TRUYỆN NGẮN NAM CAO

Một phần của tài liệu Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao (Trang 35 - 89)

2.1. Quan niệm về tính sinh động của sự miêu tả hình tượng nhân vật Nhà văn M.Gorki từng nói: Nghệ thuật bắt đầu từ nơi mà người đọc quên mất tên tác giả, chỉ còn trông thấy và nghe thấy những con người do tác giả đang trình bày trước người đọc. Nghĩa là, khi nhắc đến tên một nhà văn, chúng ta liền nghĩ ngay đến những nhân vật do nhà văn dày công xây dựng. Vì mọi sáng tạo của nghệ sĩ xét đến cùng chính là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm mĩ về con người, cuộc đời thông qua thế giới hình tượng nhân vật.

Sáng tác của Nam Cao trước và sau cách mạng có hơn 50 truyện ngắn, một nửa trong số đó là truyện viết về người trí thức tiểu tư sản. Có thể nói, với kiểu nhân vật này, Nam Cao đã đạt được những thành công nhất định. Dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn, nhân vật trí thức tiểu tư sản hiện lên thật đa dạng, sinh động nhiều vẻ và được soi chiếu ở nhiều khía cạnh khác nhau.

2.1.1. Quan niệm của Nam Cao về người trí thức

Người trí thức là khái niệm chỉ một tầng lớp có học vấn trong xã hội.

Đây là tầng lớp kết tinh tư tưởng xã hội và là lực lượng chính tạo ra những bước chuyển đột phá của xã hội ở mỗi thời kì.

Tuy không trực tiếp phát biểu nhưng qua khảo sát các tác phẩm viết về đề tài người trí thức tiểu tư sản của Nam Cao, có thể thấy rằng: Theo Nam

Cao, người trí thức là người có suy nghĩ nhiều về cuộc đời, biết trăn trở suy

36

những nhà văn, nhà giáo và cả những học trò nghèo. Hình ảnh những nhà văn, nhà giáo, học trò nghèo xuất hiện trong sáng tác của Nam Cao luôn đi liền với

quan điểm sống để phụng sự nghệ thuật, con người. Như vậy, trí thức phải là

người biết đau nỗi đau của của xã hội, biết xót xa vì sự xót xa của mọi người. Với quan niệm như vậy, Nam Cao đã xây dựng được những tính cách mang tính xã hội ở nhân vật trí thức trong những truyện ngắn của mình.

Nhưng mặt khác, người trí thức vẫn là một con người. Mà đã là một

con người, bao giờ cũng có mặt tốt, mặt xấu, mặtt ý thức, mặt vô thức. Một trong những đóng góp lớn của truyện ngắn hiện đại là phát hiện ra phần vô thức trong tâm lí con người. Truyện ngắn xưa kia không lí giải được những bí ẩn chi phối hành động con người nên các tác giả thường vin vào những nguyên nhân thần thánh, những thế lực bí ẩn nằm ngoài con người. Ngược lại, nhân vật trong truyện ngắn hiện đại luôn luôn cảm xúc, suy nghĩ. Mỗi nhân vật thường có những diễn biến tâm trạng bí mật, khó hiểu, khó hiểu với ngay cả bản thân nó. Sự phức tạp ấy bắt nguồn ngay từ quan niệm con người với tư cách là cái “tôi”. Nhân vật trước hết đại diện cho chính nó, hoàn toàn là một cá nhân, cá thể dù rằng người ta có thể thấy đằng sau nó bóng dáng của cả một lớp người. “Cái hoàn toàn tốt hay hoàn toàn xấu không có ở trên đời, đó là một điều ai cũng biết. Người ta là một động vật rất phiền phức. Tâm hồn người ta không đơn giản và bao giờ cũng có một phần phức tạp. Một người rất tốt cũng có thể có những lúc giận dữ, tàn ác; ngược lại một người rất ác có thể có những lúc hiền hậu nhân từ. Người ta là người với những sự cao quý và hèn hạ của người” [7, 588].

Nam Cao cũng nhận thức con người với tất cả tính chất phức tạp không cùng của nó. Ông thường khắc họa con người với những sự đối lập không đồng nhất giữa lời nói, hành động bên ngoài với tư tưởng, tình cảm bên trong. Ông không chấp nhận nhìn con người một cách hời hợt với vẻ bề ngoài mà

37

nhất định phải để họ phơi bày thế giới tâm hồn mình. Theo Nam Cao, muốn hiểu con người toàn diện phải nhìn từ bên trong, phải dõi theo những diễn biến tinh vi, phức tạp trong thế giới nội tâm sâu thẳm của họ. Quan niệm này ảnh hưởng không nhỏ tới cách xây dựng thế giới nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn của nhà văn.

