Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần sinh học tế bào lớp 10 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 84 - 115)

1 -2 Cơ sở thực tiễn của đề tài

3.2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm

Đe đạt được mục đích đề ra chúng tôi chọn 2 trường THPT thuộc huyện Kỳ Anh -tỉnh Hà Tĩnh để thực nghiệm:

1. Trường THPT Kỳ Lâm 2. Trường THPT Nguyễn Huệ

Ở mỗi trường chúng tôi đã chọn 2 lớp có số lượng, chất lượng tương đương nhau.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

- Thực nghiệm chính thức được tiến hành ở hai trường THPT vào học kì II năm học 2010-2011 kể từ ngày 20/12/2010- 19/02/2011.

- Mỗi lớp được chọn tiến hành dạy 2 bài trong 2 tiết: • Bài 16: Hô hấp tế bào

• Bài 18. Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân

- Tiến hành thực nghiệm chéo (Xem mục 6.4. Phương pháp thực nghiệm, phần mở đầu)

- Sau mỗi tiết dạy, đều tiến hành kiểm tra ở lớp thí nghiệm( TN) và đối chứng( ĐC) với cùng một đề kiểm tra và cùng thời gian (10 phút).

3.2.3. Xử lý số liệu

Sử dụng một số công thức toán học cơ bản để xử lí các kết quả thực nghiệm sư phạm (Xem mục 6.5. Phưong pháp thống kê toán học, phần mở đầu)

3.3. KẾT QUẢ THựC NGHIỆM

3.3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Kỳ Lâm Kết quả ở 4 lần kiểm tra ở trường THPT Kỳ Lâm :

Bài Lớp Sô bài Điểm số (Xj) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài ĐC(IOA) 44 0 1 0 1 4 5 8 14 8 2 1 16 TN(IOB) 45 0 0 0 1 3 5 5 i5 iớ 3 3 Bài ĐC(IOA) 44 1 1 1 0 3 4 7 14 9 3 1 18 TN(IOB) 45 0 1 0 1 2 3 5 11 5 3 Tông ĐC(IOA) 88 1 2 1 1 1 9 15 28 17 5 2 cộng TN(IOB) 90 0 1 0 2 5 8 10 29 2 i 8 6

Từ bảng trên ta có: Bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm ưa Phương án Sô bài (n) Tỉ lệ (%) HS đạt điêm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 88 1.14 2.27 1.14 1.14 7.95 10.23 17.05 31.82 19.32 5.68 2.26 TN 90 0 1.11 0 2.22 5.56 8.89 11.11 32.22 23.33 8.89 6.67

Với bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra ta lập được đồ thị tương ứng như sau

Từ số liệu trên ta cũng lập được bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên:

Phương án Sô bài (n) Tỉ lệ (%) HS đạt điêm Xi trở lên 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 88 100 98.86 96.59 95.45 94.31 86.36 76.13 59.08 27.26 7.94 2.26 TN 90 100 100 98.89 98.89 96.67 91.11 82.22 71.11 38.89 15.56 6.67

Với bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra ta lập được đồ thị tương ứng như sau

— ĐC —■— TN

Đ iểm X i

Sau khi xử lí các số liệu, tính toán theo các công thức ( phần mở đầu- mục 6.5) ta có bảng tổng hợp các tham số đặc trưng:

Phương án Các tham sô đặc trung

X X ±m s Cv(%) td

ĐC 6.44 6.44 ± 0.2 1.87 29.04

2.08

TN 7 7 ± 0.18 1.71 24.43

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Kỳ Lâm, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7) cao hơn so với lớp ĐC (6.44) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (24.43%) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (29.04%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

- Số HS xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (8.89%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (13.64%). Trong khi đó tỉ lệ HS đạt giỏi ở lớp TN (38.89%) lớn hơn so với lớp ĐC (27.26%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồ thị tần suất hội tụ tiến ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía trên so với lớp ĐC.

Đe khẳng định lại những kết quả trên, chúng tôi tính đại lượng kiểm định td. Đại lượng kiểm định td=2.08 với bậc tự do f= 88+90-2=176. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa a=0.05, giá trị tới hạn ta ứng với kiểm định 2 phía là ta=l .96. Vậy td > ta, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dựng phương pháp dạy TN.

