Một số thuật ngữ

Một phần của tài liệu tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy ct (Trang 43 - 45)

- Số ca chụp trung bình mỗi tuần (Exams per week): Số ca chụp đề cập tới số ca

kiểm tra (exams), số qui trình (procedures) hoặc số ca khảo sát (studies) trung bình mỗi tuần mà không nhất thiết phải là số bệnh nhân tiến hành chụp CT.

- Pha chụp (phase): Pha chụp được định nghĩa khi bệnh nhân được chụp qua một

lần duy nhất toàn bộ vùng cơ thể cần chụp. Một ca chụp có thể được tiến hành với một pha chụp duy nhất hoặc hai pha chụp tùy vào việc sử dụng chất cản quang. Với một pha chụp, pha chụp đó có thể sử dụng hoặc không sử dụng chất cản quang. Tuy nhiên, đối với ca chụp được thực hiện với hai pha chụp, pha chụp đầu tiên bệnh nhân được chụp mà không sử dụng chất cản quang, sau đó với pha chụp sau, bệnh nhân được chụp lại lần thứ hai (trên cùng một vùng cơ thể cần chụp) có sử dụng chất cản quang.

- Trục quay : Là đường thẳng đi qua tâm của các quỹ đạo tròn mà nguồn phát tia

X và detector dịch chuyển xung quanh bệnh nhân trong quá trình quét.

- Thời gian ứng với mỗi vòng quay (time per rotation) (τ , s): Là khoảng thời

gian cần thiết để hệ ống phát tia X- detector quay được một vòng 3600 xung

quanh bệnh nhân.

- CT đơn lát cắt (single-slice CT scanner): Thế hệ máy CT cho phép chỉ thu nhận được duy nhất một lát cắt trong một vòng quay của hệ ống phát tia X –

detector quanh bệnh nhân.

- CT đa lát cắt (multi-slice CT scanner): Thế hệ máy CT cho phép thu nhận đồng

thời nhiều lát cắt trong một vòng quay của hệ ống phát tia X – detector quanh bệnh nhân.

41

- Số lát cắt thu được sau mỗi pha chụp (slices per contrast phase) (N): Số hình

ảnh của mỗi lát cắt phân biệt thu được sau mỗi một pha chụp.

- Số lát cắt thu được sau mỗi vòng quay (slices per rotation) (n): Số lát cắt phân

biệt thu được đồng thời trong một vòng quay của hệ ống phát tia X- detector xung quanh bệnh nhân.

- Bề dày lát cắt danh định (slice width) (Tn, mm): Bề dày danh định của mỗi lát

cắt được xác định bởi quá trình thiết lập thông số chụp, chỉ rõ trên bảng điều khiển và được sử dụng trong suốt quá trình chụp. Bề dày này cũng được xác định bằng bề rộng toàn phần một nửa chiều cao cực đại của phân bố liều ứng với một lát cắt.

- Bề dày danh định của chùm tia X (nominal beam width) (Tb, mm): Bề dày

danh định của chùm tia X được xác định bởi bộ phận chuẩn trực chùm tia X. Đối với CT đa lát cắt, n > 1, thì bề dày danh định của chùm tia X Tb= nTn là bề dày danh định của tất cả các lát cắt thu được đồng thời trong một vòng quay của hệ ống phát tia X- detector xung quanh bệnh nhân

- Bước dịch của bàn ở chế độ quét tuần tự (table increment) (Iaxial, mm): Khoảng

cách dọc theo trục quay mà bàn dịch chuyển được giữa hai vòng quay liên tiếp của hệ thống ống phát tia X- detector xung quanh bệnh nhân.

- Quãng đường dịch chuyển của bàn ứng với mỗi vòng quay ở chế độ quét xoắn

ốc (table feed per rotation) (TF, mm): Khoảng cách dọc theo trục quay mà bàn dịch chuyển được (với tốc độ không đổi) trong mỗi vòng quay của hệ thống ống tia X- detector xung quanh bệnh nhân.

- Chiều dài quét (scanning length) (L, mm): Là khoảng cách trên trục z mà bàn

dịch chuyển được trong một ca kiểm tra.

- kVp: Điện thế đỉnh mà ống phát tia X sử dụng trong suốt quá trình quét.

- mA: Cường độ dòng điện đi qua ống phát tia X trong suốt quá trình quét.

- mAs ứng với mỗi vòng quay (mAs per rotation) (w): Tích của cường độ dòng

điện và thời gian ứng với mỗi vòng quay của hệ ống phát tia X- detector quanh cơ thể bệnh nhân .

42

- Pitch: Pitch là một hệ số đặc trưng cho mức độ chồng chập của các lát cắt. Hệ

số pitch được xác định như sau:

b TF p T =

Một phần của tài liệu tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy ct (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)