Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín, chi nhánh điện biên phủ (Trang 29)

động có hiệu quả. Hoạt động huy động vốn là hoạt động khởi đầu song phải gắn với hoạt động sử dụng vốn, hoạt động huy động vốn phải lấy nhu cầu sử dụng vốn là mục tiêu. Nếu nguồn vốn huy động thấp không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn làm cho ngân hàng bỏ qua cơ hội đầu tư có hiệu quả, hơn nữa nó còn làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng. Ngược lại, nếu huy động quá nhiều, vượt quá nhu cầu sử dụng vốn sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, khoản ứ đọng vốn này phải chịu chi phí huy động song lại không tạo ra thu nhập nên sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Vì vậy mà Sacombank Chi nhánh Điện Biên Phủ luôn cố gắng duy trì sự cân đối giữa nguồn vốn huy động và nhu cầu sử dụng vốn. Quan hệ so sánh giữa huy động vốn và sử dụng vốn của Chi nhánh thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Nguồn vốn huy động 1182 1188 1615

Dư nợ cho vay 614 717 1445

Hệ số sử dụng nguồn 51.9% 60.3% 89.5%

Phần dư 568 471 170

(Nguồn: báo cáo hoạt động huy động vốn của Sacombank từ 2010-2012)

Qua bảng trên ta thấy hệ số sử dụng nguồn vốn qua 2 năm 2011 – 2012 ở chi nhánh là khá cao, năm 2011 dư nợ cho vay đạt 717 tỷ, và tăng cao ở năm 2012 đạt 1445 tỷ làm cho hệ số sử dụng nguồn tăng từ 60.3% đến 89.5%. Như vậy, chúng ta thấy tốc độ tăng về nguồn huy động lẫn dư nợ của chi nhánh đều nằm ở mức cao. Đặc biệt, Sacombank Chi nhánh Điện Biên Phủ rất chú trọng đến cho vay trung và dài hạn, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn so với tổng dư nợ cho vay năm 2012 là 70% gần gấp đôi so với năm 2011. Để đạt được kết quả như vậy, chi nhánh luôn thực hiện đúng nhiệm vụ, phương pháp của ngành đã được cụ thể hóa từ các giải pháp của công tác huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, kết hợp với việc vận dụng linh hoạt vào thực tiễn kinh doanh từng thời kỳ của chi nhánh.

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ mới đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn nhưng đã đạt những thành tựu đáng kể trong hoạt động của ngân hàng nói chung cũng như hoạt động huy động vốn nói riêng. Hoạt động huy động vốn của chi nhánh luôn được ban lãnh đạo của chi nhánh quan tâm. Ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn hết sức phong phú đa dạng để cho khách hàng chọn lựa. Trong thời gian qua với sự ra đời của sản phẩm tiền gửi tiết kiệm Trung Đắc Lợi, tiết kiệm có kỳ hạn ngày, tiền gửi tương lai, tiết kiệm Phù Đổng, tiền gửi góp ngày và các chương trình ưu đãi cho các ngành kinh tế đặc thù như y dược, các hộ kinh doanh … đã thu hút được một lượng lớn khách hàng sử dụng các sản phẩm này. Với sự đa dạng về sản phẩm tiền gửi, linh hoạt trong kỳ hạn đến mức kỳ hạn ngày như vậy đã góp mang lại cho ngân hàng nhiều thuận lợi trong việc thu hút nguồn vốn từ công chúng, và đồng thời cũng tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong việc huy động nguồn tiền tiết kiệm so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn thành phố.

Ngoài ra, với chủ trương mở cửa hội nhập kinh tế của đất nước, ngân hàng cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tăng cường cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu của xã hội ngày càng cao. Vì vậy mà ba năm qua khách hàng đến giao dịch với ngân hàng ngày càng tăng lên rất nhiều. Đặc biệt với khả năng làm việc đầy tận tụy của đội ngũ nhân viên ngân hàng đã tạo được ấn tượng rất tốt cho khách hàng khi đến giao dịch. Với sự nổ lực trong hoạt động kinh doanh ngân hàng đã thu được một kết quả rất tốt trong năm qua.