3.3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ Kết quả ở 4 lần kiểm tra ở trường THPT Nguyễn Huệ :

Bài Lớp Sô bài Điểm số (Xi) 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Bài 16 ĐC(10A12) 42 0 1 2 1 1 8 8 10 7 3 1 TN(10A13) 41 0 0 1 2 1 5 6 11 8 5 2 Bài 18 ĐC(10A12) 42 0 0 1 2 3 5 8 6 12 4 1 TN(10A13) 42 0 0 1 0 2 4 6 5 14 7 3 Tông cộng ĐC(10A12) 84 0 1 3 3 4 13 16 16 19 7 2 TN(10A13) 83 0 0 2 2 3 9 12 16 22 12 5

Phương án Sô bài (n) Tỉ lệ (% ) HS đạt điêm Xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 83 0 1.19 3.57 3.57 4.76 15.48 19.05 19.05 22.62 8.33 2.38 TN 84 0 0 2.41 2.41 3.61 10.84 14.46 19.28 26.51 14.46 6.02

Với bảng phân phối tần suất điểm các lần kiểm tra ta lập được đồ thị tương ứng như sau

Từ số liệu trên ta cũng lập được bảng tần suất hội tụ điểm kiểm tra để so sánh tần suất bài đạt điểm Xi trở lên:

Phương án Sô bài (n) Tỉ lệ (%) HS đạt điêm Xi trở lên 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 83 100 100 98.81 95.24 91.67 86.91 71.43 52.38 33.33 10.71 2.38 TN 84 100 100 100 97.59 95.18 91.57 80.73 66.27 46.99 20.48 6.02

Sau khi xử lí các số liệu, tính toán theo các công thức ( phần mở đầu- mục 6.5) ta có bảng tổng họp các tham số đặc trưng:

Phương án Các tham sô đặc trưng

X X ±m s Cv(%) td

ĐC 6.43 6.43 ± 0.21 1.9 29.55

2.15

TN 7.05 7.05 ± 0.2 1.82 25.82

Qua kết quả thực nghiệm tại trường THPT Nguyễn Huệ, chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Điểm số trung bình X của các lớp TN (7.05) cao hơn so với lớp ĐC (6.43) trong khi đó hệ số biến thiên ở nhóm lớp TN (25.82 %) thấp hơn hệ số biến thiên ở nhóm lớp ĐC (29.55%). Điều này chứng tỏ độ phân tán ở lớp TN giảm so với lớp ĐC.

- Số HS xếp loại dưới trung bình ở lớp TN (8.43%) chiếm tỉ lệ thấp hơn lớp ĐC (13.09%). Trong khi đó tỉ lệ HS đạt giỏi ở lớp TN (46.99%) lán hơn so với lớp ĐC (33.33%).

- Đồ thị tần suất hội tụ tiến ứng với lớp TN luôn nằm về phía bên phải và phía trên so với lớp ĐC.

Đại lượng kiểm định td=2.15 với bậc tự do f=83+84-2=165. Tra bảng Studen với mức ý nghĩa a=0.05, giá trị tới hạn ta ứng với kiểm định 2 phía là ta=1.96. Vậy td > ta, chứng tỏ sự khác nhau giữa X của lớp TN và lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, điểm trung bình của lớp TN cao hơn lớp ĐC không phải là do ngẫu nhiên mà do áp dụng phương pháp dạy TN.[40] [41]

3.4. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC s ử DỤNG HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ ĐẺ DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC TÉ BÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.4.1. Phân tích định lượng

Qua kết quả thực nghiệm đã được xử lí, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: - Thực nghiệm thực hiện ở 2 trường với chất lượng khác nhau nhưng kết quả ở cả 2 trường đều cho thấy điểm số trung bình ( X ) của các lớp TN cao hơn lớp ĐC, tỉ lệ HS khá giỏi ở các lớp TN cao hơn lớp ĐC còn tỉ lệ HS yếu kém thì ngược lại. Điều đó khẳng định khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh ở lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

- Độ biến thiên ở các lớp TN, ĐC ở cả 2 trường dao động trong khoảng từ 24.43 đến 29.55, là mức độ dao động tiling bình có thể chấp nhận được.

- Ở cả 2 trường đều có td > ta nên sự khác biệt giữa hai giá trị tiling bình ở lớp TN và ĐC là có ý nghĩa về mặt thống kê.

Như vậy, việc sử dựng hoạt động khám phá trong dạy học đã đem lại hiệu quả thiết thực, giúp HS không chỉ lĩnh hội và vận dựng tốt kiến thức mà còn rèn luyện được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát, phân tích hình vẽ, kĩ năng làm việc độc lập với sách giáo khoa... Giúp HS khắc sâu kiến thức, phát huy được năng lực sáng tạo, tìm tòi trong học tập, tăng cường hứng thú học tập của các em.

