8 CH3COO + SO42 + 16 H+ 16 CO 2+ 16 H2O + HS-
3.1. Thành phần và tính chất đặc trưng của nước thải mỏ
Hiện tại, nguồn nước thải chủ yếu của dự án khai thác mỏ đá vôi Ngà Voi chủ yếu bao gồm:
- Nước thải sinh hoạt của cán bộ, công nhân trong khu mỏ: phụ thuộc vào số lượng công nhân viên và lượng nước sử dụng bình quân đầu người.
- Nước mưa chảy tràn khu vực mỏ: Nói chung các nguồn gây ô nhiễm môi trường chính vẫn là nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác đá. Các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Trong khi khai thác các khoáng vật chứa sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí thành các sunfat dễ hoà tan vào nước. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua khu vực mới khai thác. Và nếu chảy tràn trên bề mặt vào hệ thống suối xung quanh khu vực sẽ làm tăng độ axit của nước suối.
+ Các kim loại nặng phân tán trong đất đá cũng như các ion Ca+2, Mg+2… làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.
+ Đất đá, bụi kéo theo nước mưa chảy tràn làm tăng hàm lượng cặn lơ lửng và độ đục của nước.
Lượng nước mặt chảy vào khai trường khai thác được xác định theo công thức: Qm = F.a.α, m3/ng.đ (*)
Trong đó:
F - diện tích hứng nước mặt trực tiếp, F = 214.639 m2;
a - Lượng nước mưa rơi trên một đơn vị diện tích trong 1 ngày. Sử dụng tài liệu Niên giám thống kê của thành phố Hải Phòng năm 2012 cho thấy lượng mưa cao nhất là 531,7 mm = 0,5317 m (tháng 8 năm 2010);
α- hệ số dòng chảy mặt, α = 0,75.
Hệ số dòng chảy xác định bằng mô hình tính toán quá trình thấm. Trong trường hợp không có điều kiện xác định theo mô hình toán thì đại lượng α, phụ thuộc tính chất mặt phủ của lưu vực và chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán P, được chọn theo Bảng 3-1.
Thay các số liệu vào Công thức(*), xác định được:
Qm = 85.593 m3/ngđ (tương ứng với 3.566 m3/h)
- Nước thải sản xuất: Lượng nước thải do phun nước giảm thiểu ô nhiễm bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển đá chảy vào hệ thống rãnh thoát nước. Tuy nhiên, lượng nước này không nhiều.Nước thải từ quá trình rửa xe, sửa chữa bảo dưỡng máy ước tính khoảng 4m3/ngày. Trong nước thải sản xuất chứa một lượng lớn chất rắn lơ lửng có bản chất là cát bị rửa trôi trong quá trình phun tưới đá trạm nghiền và dầu mỡ bôi trơn trong quá trình rửa xe. Dầu mỡ khi thải vào nước tạo thành màng dầu, một phần nhỏ hoà tan trong nước sẽ tồn tại trong nước dưới dạng nhũ tương. Cặn chứa dầu khi lắng xuống ao hồ hoặc mương thuỷ lợi sẽ tích tụ trong bùn. Ngoài ra, dầu mỡ không chỉ là những hợp chất hydrocacbon khó phân huỷ sinh học, mà còn chứa các chất phụ gia độc hại như các chất dẫn suất phenol, gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Lượng nước thải này phát sinh không mang tính liên tục, tuy nhiên nếu không được thu gom tập trung mà xả trực tiếp sẽ gây ảnh hưởng tới môi trường tiếp nhận là sông hồ gần khu khai thác và khu canh tác nông nghiệp gần Dự án.