được trong việc nâng cao tính hứng thú, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập
Vì chưa quen với phương pháp dạy học mới, đặc biệt sử dụng TN trong học tập nên HS ban đầu còn bỡ ngỡ với TN, thụ động, rụt rè trong việc phát biểu ý kiến trước lớp, chẳng hạn như trong hoạt động suy đoán giải pháp và thực hiện giải pháp đã suy đoán ở tiến trình dạy bài “ Động lượng – Định luật bảo toàn động lượng”
Do sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề nên tiến trình dạy học thiết kế được không chỉ lôgíc mà còn phù hợp với năng lực nhận thức của HS. Mặt khác, trong quá trình dạy học, tôi cố gắng tạo không khí học tập thoải mái và động viên, khích lệ HS kịp thời. Vì thế, thực tế dạy học trên lớp ở các giờ thực nghiệm cho thấy: GV đã cuốn hút được HS tham gia các hoạt động nhận thức một cách tự nhiên, chủ động và tích cực:
+ HS hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, song vẫn chăm chú lắng nghe khi GV nhấn mạnh những vấn đề quan trọng
+ HS hăng hái thảo luận để giải quyết các nhiệm vụ học tập chung và khi cần, vẫn tập trung, tự lực giải quyết các nhiệm vụ học tập dành cho mỗi cá nhân
Trong quá trình học tập, HS được thực tế hoạt động phỏng theo con đường nhận thức của nhà khoa học: Đề xuất giả thuyết, dự đoán giải pháp, đề xuất phương án TN, phân tích kết quả thực nghiệm, dự đoán quy luật đồ thị,...và các em đã đáp ứng tương đối tốt các hoạt động sáng tạo này. Chứng tỏ, HS đã được trải nghiệm thực sự hoạt động nhận thức sáng tạo và bước đầu, được “luyện tập” tự sáng tạo thông qua học tập theo tiến trình dạy học kể trên.
3.2.5. Ưu điểm, nhược điểm của bộTN cơ học dùng cảm biến SONAR trong dạy học chương “ Các định luật bảo toàn”.
Về mặt ưu điểm, các TN cơ học dùng cảm biến SONAR trong dạy học chương “ Các định luật bảo toàn” như đã phân tích, cho kết quả TN rất nhanh chóng và chính xác, bỏ qua các giai đoạn tính toán trung gian, điều này khắc phục được những nhược điểm của các TN cơ học truyền thống. Giúp HS có nhiều thời gian để suy đoán giải pháp, thực hiện các giải pháp đã suy đoán, cũng như có nhiều thời gian để phân tích, xử lí, rút ra nhận xét để kiểm nghiệm kết quả suy đoán.
Tiến trình dạy học có sử dụng các TN cơ học dùng cảm biến SONAR làm cho hoạt động dạy và học trở nên sinh động, giúp HS tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và chủ động hơn. Góp phần nâng cao khả năng tự lực và sáng tạo của HS.
Qua các bài học có sử dụng TN dùng cảm biến SONAR với sự hỗ trợ của máy vi tính, HS được rèn luyện kỹ năng đọc và nhận xét đồ thị, giúp HS nhanh chóng nắm vững kiến thức cơ bản. Đồng thời, tạo được nhiều tình huống giúp HS kết hợp giữa việc quan sát với sự phân tích tổng hợp các số liệu để đi đến khái quát hóa, nắm vững hiện tượng, bản chất của sự vật và các quá trình xảy ra trong khoảng thời gian quá ngắn khó tiếp thu.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả thu được, việc sử dụng các TN cơ học dùng cảm biến SONAR hiện nay ở trường phổ thông còn gặp nhiều khó khăn về mặt thiết bị, do phần lớn các trường phổ thông hiện nay vẫn chưa có kinh phí để trang bị đầy đủ các phòng học có máy chiếu và các bộ TN hiện đại như bộ TN xe động lực, đệm không khí…