Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI CỦA BÀ ĐỖ THỊ BÌNH, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM. (Trang 37 - 38)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Quy trình chăm sóc lợn nái đẻ và lợn con ở trại:

Đối với nái chửa chuyển lên chuồng chờ đẻ:

Đảm bảo chuồng sạch sẽ, khô ráo, được khử trùng, và yên tĩnh khoảng 7 ngày, trước khi chuyển nái bầu từ chuồng bầu lên chuồng đẻ.

Nái được chuyển từ chuồng bầu sang chuồng đẻ 5 -7 ngày trước ngày đẻ, sắp xếp theo ngày đẻ dự kiến, dựa vào đó thì nái bụng to xếp trước.

Chuyển vào thời điểm thời tiết mát mẻ mùa hè (sáng sớm, chiều mát). Nái được di chuyển chậm chạp, không được gây căng thẳng cho nái (không đánh đập), để con nái tự di chuyển bình thường.

Sau khi đưa vào chuồng đẻ, treo thẻ nái cho từng nái. Sửa các thanh chắn của chuồng đẻ cho phù hợp với từng con nái riêng rẽ.

Đối với nái đẻ:

Khi nái gần đẻ, chúng không yên tĩnh, thân nhiệt tăng, đi tiểu, ỉa són nhiều hơn bình thường, vú có sữa chảy ra. Vào thời điểm này, cần phải kiểm tra nái liên tục. Khi âm hộ có dịch ối chảy ra (bình thường 30 phút sau sẽ đẻ). Khi đó mông, âm hộ, móng, sàn,... phải được lau sạch sẽ, bật đèn sưởi mùa đông, chuẩn bị ổ úm, bao tải lót sàn, dụng cụ đỡ đẻ, thuốc men...

Khi nái đẻ được 10 phút chúng ta lau sạch bầu vú nái (lót tải, thắp đèn sưởi mùa đông). Rồi bắt những con lợn cứng cáp ra bú sữa đầu. Đảm bảo nái nằm yên. Xoa bóp và kéo nhẹ đầu vú sẽ giúp con nái nằm xuống.

Đối với những con nái khó đẻ (qua 2 đến 3 cơn rặn đẻ mà chưa đẻ được) thì có thể dùng thuốc bôi trơn bôi vào cánh tay và móc lợn, hỗ trợ tiêm thêm oxytocin. Sau khi đẻ nái phải được điều trị bằng một liệu trình kháng sinh (Amoxcilin: kéo dài 2-3 ngày).

Đối với lợn con:

Lợn con sinh ra phải được vuốt lau sạch mặt mũi, làm khô người bằng bột đất sét. Buộc dây rốn chỉ để dài khoảng 2.5m cắt sau vết buộc 0.5cm rồi sát trùng bằng cồn iode, để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn và gây viêm, sau đó cho vào ô úm, khi lợn khô thì có thể cho lợn con ra bú sữa đầu.

Cho lợn con tập ăn thức ăn khô vào ngày thứ 7.

Dọn sạch chuồng nuôi hàng ngày, đảm bảo lợn con có chỗ ngủ khô ráo và ấm áp. Nếu lợn con bị ỉa chảy thì dọn chuồng đó cuối cùng và khử trùng tất cả những dụng cụ trước khi dùng cho các chuồng khác.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI CỦA BÀ ĐỖ THỊ BÌNH, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM. (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w