3.4.2. Phân tích định tính

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với GV bộ môn và HS, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng các hoạt động khám phá trong dạy học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong học tập bộ môn hơn những tiết dạy bình thường. Cụ thể:

- Ở các lớp TN số HS tham gia phát biểu xây dựng bài lớn hơn nhiều so với các lớp ĐC. Không khí lớp học sôi nổi trước các hoạt động khám phá nêu ra. Đa số HS được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em không còn thụ động mà chủ động thực hiện các hoạt động do GV đưa ra.

- Các hoạt động khám phá đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của HS. Các em không chỉ tiếp thu được những nội dung kiến thức cơ bản mà còn có khả năng phân tích, so sánh, tổng họp, khái quát và vận dụng kiến thức một cách hợp lí. Đây là yếu tố giúp bài học ở lớp TN có kết quả tốt hơn so với lớp ĐC.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động, HS phải độc lập làm việc với SGK và các phương tiện hoạt động để hoàn thành các nhiệm vụ mà hoạt động đưa ra, qua đó các em rèn luyện được một số kĩ năng như: quan sát tranh vẽ phát hiện kiến thức, tư duy thực nghiệm, làm việc độc lập với sách giáo khoa... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Qua quá trình thực hiện mục tiêu đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã thu được những kết quả chính sau đây:

- Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận của việc sử dụng các hoạt động khám phá vào dạy - học Sinh học tế bào lóp 10 THPT.

- Nghiên cứu thực tiễn dạy học sinh học phổ thông ở một số trường THPT thuộc tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Đã có một số GV đã có những bước đổi mới theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của HS, nhưng số lượng GV áp dụng những phương pháp dạy học tích cực nói chung và dạy học bằng hoạt động khám phá nói riêng chưa nhiều, chưa thường xuyên; Thậm chí có một số GV chưa bao giờ sử dụng những phương pháp này. Tuy nhiên đa số GV nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng các phương pháp dạy học bằng các hoạt động khám phá.

- Trên cơ sở phân tích nội dung kiến thức phần Sinh học tế bào lớp 10 THPT đã thiết kế các hoạt động khám phá và tổ chức các hoạt động cho HS để hình thành kiến thức mới gồm 6 dạng:

> Hoạt động dạng trả lời câu hỏi

> Hoạt động dạng điền từ, điền bảng, điền sơ đồ câm > Hoạt động dạng phân tích biểu bảng, sơ đồ, mô hình > Hoạt động dạng tranh luận một vấn đề

> Hoạt động dạng xử lí tình huống

> Hoạt động xây dựng bài tập, hình ảnh liên hệ

- Đã nêu được quy trình sử dụng các hoạt động khám phá để dạy - học phần Sinh học tế bào lớp 10 THPT gồm 3 bước:

Bước 1: GV giới thiệu hoạt động và xác định nhiệm vụ cho HS

Bước 2: HS tiến hành thảo luận dưới sự tổ chức, theo dõi, hướng dẫn của GV để hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra.

Bước 3: Kết luận và chính xác hoá kiến thức.

- Thực nghiệm sư phạm cho thấy tổ chức dạy học bằng hoạt động khám phá thì tích cực hóa được người học và làm cho người học tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn, kiến thức tiếp thu được nhớ lâu hơn và vận dụng tốt vào thực tiễn.

ĐỀ NGHỊ

1. Do điều kiện thời gian nên thực nghiệm sư phạm đang trong phạm vi hẹp, cần có thêm thực nghiệm ở diện rộng để có kết luận thỏa đáng hơn.

2. Dạy học bằng hoạt động khám phá có nhiều lợi thế, nhất là tập cho HS phương pháp phát hiện và tư duy, vì vậy có thể áp dụng sang các phần kiến thức khác của chương trình sinh học THPT .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Cao Đàm , Phương pháp luận nghiên cứu khoa học(xuất bản lần thứ 10 có chinh lí và bổ sung), NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2005.

2. Đinh Quang Báo- Nguyễn Đức Thành (1996), Lỉ luận dạy học sinh học,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Nguyễn Văn Duệ (2002), Dạy học sinh học ở trường Trung học phổ thông, tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Nguyễn Đình Nhâm (2007), Lý luận dạy học sinh học hiện đại, Bài giảng chuyên đề cao học - Đại học Vinh.

