- Số m3 nước thải xử lý trong 1 ngày: 800 m3
→ Chi phí xử lý 1m3 nước thải là: (215.999 + 4.297.525)/800 = 5.642 đồng
Do đây là dự án xử lý ô nhiễm môi trường bắt buộc phải đầu tư, không thể so sánh với các dự án đầu tư thông thường khác và do dòng tiền thu chi tương đối ổn định nên chỉ phân tích các chỉ tiêu đơn giản. Với mức dự toán kinh phí đã nêu ở trên, nước thải mỏ được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, có thể tái sử dụng nước cho sản xuất và giải quyết công ăn việc làm cho các lao động.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKết luận Kết luận
Sau hơn ba tháng thực hiện Đồ án tốt nghiệp, tác giả đã hoàn thành các nội dung và cấu trúc đồ án theo đúng quy định của Bộ môn kỹ thuật môi trường. Đồ án đã rút ra được một số kết luận:
1. Đồ án đã nêu được đặc điểm địa sinh thái khu vực huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
2. Việc khai thác đá của cong ty xi măng Bạch Đằng mang lại những lợi ích thiết thực về các mặt kinh tế xã hội, tạo việc làm cho một bộ phận không nhỏ cho người dân khu mỏ, góp phần vào phát triển kinh tế của vùng và khu vực. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác sẽ gây tác động xấu tới môi trường đặc biệt là môi trường nước trong khu vực.
3. Đánh giá được chất lượng nước thải mỏ và chất lượng nước nguồn tiếp nhận là sông Thái.
4. Lựa chọn, tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tại mỏ đá Ngà Voi với công suất 800 m3/ngàyđêm. Hệ thống xử lý nước thải mỏ đã xử lý được các thành phần gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là TSS cao góp phần giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái. Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011 (cột B).
5. Tính toán giá thành xử lý nước thải mỏ là: 5.642 đồng/m3 6. Tổng dự toán kinh phí thực hiện là: 1.576.795.673 đồng.
7. Việc đầu tư cho công trình xử lý nước thải mỏ đá Ngà Voi là cần thiết để giảm thiểu các tác động xấu, hạn chế tổn hại cho môi trường, đảm bảo tính khả thi, góp phần phát triển bền vững cho công ty và cho khu vực.
Kiến nghị
1. Đề nghị công ty cổ phần xi măng Bạch Đằng xem xét phê duyệt dự án, để dự án sớm đi vào hoạt động.
2. Sau khi dự án được phê duyệt và tiến hành triển khai, chủ dự án cần phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong giai đoạn thi công.
3. Công ty cổ phần xi măng Bạch Đằng cần bố trí cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ giám sát chặt chẽ hệ thống xử lý nước thải, vận hành đúng theo quy trình đã quy định, có kế hoạch ứng cứu kịp thời khi có sự cố xảy ra.
4. Bố trí trạm quan trắc nước trước và sau xử lý, thực hiện việc quan trắc theo quy định, giám sát các chỉ tiêu môi trường, từ đó dự đoán được các biến đổi môi trường, có biện pháp xử lý trước khi biến đổi môi trường xảy ra.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2015), Quyết định số 959/2015/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
[2]. Lâm Vĩnh Sơn (2010), Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải, NXB Xây dựng. [3]. Bộ Xây dựng (2008), TCXDVN 7957:2008, Thoát nước - mạng lưới và công trình bên ngoài. Tiêu chuẩn thiết kế;
[4]. Bộ Xây dựng (2008), TCXDVN 33:2006. Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình. Tiêu chuẩn thiết kế;
[5]. Lâm Minh Triết, Nguyễn Phước Dân, Nguyễn Thanh Hùng (2008), Xử lý nước thải đô thị và công nghiệp - Tính toán thiết kế, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh;
[6]. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
[7]. Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước;
[8]. Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về tiền lương;
[9]. Nghị định 17/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang có hệ số lương từ 2,34 trở xuống;
[10]. Nguyễn Ngọc Dũng (2011), Xử lý nước cấp, NXB Xây dựng, Hà Nội
[11]. Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, NXB Xây dựng, Hà Nội;
[12] Nguyễn Thị Hồng (2001).“Các bảng tính toán thủy lực”.Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
[13]. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Đầu tư xây dựng công trình
khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng tại núi Ngà Voi, xã Minh Tân, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng”.