Nguyên lý hoạt động của máy CT

Một phần của tài liệu tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy ct (Trang 41 - 43)

Máy chụp cắt lớp vi tính do nhà vật lý người Mỹ A.M.Cormack và kỹ sư người Anh G.M.Hounsfield phát minh năm 1971 và đã nhận được giải thưởng Nobel về y học năm 1979. Máy CT là một thiết bị tạo ảnh số, công cụ cao cấp trong hệ thống kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh y học. Nó được sử dụng để thu thập dữ liệu nhằm tạo ra hình ảnh các lớp cắt thuộc nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể. Máy CT cũng ứng dụng nguồn bức xạ X quang và các thuộc tính của nó khi xuyên qua các bộ phận cơ thể có độ hấp thụ tia X khác nhau.

39

Hình 2.1 Máy chụp cắt lớp vi tính (CT) Máy hoạt động theo nguyên lý sau:

Bức xạ X quang truyền xuyên qua cơ thể và vuông góc với trục dọc theo cơ thể, tới các detector có nhiệm vụ đo bức xạ đã bị suy giảm khi đi qua các vùng cơ thể khác nhau.

Hai bộ phận nguồn phát tia- ống phát tia X và thiết bị đo- detector được gắn

trên khoang máy, liên kết hữu cơ với nhau cho phép thực hiện một phép đo rất lớn

trong một vòng quay 3600 quanh cơ thể bệnh nhân. Quá trình đo sẽ gắn liền với sự

dịch chuyển của bệnh nhân dọc theo trục vuông góc với mặt phẳng quay. Sự dịch chuyển này sẽ khác nhau tùy theo chế độ chụp của máy CT.

Sau khi chùm tia đi qua cơ thể bệnh nhân, bộ cảm biến điện tử sẽ truyền tín hiệu về trung tâm hệ thống thu nhận dữ liệu để mã hóa và truyền vào máy tính độ hấp thụ của chùm tia này với độ chính xác rất cao. Ở mỗi vị trí của chùm tia, một mã số về độ suy giảm đươc ghi nhớ trong bộ nhớ. Khi chuyển động quét kết thúc, bộ nhớ đã ghi nhận được một số lượng rất lớn những số đo tương ứng với những

40

góc khác nhau trong mặt phẳng quét. Tổng hợp những số đo và nhờ máy vi tính xử lý các số liệu đó ta có những kết quả bằng số. Ngoài ra, những bộ phận tinh vi khác có trong máy chuyển đổi các số đó thành hình ảnh và hiện trên màn ảnh một lát cắt ngang qua cơ thể.

Một phần của tài liệu tính toán che chắn an toàn bức xạ cho phòng máy ct (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)