5. Phan Đức Duy (2007), Hoạt động hóa người học trong dạy học sinh học, Bài giảng chuyên đề cao học - Đại học Sư phạm Huế.

6. Nguyễn Thành Đạt( Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập( Chủ biên) - Trần Dụ Chi - Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty, Sinh học 10, NXB Giáo dục( 2006)

7. Nguyễn Thành Đạt( Tổng chủ biên) - Phạm Văn Lập( Chủ biên) - Trần Dụ Chi - Trịnh Nguyên Giao - Phạm Văn Ty, Sách giáo viên Sinh học 10, NXB Giáo dục( 2006)

8. Vũ Văn Vụ( Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu( Chủ biên) - Nguyễn Như Hiền - Ngô Văn Hưng - Nguyễn Đình Quyến - Trần Quý Thắng, Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục( 2006)

9. Vũ Văn Vụ( Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu( Chủ biên) - Nguyễn Như Hiền - Ngô Văn Hưng - Nguyễn Đình Quyến - Trần Quý Thắng, Sách giáo viên Sinh học 10 nâng cao, NXB Giáo dục( 2006)

10. Ngô Văn Hưng( Chủ biên)- Nguyễn Hải Châu- Lê Hồng Điệp- Nguyễn thị Hồng Liên, Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn sinh học lớp 10, NXB Giáo dục( 2010)

11.GS.TS Nguyễn Thành Đạt - PGS.TS Nguyễn Đức Thành - TS Nguyễn Xuân Viết, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì III( 2004-2007), Lưu hành nội bộ, NXB Hà Nội 2005 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Phạm Văn Lập - Nguyễn Thành Đạt - Ngô Văn Hưng - Võ Đức lưu - Phạm Văn Lập- Nguyễn Như Hiền - Ngô Văn Hưng, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên

thực hiện chương trình sách giáo khoa lớp 10 THPT môn Sinh học, NXB Giáo dục( 2006)

13.Nguyễn Quang Vinh( Chủ biên) - Nguyễn Như Hiền- Trần Quý Thắng - Phạm Văn Ty, Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình nâng cao sinh học 10 dùng cho giáo viên, NXB Giáo dục( 2006)

14. Nguyễn Quang Vinh( Chủ biên) - Nguyễn Như Hiền- Vũ Đức Lưu - Phạm Văn Ty, Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao sinh học 10 dùng cho giáo viên và

học sinh, NXB Giáo dục( 2006)

15.Nguyễn Quang Vinh( Chủ biên) - Nguyễn Thị Dung- Nguyễn Đức Thành, Thiết kế bài giảng Sinh học 10 theo hướng đổi mới phương pháp dạy học, NXB Giáo dục( 2006)

16. Ngô Văn Hưng, Bài tập chọn lọc Sinh học 10 cơ bản và nâng cao, NXB Giáo dục( 2006)

17. Vũ Đức Lưu, Bài tập chọn lọc Sinh học 10 , NXB Giáo dục( 2006)

18. Trần Ngọc Oanh( Chủ biên) - Nguyễn Thị Hồng - Nguyễn Thu Huyền - Trương Đức Kiên - Lê Thị Phượng - Nguyễn Vãn Tư, Hỏi đáp Sinh học 10, NXB Giáo dục( 2006)

19. Vũ Đức Lưu- Ngô Văn Hưng, Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 10, NXB Giáo dục( 2006)

20. TS. Vũ Đức Lưu - GS.TS Nguyễn Thành Đạt - TS. Trần Quý Thắng- Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi THPT môn Sinh Học- Tập 1: Sinh học tế bào, Sinh học vi sinh vật, NXB Giáo dục( 2004)

21. Nguyễn Như Hiền - Trịnh Xuân Hậu, Tế bào học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

22. Võ Thị Hương Lan, Giáo trình Sinh học phân tử tế bào và ứng dụng, NXB Giáo dục( 2007)

23.Hoàng Đức Cự, Sinh học đại cương( Sinh học phân tư- tế bào)- tập 1, NXB Đại học quốc gia Hà Nội

24.Gerhard Dietrich - Nguyễn Bảo Hoàn dịch (1984), Phương pháp dạy học sinh học, tập II, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Dung (2005), "Nâng cao năng lực tư duy của học sinh thông qua

Một phần của tài liệu Sử dụng hoạt động khám phá để dạy học phần sinh học tế bào lớp 10 trung học phổ thông luận văn thạc sỹ sinh học (Trang 84 - 115)