Dự toán kinh phí thu, chi cho hoạt động của hệ thống thu gom

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030 (Trang 109 - 111)

TUYẾN THU GOM CHẤT THẢI RẮN TỪ NĂM 2017 ĐẾN NĂM

6.2.3. Dự toán kinh phí thu, chi cho hoạt động của hệ thống thu gom

Phần kinh phí thu được từ các nguồn sau: lệ phí thu gom rác của các hộ gia đình; các hộ kinh doanh, buôn bán; các cơ quan, trường học; các doanh nghiệp; bệnh viện, trạm y tế hoạt động trên địa bàn và phí vệ sinh chợ.

Bảng 6.7: Mức thu phí vệ sinh quy định trên địa bàn huyện Hoài Đức

STT Nguồn thu Đơn vị Đơn giá

(đồng)

1 Thu từ các hộ dân Người 3.000

2 Kinh doanh cơm, phở, tạp hóa… Hộ kinh doanh 50.000

3 Phí vệ sinh chợ Chợ 160.000

4 Thu từ các cơ quan Cơ quan 50.000

5 Thu từ trường học Trường 100.000

6 Thu từ các doanh nghiệp trên địa bàn m3 100.000

7 CTR thông thường từ trạm y tế m3 100.000

Toàn bộ kinh phí thu được sẽ được dùng đẻ chi trả: Lương công nhân thu gom, lái xe, phụ xe ép rác và cán bộ vận hành; chi phí mu axe gom rác đẩy tay và dụng cụ bảo hộ lao động.

Kết luận

Huyện Hoài Đức, Hà Nội những năm gần đây tuy tốc độ tăng dân số đã giảm so với các năm trước, nhưng do ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, nên tình trạng chất thải sinh hoạt, chất thải từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vẫn chưa được xử lý đúng cách, triệt để, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng và cảnh quan môi trường.

Từ nghiên cứu đề tài “Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030”, tác giả đã rút ra được một số kết luận sau:

Công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, tình trạng ô nhiễm do CTR sinh hoạt gây ra còn rất lớn: Tổng lượng CTR phát sinh đến năm 2030 là 311,11 (tấn/ngày); Tuy nhiên, do điều kiện giao thông, dân cư không tập trung, nên huyện Hoài Đức đang phấn đấu tăng tỷ lệ thu gom từ 70% hiện nay lên 95÷100% vào năm 2030.

Để phục vụ cho công tác thu gom trên địa bàn huyện Hoài Đức cần xây dựng thêm điểm tập kết cho các xã có giao thông đi lại khó khăn; trang bị thêm 200 xe gom rác đẩy tay loại 500 lít để phục vụ công tác thu gom.

Kiến nghị

Để công tác quản lý CTR sinh hoạt trên địa ban huyện Hoài Đức thực hiện tốt thì cần chú ý một số vấn đề sau:

- Về nguồn lực: cần nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, tăng cường đội ngũ thu gom theo như cầu nhằm đáp ứng thực hiện tốt các công tác quả lý. Bên cạnh đó, cần tăng cường mua sắm các trang thiết bị phương tiện phục vụ cho hoạt động quản lý, thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt trên địa bàn.

- Tiến hành xây dựng các điểm tập kết đã được quy hoạch để công tác thu gom đạt kết quả tốt nhất.

- Tăng cường tôt chức năng lực quản lý chất thải cho UBND các cấp, các cơ quan có thẩm quyền. Tổ chức các buổi tham quan, hội thảo trao đổi kinh nghiệm về quản lý môi trường…

- UBND huyện Hoài Đức cần quan tâm hơn đến đời sống của công nhân viên trong đội vệ sinh môi trường…

- Kiên quyết xử lí các vi phạm về Luật bảo vệ môi trường cũng như các quy định về vệ sinh môi trường…

- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, tăng cường vận động các hộ chưa đăng ký thu gom, đăng ký hợp đồng thu gom cũng như ký kết các hợp đồng thu gom với các cơ quan, xí nghiệp sản xuất nhằm hạn chế tối đa rác thải thải ra môi trường.

[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường

QCVN 05:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

QCVN 06:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh

QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

[2]. Niên giám thông kê huyện Hoài Đức 2016

[3]. Ủy ban nhân dân huyện Hoài Đức. Báo cáo hiện trạng môi trường nước mặt,

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030 (Trang 109 - 111)