác tuyển chọn còn tồn tại quá nhiều bất cập, thì công tác sàng lọc giáo viên cũng diễn ra thiếu hiệu quả. Mặc dù, ngày 05 tháng 12 năm 2007, Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh đã kí Quyết định phê duyệt đề án: “Đề án xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và Cán bộ quản lý

giáo dục giai đoạn 2005 - 2010” cũng như thực hiện đề án 132 về việc tinh giản biên chế. Trong đề án có chỉ đạo các quận phải làm tốt công tác sàng lọc

giáo viên theo tinh thần tinh giản biên chế đối với các đối tượng; không chuẩn về bằng cấp, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, không chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và pháp luật cũng như quy chế chuyên môn. Quyết định này đã được triển khai tại quận 5 từ

năm 2008 đến nay, nhưng hiệu quả rất thấp. mới chỉ “sàng” được các đối tượng chưa chuẩn về đào tạo chứ chưa”lọc” được các đối tượng yếu về chuyên môn hoặc là vi phạm quy chế chuyên môn. Bởi ngoài những lý do nêu trên thì bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng) trong tư duy giáo dục còn nhận thức chưa đầy đủ hoặc thiếu trách nhiệm còn né tránh, nể nang. Công tác sàng lọc còn thiếu các tiêu chí đánh giá cụ thể, nên việc đánh giá chưa thật chính xác, khách quan, chưa phản ánh đúng thực chất về đội ngũ.

2.3.3. Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS quận 5

Công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giáo viên thường được tổ chức chủ yếu tập trung vào dịp hè, ít khi tổ chức vào năm học. Dường như năm nào cũng có những đợt tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên. Có đợt vài ba ngày, có đợt tập huấn cả tuần lễ.Đây là việc làm làm cần thiết nhưng chưa gây hứng thú cho đội ngũ giáo viên

- Hình thức tập huấn, bồi dưỡng ở mỗi năm, mỗi khác Cách thức tập huấn theo con đường “Từ trên xuống”, hoặc “Từ dưới lên” . Lúc thì mời cán

bộ, giảng viên các trường đại học về giảng dạy. Khi thì, cử một số giáo viên cốt cán đi tập huấn rồi về truyền đạt lại cho tất cả cán bộ, giáo viên... Có đợt thì làm kiểm tra, bài thu hoạch, có đợt thì không. Tập huấn thuộc dạng dự án số người tham gia ít còn được cung cấp tài liệu, tiền ăn và tiền bồi dưỡng. Còn tập huấn đại trà cho số đông, thì cá nhân và nhà trường cho đi phải tự lo.

- Về khâu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, từng đợt, từng lớp có cách thức khác nhau. Có lớp rất nghiêm túc về giờ giấc, có điểm danh, nhắc nhở. Nhưng có lớp thì lại làm qua loa, không được quan tâm nhiều, đến học thì học, không đến học thì thôi. Số lượng học viên, ở buổi đầu tiên thường đảm bảo. Nhưng đến các buổi thứ 2, thứ 3, và nhất là các buổi về cuối, lớp học thưa so với buổi đầu.

- Về cách thức triển khai các chuyên đề tập huấn, bồi dưỡng trong những năm gần đây đã có sự đổi mới, cải tiến, người tổ chức, hướng dẫn dành một thời gian khá nhiều để thầy cô giáo trao đổi, thảo luận, phát biểu những vấn đề, nội dung có liên quan đến phần học. Nhưng quá trình thảo luận cứ đùn đẩy nhau, cuối cùng quanh đi, quẫn lại cũng chỉ có một số trường, một số thầy cô giáo hay phát biểu bày tỏ quan điểm, suy nghĩ, số còn lại thì không có ý kiến ... Không khí thảo luận luôn chìm lắng, rời rạc, mất quá nhiều thời gian

cho việc mời mọc người này, người kia. Nhiều thầy cô mang theo tư tưởng đến bồi dưỡng thường xuyên không phải là để học tập, tiếp thu cái mới mà nơi đây là cơ hội, là dịp để gặp gỡ, nói chuyện riêng tư …. Có một thực tế là, mỗi khi có thông báo sắp đi tập huấn, bồi dưỡng, thường thì phần lớn thầy cô giáo bây giờ có tâm lí không vui, tỏ ra mệt mỏi, chán nản, không muốn đi.

- Nội dung tập huấn: nhiều nội dung, chuyên đề đưa ra tập huấn, bồi dưỡng còn trùng lặp, còn xa vời, viễn vông, ít thiết thực cụ thể, gắn liền với chương trình, nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của giáo viên, cho nên hiệu quả, tác dụng của nó còn hạn chế, khoảng cách giữa cái học với cái thực tiễn dạy

học vẫn còn khá xa vời.

