Các phương pháp xử lý CTR sinh hoạt đang áp dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030 (Trang 28 - 30)

3.3.3.1 Phương pháp đốt:

- Đốt CTR là giai đoạn xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số loại chất thải nhất định không thể xử lý bằng các biện pháp khác. Đây là quá trình sử dụng nhiệt để chuyển đổi chất thải từ dạng rắn sang dạng khí, lỏng và tro… đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. Hay nói cách khác đốt CTR là giai đoạn oxy hoá nhiệt đô cao với sự có mặt của oxy trong không khí trong đó có CTR độc hại được chuyển hoá thành khí và CTR không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí, CTR còn lại thì được mang đi chôn lấp.

- Ưu điểm :

+ Xử lý triệt để các chất độc hại của chất thải đô thị;

+ Thu hồi năng lượng nhiệt để tái sử dụng vào mục đích quan trọng;

+ Hiệu quả xử lý cao đối với loại chất hữu cơ có vi trùng lây nhiễm như chất thải y tế cũng như chất thải nguy hại khác.

- Nhược điểm :

+ Vốn đầu tư ban đầu cao hơn rất nhiều so với các phương pháp xử lý khác và việc thiết kế lò đốt phức tạp đòi hỏi năng lực kỹ thuật cao;

+ Đối với chất thải có hàm lượng ẩm cao, hay các thành phần không cháy cao thì việc đốt rác không thuận lợi.

3.2.3.2. Phương pháp sinh học:

- Phương pháp sinh học với sự tham gia của các vi sinh vật, xử lý bằng phương pháp này thực chất là một công nghệ khép kín. Chất thải rắn sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được băng tải để phân loại. Chất thải rắn hữu cơ được tách riêng sau đó được nghiền nhỏ rồi đem ủ. Trong khoảng 10 – 12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí.

- Quá trình phân hủy sinh học sẽ sinh ra các loại khí sinh học trong đó có khí metan. Ở những quy trình lâu năm khí metan có thể lên tới 60 - 65%. Còn tại quá trình lên men hiếu khí CTR hữu cơ sẽ được chuyển hóa thành phân vi sinh. Kết quả cho

thấy khi tiến hành xử lý CTR tại một số nhà máy ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy mỗi tấn CTR thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân và vi sinh và 5m3 khí sinh học. Những sản phẩm này sẽ được thu hồi và sử dụng trong sản xuất.

- Có thể nói xử lý bằng công nghệ sinh học đã đem lại hiệu quả kinh tế hết sức thuyết phục nó có rất nhiều ưu điểm vượt trội như:

+ Tuy so vốn đầu tư ban đầu cao hơn 2 – 3 lần bãi chôn lấp nhưng tính tổng thể lượng thời gian sử dụng thì rẻ hơn các bãi chôn lấp rất nhiều. Nhà máy chỉ cần 20% diện tích bãi chôn lấp nên tiết kiệm được 80% đất đai;

+ Sản xuất được lượng phân bón và nhiệt đáng kể để phục vụ đời sống. Qua phân tích thành phần chất thải rắn sinh hoạt cho thấy thành phần CTR hữu cơ của thành phố chúng ta chiếm khoảng 55 – 60% là tỷ lệ rất cao và thích hợp với phương pháp này. Theo các nhà chuyên môn thì tiềm năng CTR để chế biến phân vi sinh và khí sinh học của chúng ta là rất lớn. Với tốc độ dân số tăng nhanh như hiện nay thì dự kiến năm 2020 lượng CTR mà thành phố Hà Nội thải ra là 1.952.354 tấn/năm. Lượng CTR này sẽ cho khoảng 3.619.600 m3 khí sinh học mà mỗi m3 khí sẽ cho khoảng 1.27kWh điện và 5.600 kcal nhiệt trị.

3.2.3.3. Phương pháp chôn lấp:

- Chôn lấp là phương pháp cổ điển nhất, kinh tế nhất và có thể chấp nhận được về mặt môi trường. Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả kỹ thuật chuyển hoá chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu trong chiến lược quản lý tổng hợp CTR.

- Ưu điểm :

+ Phù hợp với vùng có diện tích đất rộng;

+ Xử lý được tất cả các loại CTR kể cả CTR mà các phương pháp khác không thể xử lý triệt để hoặc không xử lý được;

+ Sau khi đóng cửa BCL có có thể sử dụng với mục đích khác nhau như: bãi giữ xe, sân chơi, công viên. Vốn đầu tư ban đầu, chi phí hoạt động BCL thấp hơn so với các phương pháp khác;

+ Thu hồi năng lượng từ khí gas. - Nhược điểm :

+ Tốn rất nhiều diện tích đất, nhất là nơi tài nguyên đất còn khan hiếm; + Khó khăn trong việc kiểm soát lượng khí thải và nước rỉ rác;

+ Có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm do phát sinh khí CH4, H2S; + Phải quan trắc chất lượng môi trường sau khi đóng cửa.

So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng lưu huỳnh thấp có thể dung làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50oC) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý cao.

Một phần của tài liệu Quy hoạch mạng lưới thu gom chất thải rắn sinh hoạt huyện Hoài Đức, Hà Nội đến năm 2030 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w