1.4.1. Khả năng ứng dụng trực quan hóa dữ liệu biểu diễn trạng thái giao thông thông
Hệ thống giao thông tồn tại trong ít nhất 2 dạng không gian: Thứ 1 là dạng không gian địa lý và một dạng không kém phần quan trọng đó là không gian thời gian, nó thể hiện mối quan hệ với thời gian đã trải qua được tạo ra bởi hệ thống. Sự khác biệt giữa không gian địa lý và không gian thời gian đó là những tính chất của chúng bao gồm bên trong hệ thống giao thông.
Có 2 điểm quan trọng trong trực quan hóa dữ liệu cho hệ thống giao thông gồm:
- Dùng mô hình ảo để thể hiện trạng thái của mạng giao thông để quản lý và công bố.
- Trực quan hóa bằng hình ảnh để mô phỏng đầu ra.
Như ví dụ dưới đây mô phỏng hệ thống Điều khiển xe tải tự động (AGVS) và đồ thị mô tả thời gian chờ đợi theo số lượng xe tải. Phần mềm là một trực quan hóa mô phỏng hệ thống hoạt động thế nào. Nó có khả năng hoạt động ở cả mô hình động và mô hình tĩnh. Ở trạng thái tĩnh, người dùng có thể theo dõi đường đi theo thời gian còn ở trạng thái động, sự chuyển động được điều khiển bởi bộ đếm thời gian.
Hình 1.20 Đồ thị mô tả thời gian chờ đợi theo số lượng xe tải
Theo hướng của đề tài này là tìm hiểu kỹ thuật trực quan hóa cho mô phỏng giao thông nhiều tác nhân, do đó khảo sát hiệu quả của ứng dụng là mục tiêu chính. Hughes đã nghiên cứu xu hướng và phương pháp trực quan hóa dữ
liệu giao thông. Dựa trên đó, đưa ra 2 kỹ thuật chính dùng để trực quan hóa cho hệ thống giao thông gồm:
- Trực quan hóa sử dụng bản đồ: Do dữ liệu tự nhiên của hệ thống giao thông thường dựa trên các thông tin địa lý, sử dụng bản đồ làm nền và trực quan hóa các dữ liệu giao thông trên đó. Điển hình là các thông tin đường giao thông quan hệ với nhau bao gồm: nguồn, đích và đường đi giữa chúng. Do đó, sẽ càng có ý nghĩa để sử dụng bản đồ để trực quan hóa những dữ liệu này.
- Sử dụng Score Cards và Dash boards: Các kỹ thuật này có thể sử dụng để theo dõi Khóa chỉ thị hiệu năng (Key Performance Indicators - KPIs) của hệ thống và cả những thay đổi cấp hệ thống. Một ví dụ mô hình trực quan của Score Cards bằng cách sử dụng biểu đồ dạng cột để trực quan hóa KPIs như hình 1.21 dưới đây.
Hình 1.21 Ví dụ sử dụng Score Cards và Dash boards