Trong 3 năm qua số dư huy động của chi nhánh không ngừng gia tăng đặc biệt trong năm 2012. Mặc dù tình hình tăng trưởng huy động trong năm 2012 gặp phải rất nhiều khó khăn do biến động nguồn và cạnh tranh lãi suất giữa các TCTD nhưng nhìn chung trong năm 2012 chi nhánh cũng đã đạt được mức tăng trưởng số dư huy động tương đối khả quan so với cùng kỳ 2011 với tốc độ tăng 36% cụ thể số dư huy động thực hiện đến 31/12/2012 là 1.615 tỷ đồng, tăng 428 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2011. Đây chính là những tín hiệu tích cực trong công tác huy động của chi nhánh trong năm 2013 sắp tới.

Mặc dù trong thời gian qua ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn của mình, nhưng vẫn không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế mà chưa khắc phục kịp thời. Để công tác huy động vốn tại ngân hàng trong thời gian tới được hoàn thiện hơn, ngân hàng cần có những biện pháp thích hợp để nhanh chóng khắc phục được những hạn chế mà ngân hàng đang gặp phải. Trước hết ta sẽ xem xét qua một số những vấn đề còn hạn chế trong công tác huy động vốn tại NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian qua:

Số lượng vốn huy động: tuy có tăng trưởng trong năm 2010 đến 2012 nhưng có sự chệnh lệch quá lớn trong cơ cấu tiền gửi đối với sản phẩm tiền gửi cũng như phân theo khách hàng, nổi trội là tiền gửi TCKT chỉ đạt được 77% kế hoạch đề ra gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng: Mặc dù ngân hàng đã đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đến với khách hàng nhưng công tác quảng cáo tiếp thị vẫn chưa mang lại hiệu quả cao. Cho nên nhiều khách hàng vẫn chưa biết đầy đủ về các sản phẩm tiền gửi hiện có tại ngân hàng, do đó họ thường sử dụng các hình thức gửi tiền truyền thống là chủ yếu. Chính điều này đã gây nên một sự chênh lệch lớn về lượng tiền gửi trong cơ cấu tiền gửi. Bên cạnh đó, các thông tin về chương trình khuyến mãi vẫn chưa được cụ thể, rõ ràng, chưa kịp thời đến với khách hàng mà chỉ được nhắc đến khi khách hàng có nhu cầu. Vì thế mà Ngân hàng cần linh hoạt và chủ động hơn trong vấn đề này.

Chính sách thu hút khách hàng: Ngân hàng vẫn chưa tăng cường chính sách ưu đãi cũng như có các dịch vụ chăm sóc khách hàng sau khi họ đến giao dịch với ngân hàng nhất là công cụ lãi suất. Hiện nay sự cạnh tranh diễn ra rất gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn, ngoài sự cạnh tranh bằng công cụ lãi suất ra các ngân hàng sẽ dùng chính sách ưu đãi khách hàng để giành khách hàng về mình.

Trình độ nghiệp vụ của nhân viên: Tuy đội ngũ nhân viên của chi nhánh tận tụy và chịu khó học hỏi nhưng về nghiệp vụ giao dịch còn đôi chỗ thiếu sót, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phục vụ khách hàng. Cán bộ nhân viên trẻ, năng động nhưng kinh nghiệm còn ít, đòi hỏi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