2.1.2. Các kiểu nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao 2.1.2.1. Nhìn từ góc độ nghề nghiệp

Họ là những nhà văn: Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Du, Hồ (Nhỏ nhen), nhân vật tôi (Mua nhà, Những chuyện không muốn viết).

Họ là những nhà giáo: Hiệp (Sao lại thế này), Hài (Quên điều độ). Họ là những học trò nghèo: Lưu (Truyện tình), Du (Cái chết của con Mực), Hàn (Một chuyện xú – vơ – nia), Tri (Cái mặt không chơi được).

Họ là những trí thức thất nghiệp hoặc những công chức nhà nước với

đồng lương còm cõi: Điền (Nước mắt), nhân vật hắn (Cười, Xem bói). 2.1.2.2. Nhìn từ quan hệ giữa nhân vật với người kể chuyện

Những nhân vật trí thức tiểu tư sản xuất hiện trong tryện ngắn Nam

Cao có khi với tư cách là chủ thể kể chuyện trực tiếp (Hùng – Đui mù, Điền – Trăng sáng, Hộ - Đời thừa), có khi trong vai nhân vật “tôi” ở ngôi thứ nhất (Tri – Cái mặt không chơi được, tôi – Những chuyện không muốn viết, tôi –

Mua nhà), có khi trong vai người dẫn chuyện (Điếu văn, Lão Hạc). Từ mối quan hệ này, có thể tạm chia loại truyện về nhân vật người trí thức tiểu tư sản của Nam Cao thành ba nhóm:

- Nhóm 1: Gồm những truyện tác giả lấy mình ra làm nhân vật chính,

có cả sự xuất hiện nhân vật “tôi” như: Cái mặt không chơi được, Truyện tình, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà.

Nhóm này có thể xem như là chuyện của tác giả. Nên phân tích tâm lí nhân vật cũng là phân tích tâm lí tác giả. Tác giả kể lại kỉ niệm trong cuộc đời

38

mình (Mua nhà), kể lại chuyện lựa chọn chủ đề để viết (Những chuyện không muốn viết), kể lại mối tình của mình (Truyện tình), kể lại gương mặt mình như là mọi nguyên nhân của những rắc rối, phiền toái trong giao tiếp (Cái mặt không chơi được).

- Nhóm 2: Gồm những truyện tác giả viết về người khác nhưng có sự

gần gũi giữa những nhân vật trí thức và tác giả như: Đời thừa, Trăng sáng, Nước mắt, Cười, Xem bói.

Xem bói kể về tâm trạng của một anh trí thức nghèo, vì quá nghèo nên

muốn biết trước hậu vận của mình ra sao. Để rồi khi quá say sưa với cái hậu

vận rực rỡ của mình mà bị tai nạn thiệt thân. Cái chết của con Mực là tâm sự

của anh trí thức trẻ tuổi có gì đó yếu đuối, day dứt trước cái chết của con chó

vốn gắn bó với anh từ thuở nhỏ. Sao lại thế này lí giải sự tác động của hoàn cảnh với tính cách con người. Đời thừa, Trăng sáng, Cười, Nước mắt là

những bức tranh khác nhau nói về bi kịch của người trí thức khi phải sống giữa hiện thực tầm thường.

Trong những truyện này, tâm trạng của nhân vật trong truyện rất gần, có khi trùng khít với tâm lí chủ thể kể chuyện nên vẫn có sự đồng điệu tâm lí giữa chủ thể kể chuyện và tâm lí nhân vật.

- Nhóm 3: Gồm các truyện tác giả kể về người trí thức tiểu tư sản nhưng tâm trạng những người trí thức này không hoàn toàn trùng khớp với

tâm trạng tác giả như: Nhỏ nhen, Quên điều độ, Một chuyện xú – vơ – nia. Nhỏ nhen như tên truyện, là những câu chuyện về sự nhỏ nhen của

người đời. Đau đớn hơn khi những người trí thức có ý thức về mình, về cuộc

đời lại là những người nhỏ nhen nhất. Quên điều độ phản ánh hoàn cảnh đáng

thương của anh trí thức vì nghèo mà tự mình đề ra một triết lí sống điều độ,

mực thước cho mình. Một chuyện xú – vơ – nia nói về sự tỉnh ngộ của một ý

39

Có thể thấy trong các truyện này, có vẻ như tác giả đứng từ xa mà phân tích tâm lí nhân vật. Giữa nhân vật và tác giả có sự khác nhau cơ bản về tính cách.

2.1.2.3. Nhìn từ phương diện thời gian sáng tác

Sự nghiệp văn học của Nam Cao trải dài từ trước Cách Mạng tới sau Cách Mạng. Tương ứng với hai giai đoạn này là hai kiểu nhân vật trí thức được Nam Cao xây dựng với cảm quan nghệ thuật khác nhau.

