8 CH3COO + SO42 + 16 H+ 16 CO 2+ 16 H2O + HS-
3.2. Cơ sở thiết kế hệ thống xử lý nước thải mỏ đá Ngà Vo
3.2.1. Các thông số đầu vào
Nước thải mỏ trong giai đoạn vận hành dự án chủ yếu từ nước mưa chảy tràn và nước thải sinh hoạt. Mỏ khai thác lộ thiên nên không ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.
Theo Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam lượng nước dùng cho vệ sinh, sinh hoạt của cán bộ, công nhân xây dựng tại công trường khoảng 150 lít/người/ngày. Như vậy với lượng cán bộ, công nhân làm việc tại công trường 51 người thì lưu lượng nước thải sinh hoạt là:
Q1 = 51 người x 150 lít/người.ngày = 7.650 (l/ngày)
Lượng nước thải được ước tính bằng 80% lượng nước tiêu thụ nên trong giai đoạn khai thác, chế biến lượng nước thải phát sinh vào khoảng 6.120 lít/ngày.
Từ hệ số các chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải ta có thể tính được nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải trong giai đoạn vận hành của Dự án dựa trên phương pháp đánh giá nhanh theo số liệu của WHO đã nêu tại Bảng 3-2.
Bảng 3-2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT Cmax Khi chưa xử lý Có hồ lắng BOD5 375-450 4,4 – 5 60 COD 600-850 7,4 – 9 - TSS 583-1208 41,7 – 44 120 NO3- 50-100 6,5 – 7 60 PO43- (Photphat) 6,67-33,3 0,8 – 3,8 12 Amoniac 30-60 1,5 - 2 12
Trong giai đoạn giải phóng mặt bằng của dự án đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực gần văn phòng phụ trợ. Cụ thể, Công ty đã xây dựng công trình vệ sinh khép kín là bể tự hoại cải tiến (bể BASTAF). Bể có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà ăn tập thể, các phòng vệ sinh.
+ Loại bể: BASTAF là bể phản ứng kị khí với các vách ngăn mỏng và ngăn lọc khí dòng hướng lên, có chức năng xử lý nước thải sinh hoạt và các loại nước thải khác có thành phần tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt.
+ Quy trình công nghệ:
Nước thải được đưa vào ngăn thứ nhất của bể có vai trò làm ngăn lắng – lên men kỵ khí, đồng thời điều hòa lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải. Nhờ các vách ngăn hướng dòng, ở những ngăn tiếp theo, nước thải chuyển động theo chiều từ trên xuống dưới, tiếp xúc với các vi sinh vật kỵ khí trong lớp bùn hình thành ở đáy bể trong điều kiện động, các chất bẩn hữu cơ được các vi sinh vật hấp thụ và chuyển hóa, đồng thời cho phép tách riêng 2 pha (lên men axit và lên men kiềm). Sau khi nước thải được xử lý sẽ được dẫn ra hồ lắng để làm sạch bổ sung nước thải, làm lắng cặn lơ lửng còn trong nước và sau đó mới được đưa ra kênh mương thoát nước trong khu vực.
Hình 3-1: Hệ thống bể tự hoại BASTAF
Sử dụng bể BASTAF để xử lý nước thải sinh hoạt cho phép đạt hiệu suất tốt, ổn định (Hiệu suất xử lý theo COD trung bình từ 70% đến 85%, theo BOD5 từ 65% đến 80%, theo SS 70% đến 90%). So với các bể tự hoại thông thường trong điều kiện làm việc tốt, BASTAF có hiệu suất xử lý cao hơn gấp 2-3 lần.
Trong phạm vi đề tài sẽ tập trung thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất của dự án.
Bảng 3-3: kết quả phân tích nước thải tại khu vực khai thác
STT chỉ tiêuTên VT Đ