2.3.4.2

- Nguyên nhân khách quan

+ Tình hình kinh tế và chính sách của NHNN

Trong 3 năm vừa qua 2010- 2012 vẫn còn chịu hệ quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Trong 3 năm thì năm 2011 chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất và có thể được xem là đáy của khủng hoảng bên cạnh đó 2011 là năm có nhiều biến động về lãi suất nên tình hình huy động năm 2011 gặp nhiều khó khăn. Qua năm 2012 tình hình kinh tế có vẻ khả quan hơn theo báo cáo của ngân hàng thế giới thì “Việt Nam bước vào năm 2011 trong một giai đoạn bất ổn kinh tế vĩ mô tăng cao. Nhưng các biện pháp bình ổn (thông qua Nghị quyết 11) được thực hiện trong năm 2011 giúp cho Việt Nam dần bình ổn nền kinh tế. Lạm phát đã giảm từ đỉnh điểm 23% hồi tháng 8/2011 xuống còn 7% trong tháng 10/2012. Tỉ giá không chính thức dao động trong biên độ ±1 % so với tỉ giá chính thức hầu như suốt cả năm”. Thêm nữa, mặc dù có sự khống chế về trần lãi suất huy động của NHNN nhưng các ngân hàng vẫn huy động vượt trần cao, lôi kéo nhiều khách hàng của đơn vị. Việc lãi suất huy động thấp đã khiến khách hàng chuyển hướng đầu tư từ tiền gửi tiết kiệm sang các lĩnh vực khác như vàng, chứng khoán, bất động sản… Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước chủ trương khuyến khích các tổ chức tín dụng tự nguyện tìm hiểu lẫn nhau để mua lại, sáp nhập và hợp nhất khiến không ít người gửi tiền lo ngại về tính thanh khoản của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế khó khăn, lãi suất cho một số khách hàng vay trong năm 2011 vẫn duy trì ở mức cao cũng tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và thu nhập của khách hàng.

+ Tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng

Trong thời gian vừa qua tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, ảnh hương tiêu cực tới tính thanh khoản của các ngân hàng vừa và nhỏ. Chính vì lẽ đó trong thời gian vừa qua tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng quyết liệt, để đảm bảo thanh khoản các ngân hàng nhỏ sẵng sàng dùng lãi suất và các chương trình khuyến mãi ... làm công cụ cạnh tranh ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình huy động vốn của NH TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ nhất là khi địa bàn hoạt động của chi nhánh là địa bàn trọng điểm của thành phố, nơi có rất nhiều ngân hàng đặt trụ sở.

- Nguyên nhân chủ quan.

+ Từ phía ngân hàng.

Trong thời gian vừa qua nội bộ ngân hàng có nhiều thay đổi ảnh hưởng khá nhiều đến niềm tin của khách hàng và ngân hàng.

Về công tác huy động thì một số sản phẩm của ngân hàng vẫn đi chậm hơn một bước so với ngân hàng bạn chính vì điều đó đã ảnh hưởng khá nhiều đến thị phần của ngân hàng vừa qua.

Với tiêu chí không cạnh tranh về lãi suất mà chỉ cạnh tranh thông qua chất lượng dịch vụ nên ngân hàng cũng có một ít thiệt thòi so với một số ngân hàng khác nhất là các ngân hàng nhỏ lẻ.

Một số loại phí sử dụng một số dịch vụ của ngân hàng cũng còn khá cao ảnh hưởng khá nhiều đến công tác bán hàng của nhân viên

+ Nhân tố con người. Về nhân tố con người chúng ta sẽ xem xét trên 2 khía cạnh: khách hàng và nhân viên.

Về khách hàng: trong thời gian vừa qua với tình hình kinh tế có nhiều biến động, kéo theo nhiều cuộc sáp nhập của một số ngân hàng, điều này đã làm giảm niềm tin của người dân về hệ thống ngân hàng nói chung và các ngân hàng tư nhân nói riêng. Thế nên khách hàng thường có 2 xu hướng: an toàn và sinh lời. Khách hàng luôn mong muốn mình nhận được một khoản tiền lời nhất định trong khi rủi ro gần như là không có. Họ cũng có xu hướng gửi tiền ngắn hạn gây khó khăn cho Ngân hàng khi muốn dung vốn để đầu tư lâu dài vào một lĩnh vực nào đó.

Về nhân viên ngân hàng: trình độ nghiệp vụ của nhân viên vẫn còn một vài hạn chế, dẫn đến khó khăn cho các hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, số lượng nhân viên của chi nhánh vẫn chưa đủ để xứng với tiềm năng huy động vốn ở Chi nhánh Điện Biên Phủ và

CHƯƠNG 3:

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN

CHI NHÁNH ĐIỆN BIÊN PHỦ

3.1 Định hướng phát triển kinh doanh và mục tiêu huy động vốn của chi nhánh Điện Biên Phủ trong thời gian tới Điện Biên Phủ trong thời gian tới