Trước Cách Mạng, Nam Cao thường mang nặng tâm sự u uất, bất đắc chí. Đó không chỉ là tâm sự của người nghệ sĩ “tài cao, phận thấp, chí khí uất”, mà còn là nỗi bi phẫn sâu xa của người trí thức giàu tâm huyết trước cái xã hội bóp nghẹt sự sống của con người khi đó. Nên rất nhiều nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao ở các mức độ khác nhau mang dáng dấp của chính ông. Ở thời kì này, Nam Cao chủ yếu xây dựng kiểu nhân vật trí thức nghèo, đầy ý thức về bản thân, tâm hồn mang chở nhiều khát vọng song lại vấp phải tấn bi kịch “vỡ mộng”, bi kịch “sống mòn” bế tắc. Tiêu

biểu cho kiểu nhân vật này là Điền (Trăng sáng), Hộ (Đời thừa), Hài (Quên điều độ), Điền (Nước mắt)…

Sau Cách Mạng tháng 8 năm 1945, Nam Cao hòa mình vào mọi công tác Cách Mạng và kháng chiến. Ông tự nguyện làm người cán bộ tuyên truyền vô danh của Cách Mạng và có ý thức rèn luyện cải tạo mình trong thực tế kháng chiến. Lúc này, ngòi bút nhà văn không đi vào phản ánh tình cảnh nghèo khổ, dở sống dở chết của những nhà văn nghèo, những giáo khổ trường tư, học sinh thất nghiệp…với tấn bi kịch tâm hồn mà hướng sự quan tâm tới vấn đề quan điểm lập trường, cách nhìn đời, nhìn người của người trí thức trong chế độ mới. Tiêu biểu nhất cho kiểu nhân vật - tư tưởng này là nhân vật

Hoàng và Độ trong truyện ngắn Đôi mắt viết năm 1948. Đôi mắt ra đời vào

40

khi đó. Qua việc xây dựng hai nhân vật Hoàng và Độ, câu trả lời của Nam Cao trong truyện ngắn này rất rõ ràng: Trước cuộc kháng chiến của dân tộc, người nghệ sĩ tiểu tư sản phải dứt khoát từ bỏ con người cũ, “đôi mắt” nhìn cũ để đứng hẳn về phía nhân dân, tích cực tham gia kháng chiến.

Như vậy, với một số lượng tuy không nhiều nhưng bằng tài năng và tâm huyết, Nam Cao đã xây dựng được thế giới nhân vật trí thức phong phú, đông đảo, gồm nhiều kiểu loại khác nhau. Mỗi kiểu nhân vật ấy lại là một tiếng nói, một lời đối thoại về nhiều vấn đề sâu sắc của đời sống con người. Bởi thế, nhiều nhà nghiên cứu đã nhận xét: “Nam Cao là nhà văn của những trí thức nghèo, của những kiếp sống mòn có hoài bão, có tâm huyết, tài năng, muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất. Nếu như mỗi tác phẩm viết về đề tài người nông dân của Nam Cao đều là sự trả ơn, gửi gắm ân tình với người nghèo khổ thì mỗi trang viết về đề tài người trí thức đều chứa đựng tâm sự” [69,120]

2.1.3. Những cấu thành nghệ thuật sinh động về nhân vật trí thức tiểu tư sản

2.1.3.1. Sự miêu tả sinh động ngoại hình của nhân vật

Miêu tả ngoại hình để khắc họa nhân vật vốn là biện pháp nghệ thuật

truyền thống trong văn học. Song ở mỗi nhà văn lại có những nét riêng khi sử

dụng biện pháp này.

Trước Nam Cao, các nhà tiểu thuyết như Trọng Khiêm, Hồ Biểu Chánh miêu tả nhân vật thường chung chung, chưa cụ thể, hay gắn liền với việc trình bày rườm rà, dài dòng về nguồn gốc, tiểu sử nhân vật. Đặc điểm về chân dung nhiều khi không gắn liền với tính cách, tâm lí. Đến Nguyễn Công Hoan đã có những bước tiến mới trong miêu tả chân dung với lối “tả thực chú trọng cái thực, đậm đà chất hội họa”. Song khi khắc họa nhân vật, Nguyễn Công Hoan cũng như nhiều cây bút truyện ngắn trào phúng khác, thường thiên về những

41

chi tiết tạo hình bên ngoài. Ngòi bút ông tỏ ra say sưa thích thú khi tô đậm phần thân xác để lấn át phần hồn, tô đậm phần “con” để lấn át phần “người”, biến chúng thành những hình thù kì quái.

