II. Dạy học lập trình với các phím nhớ của MTBT
2. Những ràng buộc trong các SGK liên quan đến kiểu bài toán đã chọn
Kiểu bài toán Tun được nghiên cứu trong chương III nhan đề Dãy số - Cấp số cộng – Cấp số nhân của cả hai quyển SGK Đại số và Giải tích 11 chương trình chẩn (hay được gọi là chương trình cơ bản) (chúng tôi sẽ kí hiệu là SGK11) và
SGK Đại số và Giải tích 11 nâng cao (chúng tôi sẽ kí hiệu là SGKNC11).
Bảng dưới đây sẽ tóm tắt số lượng bài tập thuộc kiểu bài toán Tun trong chương III của hai bộ sách cơ bản và nâng cao.
Sách giáo khoa SGK11 (chương trình chuẩn) SGKNC11 (chương trình nâng cao) Số lượng bài tập
có các câu hỏi thuộc kiểu Tun
8 (trên tổng số 24 bài tập trong chương 3, không kể các câu hỏi trắc nghiệm)
6 (trên tổng số 50 bài tập trong chương 4, không kể các câu hỏi trắc nghiệm)
Có thể tỷ lệ xuất hiện của Tun trong SGK11 nhiều hơn SGKNC11. Như vậy các tác giả SGK11 (thuộc chương trình chuẩn) quan tâm nhiều hơn đến kiểu bài toán này hớn SGKNC11. Thông tin này cho phép chúng tôi tính toán đến khả năng của học sinh khi làm việc với kiểu nhiệm vụ Tun trong khi thực nghiệm hoạt động.
Ràng buộc trên kiểu nhiệm vụ Tun
Một quy ước ngầm ẩn, nhưng hoạt động rất mạnh, là việc tính gần đúng un và Sn không được chấp nhận. Với quy ước này thì chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được lí do vì sao trong mỗi quyển SGK đã phân tích chỉ có 1 bài tập thuộc loại Tun có dãy số (un) khác cấp số cộng và cấp số nhân. Việc tính Sn của cấp số cộng và cấp số nhân đã có công thức nên không cần phải viết thuật toán để tính gần đúng. Với ràng buộc đã chỉ ra chúng ta có thấy rõ tại sao các phím nhớ của MTBT không có vai trò gì trong thực tế dạy học liên quan đến Tun.
Bằng cách phá vỡ ràng buộc đã chỉ ra, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu một hoạt động dạy học với mục đích cho phép HS tiếp cận ngôn ngữ lập trình của máy CASIO fx 570MS bằng cách sử dụng các phím nhớ để lập trình và chạy các vòng lặp nhằm giải quyết một bài toán thuộc kiểu Tun.