3.1.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2013

Bảng 3.1: Kế hoạch kinh doanh năm 2013

Đvt: triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện 31/12/2012 Kế hoạch 31/12/2013 +,- KH S/v TH 2012 %+,- KH s/v TH 2012 1 Tổng huy động quy ra VNĐ 1.615.359 2.042.700 427.341 26.5%

* Tiền gửi dân cư 1.375.680 1.656.795 281.115 20.4%

* Tiền gửi TCKT 239.678 385.905 146.227 61.0%

2 Tổng dư nợ quy ra VND

1.444.627 1.435.166 (9.461) (0.7%)

* Cho vay cá nhân 500.693 353.915 (146.778) (29.3%)

* Cho vay DN 943.934 1.081.251 137.317 14.5%

3 Thu thuần dịch vụ 9.365 12.002 2.637 28.2%

4 Thu thuần KDNH 2.664 3.393 729 27.4%

5 Lợi nhuận trước

DPRR 39.055 51.142 12.087 30.9%

6 Lợi nhuận trước thuế 32.863 46.533 13.670 41.6%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CN Điện Biên Phủ 2012)

Với tình hình kinh tế năm 2013 có xu hướng biến đổi khó lường và được đánh giá là một năm thử thách nữa đối với nền kinh tế Việt Nam thế nhưng trong năm 2013 ngân

hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ lại đề ra chỉ tiêu tăng trưởng hơn nữa về hoạt động huy động vốn thông qua tăng trưởng về tiền gửi dân cư và tiền gửi TCKT. Để thực hiện được điều đó Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Chi nhánh Điện Biên Phủ chủ trương, định hướng hoạt động kinh doanh theo hướng chiếm lĩnh thị phần thông qua kênh bán lẻ, phát triển hiệu quả, an toàn và bền vững trong họat động. Với kế hoạch được giao, chi nhánh thiết lập định hướng thực hiện kế hoạch 2013 trên cơ sở tập trung nguồn huy động tử tổ chức kinh tế và dân cư, đặc biệt là nguồn tiền lãi suất thấp, tăng thu dịch vụ, phát triển mạnh hệ khách hàng thông qua các kênh bán hàng và sản phẩm trọn gói. Chủ động và linh hoạt trong vận hành mô hình tái cấu trúc mới để nhanh chóng phát huy hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

3.1.2 Một số nhiệm vụ trọng yếu

Xây dựng đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp và xuyên suốt từ chi nhánh đến Phòng giao dịch thông qua mô hình đội/ nhóm bán hàng, đứng đầu là Trưởng/ Phó phòng kinh doanh

Lên kế hoạch hành động cụ thể theo các tiêu chí: Làm gì? Ở đâu? Ai làm? Làm như thế nào? Và bao giờ thì có kết quả đối với từng mảng và chi tiết hơn là từng sản phẩm; có kiểm tra giám sát; có chính sách bán hàng, khen thưởng…

Với phương châm mỗi đơn vị là một đại sứ kinh tế trên địa bàn mình trú đóng, phát triển hệ khách hàng lõi trong phạm vi bán kính 2km và phải chiếm lĩnh được thị phần này, từ phương châm đó, với nguồn nhân lực và tài nguyên hiện có, đưa Sacombank đến với khách hàng bằng các gói sản phẩm cụ thể và thiết thực, không để Sacombank chỉ hiện diện và dừng lại ở thương hiệu của một ngân hàng trên tờ lịch trong mỗi nhà.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, bảo mật user, password, đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán, xử lý giao dịch. Cơ chế giám sát thường xuyên, định kỳ, hạn chế các rủi ro trong hoạt động kho quỹ. Triển khai công tác đào tạo, kiểm tra cập nhật văn bản quy trình quy chế liên quan đến các hoạt động này đến từng nhân viên để tránh mắc phải những sai xót trầm trọng như các sự vụ đã xảy ra trong thời gian qua gây tổn thất lớn cho ngân hàng.

3.2 Những giải pháp giúp tăng cường hoạt động huy động vốn tại Sacombank chi nhánh Điện Biên Phủ nhánh Điện Biên Phủ

Từ việc phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh Điện Biên Phủ ở

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín, chi nhánh điện biên phủ (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w