Nam Cao lại chọn cho mình một hướng đi khác. Khi xây dựng nhân vật trí thức, ông ít chú trọng tả ngoại hình một cách đơn thuần mà chú ý những nét, những chi tiết phục vụ cho biểu hiện tâm lí. Nhưng khi cần đến những chi tiết ngoại hình để hoàn chỉnh bức chân dung về nhân vật thì chỉ bằng vài nét phác họa, Nam Cao cũng đã tạo nên được ấn tượng về những con người khó có thể phai mờ trong tâm trí bạn đọc. Ở khía cạnh này, nhà văn rất chú ý đến

điểm quan sát, miêu tả. Chẳng hạn, nhân vật Điền (Nước mắt) được nhìn qua

đôi mắt người phu trạm: “Ông sửng sốt thấy Lê Cự Điền chỉ là anh chàng gầy như cái tăm, mặc áo the, đi chân không và đội một chiếc mũ trắng cũ kĩ đến mấy năm chưa đánh phấn” [37, 435]. Đó là những nét ngoại hình phản ánh sự nghèo khổ đến cùng cực trong cuộc sống của người trí thức. Cái vẻ ngoài tiều tuy, những khuôn mặt hốc hác, những bộ quần áo cũ kĩ bọc lấy nước da xanh xám là những chi tiết bên ngoài mà người đọc thường bắt gặp ở loại trí thức nghèo trong truyện ngắn Nam Cao.

Còn đây là khuôn mặt của Hộ (Đời thừa) qua đôi mắt của Từ - vợ y:

“Đôi lông mày rậm của hắn châu đầu lại với nhau và hơi xếch lên một chút. Đôi mắt sáng quắc có vẻ lồi ra. Cái trán rộng hơi nhăn. Đôi lưỡng quyền đứng sừng sững trên bờ hai cái hố sâu của má thì bóng nhẫy. Cả cái mũi cao và thẳng tắp cũng bóng lên như vậy. Cái mặt hốc hác ấy, nghiêng nghiêng bên trên quyển sách, trông khắc khổ đến thành dữ tợn” [37,445]. Các chi tiết trên gương mặt nhân vật được miêu tả ở cự li gần, không khô khan mà vô cùng sống động bởi những từ ngữ biểu cảm, giàu giá trị gợi hình như: “rậm, xếch, sáng quắc, sừng sững, hốc hác, khắc khổ”. Những chi tiết ấy ngầm báo trước một cuộc giằng xé trong đời sống nội tâm đầy bão táp của nhân vật.

42

Không chỉ vẽ ra những nét cụ thể bên ngoài đối tượng, Nam Cao còn chú ý thể hiện hồn cốt, tinh thần của những khuôn mặt được ông miêu tả trong tác phẩm. Nên có khi không cần miêu tả trực tiếp từng đường nét mà chỉ cần vài câu nhận xét khái quát cũng tạo được ấn tượng sâu đậm, đầy ám ảnh.

Trong bộ dạng của kẻ đói đang suy tính với mấy hào bạc cuối cùng,

nhân vật “hắn” trong truyện ngắn Xem bói được đặc tả qua con mắt người kể

chuyện: “Đôi lông mày sâu róm nhấc cao đến lưng chừng trán. Đôi mắt hắn rán to. Mũi hắn xếch lên như mũi một con dê con nghe dê mẹ gọi” [37,374]. Nhưng sau khi được ông thầy bói gieo quẻ phán rằng “đến năm bốn mươi mốt thì hắn giàu bạc vạn” [37, 381], dáng vẻ phân vân đói khát ấy không còn, nhường chỗ cho gương mặt tràn trề hi vọng. Nam Cao đã khắc họa hình ảnh ấy qua những chi tiết thực sự có thần: “Mắt hắn sáng ngời, hí hửng. Hắn lẫng cẫng, mỉm cười một mình, mắt long lanh nhìn tương lai rực rỡ như một thí sinh vừa mới thấy tên mình trúng bảng” [37,381].

Còn Hài (Quên điều độ) được tác giả chú ý miêu tả qua hình dong

còm cõi của người ép mình “điều độ” vì nghèo: “Hắn có vẻ như mệt mỏi. Bởi hắn đã già đi một chút, cái nghề dạy học làm người ta chóng già” [37,367]. Chỉ một câu văn ngắn nhưng cũng giúp người đọc nhận ra sự thay đổi về ngoại hình của Hài là dấu vết của quãng đời khắc khổ đã đi qua. Nó khiến Hài trở nên chán chường, mệt mỏi. Ngay cả sau những phút vui chơi

Một phần của tài liệu Tính sinh động của sự miêu tả nhân vật trí thức tiểu tư sản trong truyện ngắn Nam Cao (Trang 35 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)