TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH 1 Bệnh trên lợn ná

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI CỦA BÀ ĐỖ THỊ BÌNH, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM. (Trang 26 - 27)

1.4.1. Bệnh trên lợn nái

Việc quản lí mầm bệnh trên lợn nái là một trong những yếu tố có vai trò quyết định đến thành công trong chăn nuôi lợn nái sinh sản.Thông thường lợn nái hay mắc một số bệnh chính như: sót nhau, sốt sữa, viêm vú, viêm tử cung, mất sữa, bại liệt sau sinh, chậm động dục sau cai sữa,....

Bệnh sót nhau

Trong quá trình đẻ bình thường, sau khi lợn con ra ngoài 10-60 phút thì nhau sẽ ra ngoài. Nếu quá thời gian trung bình trên mà nhau không ra ngoài thì lợn nái đã bị sót nhau. Khi đó, lợn mẹ không yên tĩnh, thỉnh thoảng rặn, thân nhiệt hơi tăng, cơ quan sinh dục thải ra dịch màu nâu.

Bệnh sốt sữa là bệnh phát sinh đột ngột, nhanh chóng gây nhiều nguy hiểm cho lợn mẹ sau khi sinh. Bệnh gây ra cho lợn mẹ tình trạnh mất cảm giác, tê liệt ở các chân, ruột, họng và gây rối loạn tất cả các phản xạ có và không có điều kiện

Bệnh bại liệt sau sinh

Bệnh bại liệt sau sinh là bệnh làm cho lợn mẹ mất khả năng vận động sau thời gian sổ thai. Lúc đầu lợn mẹ đi lại khó khăn về sau không đứng lên được và nằm bep một chỗ. Bệnh thương kế phát với một số bệnh ở hệ tiêu hóa, hô hấp. Nếu kéo dài lợn mẹ dễ bị loét từng mảng da phía tiếp xúc với nền chuồng.

Bệnh viêm vú

Lợn mẹ bị tổn thương bộ phận sinh dục như âm hộ, âm đạo, tử cung, vú và bầu vú,...tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm tại chỗ và vào máu gây nhiễm trùng huyết và viêm vú. Lợn mẹ tiết nhiều sữa do ăn quá nhiều chất đạm nhưng lợn con không bú hết làm cho sữa bị ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi đó, lợn mẹ sốt nằm úp vú, kém ăn hoặc bỏ ăn dẫn đến lượng sữa giảm hoặc mất hẳn sữa. Vú sưng, đỏ, cứng, sữ vú viêm có mủ màu xanh

Bệnh viêm tử cung

Bệnh viêm tử cung ở lợn nái là một trong những tổn thương đường sinh dục của lợn nái sau sinh, ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản, làm mất sữa, lợn con còi cọc chậm phát triển. Lợn mẹ sốt cao, bỏ ăn, khát nước, mệt mỏi phản xạ kém, thần kinh suy nhược, thở hổn hển... Thể viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn trong hoặc đục có mùi tanh sau sinh vài ngày giảm đi và hết hẳn. Thể viêm nặng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mao mạch gây chảy máu.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT SINH SẢN VÀ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH CỦA ĐÀN LỢN NÁI F1 (LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC NUÔI TẠI TRANG TRẠI CỦA BÀ ĐỖ THỊ BÌNH, HUYỆN KIM BẢNG, TỈNH HÀ NAM. (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w