- Cách thức quản lý các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị phòng, sở giáo dục vẫn chưa được tốt. Do trông đợi quá nhiều vào tính tự giác, ý thức kỷ luật của giáo viên và phần nhiều giáo viên chưa thấy tầm quan trọng còn lơ là trong việc nghe giảng nên dẫn đến tình trạng bỏ học, nghỉ học khá nhiều, ảnh hưởng đến kết quả học tập chung. Lại khó đánh giá được trường nào, giáo viên nào học nghiêm túc hay không nghiêm túc. Nhiều cán bộ quản lý giáo dục nhà trường chưa quan tâm đến việc tự học của giáo viên nên chưa tạo điều kiện cho giáo viên về thời gian học. Một số giáo viên động cơ đi học bồi dưỡng chưa đúng, đi học để lấy chứng chỉ cốt để hưởng chế độ lương. Đi học còn là sự bắt buộc chưa trở thành nhu cầu nên một bộ phận giáo viên học đối phó, chất lượng thấp.

Bảng 2.14 : Kết quả khảo sát thực trang công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS Quận 5

TT Ý kiến đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng điểm theo từng tiêu chíSố lượng người cho 1Đ 2Đ 3Đ 4Đ 5Đ

1 Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng được xác

định một cách có tính khả thi 0 0 23 17 10 3,74

2 Thực hiện kế hoạch bồi dưỡng bằng

nhiều hình thức 0 10 35 5 0 2,9

3 Thực hiện cử GV ở trường THCS đi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

học nâng cao trình độ chuyên môn 0 0 16 13 21 3,9 4 Thực hiện cử GV THCS đi học các lớp lý

luận chính trị hoặc bồi dưỡng chuyên môn 0 25 17 8 0 2,66 5

Xây dựng và thực thi hiệu quả các chính sách khuyến khích GV THCS đi dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng

6

Sử dụng hợp lý GV THCS, sau khi họ kết thúc các khoá học bồi dưỡng hoặc đào tạo

0 20 19 11 0 2,82

7 Điểm bình quân chung 2,9

Theo kết quả của bảng trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS Quận 5 tuy có được chú trọng nhưng hiệu quả thì còn chưa cao

2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THCS quận 5

Công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên vừa giúp họ tránh sai sót trong nghề nghiệp vừa là căn cứ để xếp loại giáo viên một cách chính xác và cũng là dịp giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá ở một số trường có lúc, có nơi còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả tác dụng. Việc xử lý sau thanh tra còn vướng mắc, thiếu cương quyết, đồng bộ nên tạo ra tâm lý coi thường kỷ cương, nền nếp trong một số cán bộ quản lý và giáo viên. Quá trình thực hiện còn chưa mang tính đồng bộ và thường xuyên, vẫn còn nể nang và cảm tính trong công tác đánh giá nên chưa thực sự khách quan và công bằng. Nhiều trường kiểm tra chỉ mang tính thời vụ chưa có kế hoạch cụ thể, đánh giá còn mang tính chung chung nên giáo viên chỉ đối phó, do đó dẫn tới chất lượng đào tạo hàng năm chưa cao, uy tín của giáo viên trước học sinh và nhân dân bị giảm sút. Việc thanh tra chưa đi sâu vào đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

- Việc kiểm tra nội bộ nhà trường chủ yếu hướng vào những giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc còn né tránh những giáo viên kém về chuyên môn, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc nhưng lại luôn có thái độ chống đối.

Bảng 2.15 : Kết quả khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên THCS

TT Ý kiến đánh giá thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá

Số lượng người cho điểm theo từng tiêu

chí Điểm TB 1 Đ 2 Đ 3 Đ 4 Đ 5 Đ 1

Có chủ trương của Phòng GD&ĐT đối với công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của GV ở các trường THCS

0 0 0 0 50 5,0

2

Có kế hoạch thực hiện các hoạt động thanh tra, kiểm tra và đánh giá hoạt động sư phạm của GV ở các trường THCS

0 0 0 0 50 5,0

3

Nội dung, cách thức thanh tra, kiểm tra và đánh giá bao phủ được mọi hoạt động sư phạm của GV ở các trường THCS

0 0 19 24 7 3,76

4

Có những điều chỉnh bằng các quyết định quản lý và có hiệu lực sau thanh tra, kiểm tra, đánh giá

0 0 18 15 17 3,98

5

Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá thực sự có hiệu quả với hoạt động giảng dạy của GV THCS

6 Điểm bình quân chung 4,56

2.3.5. Thực trạng công tác thi đua - khen thưởng và kỷ luật đối với đội ngũ giáo viên THCS quận 5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đầu năm học, Phòng giáo dục và đào tạo đã hướng dẫn cách thức tổ chức ký cam kết thi đua với các đơn vị trường học. Đối với cấp trường, các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 57 - 68)