Khảo sát với dịch chiết dược liệu

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NHỰA TRAO ĐỔI ION TRONG PHÂN LẬP ACID SHIKIMIC TỪ ĐẠI HỒI (Trang 38 - 39)

- Mục đích

Đánh giá khả năng tái sử dụng của nhựa anionit trong việc phân lập acid shikimic từ dịch chiết dược liệu.

- Tiến hành

+ Khảo sát với 2 loại hạt nhựa Diaion SA12A và Trilite SAR-20.

Chu kỳ thao tác một lần sử dụng nhựa anionit:

+ Nạp 2g hạt nhựa mỗi loại lên cột sắc ký.

+ Tiến hành quá trình hấp phụ với 50mL dịch chiết từ 10g Đại hồi, sau khi đã xử lý với ethanol 96%.

+ Rửa cột bằng 20mL nước cất, gộp dịch rửa với dịch sau hấp phụ. + Phản hấp phụ khoảng 50mL dung dịch NaCl 0,9M

+ Hoàn nguyên bằng 10mL NaOH 1%.

+ Rửa cột bằng nước cất đến khi dịch rửa cột có pH trung tính (khoảng 30mL nước cất)

Lặp lại quy trình chu kỳ hấp phụ - phản hấp phụ 4 lần.

- Kết quả

Bảng 3.3. Hiệu quả tái sử dụng nhựa anionit trong phân lập acid

shikimic từ Đại hồi

Số lần sử dụng

Trilite SAR - 20 Diaion SA 12A Dung lượng hấp phụ (mg/g) Hiệu suất phản hấp phụ (%) Dung lượng hấp phụ (mg/g) Hiệu suất phản hấp phụ (%) Lần 1 105,3 89,9 128,5 92,4

Lần 2 92,4 80,1 120,9 85,2 Lần 3 80,7 74,6 114,8 79,7 Lần 4 73,0 75,4 107,7 72,0

Hình 3.5. Dung lượng hấp phụ acid shikimic từ dịch chiết

của nhựa anionit qua các lần sử dụng.

Hình 3.6. Hiệu suất phản hấp phụ acid shikimic qua các lần sử

dụng.

- Nhận xét

Trong cả 4 lần sử dụng ở hai loại nhựa, dung lượng hấp phụ acid shikimic từ dịch chiết dược liệu giảm dần ở cả hai loại nhựa, trung bình giảm 5 - 7 % đối với hạt Diaion SA 12A và 8 – 12% đối với hạt Trilite SAR-20. Hiệu suất phản hấp phụ acid shikimic cũng giảm dần ở cả hai loại nhựa. Tuy nhiên, ở lần sử dụng thứ 4, hiệu suất phản hấp phụ acid shikimic của hạt Trilite SAR-20 tăng nhẹ. Nguyên nhân có thể do lượng acid shikimic được hấp thụ giảm mạnh và chỉ được hấp phụ ở các liên kết phía ngoài nên dễ rửa giải hơn dẫn đến hiệu suất phản hấp phụ tăng.

Kết quả cho thấy, hai loại nhựa anionit trên có thể tái sử dụng nhiều lần, việc lựa chọn nhựa sử dụng có thể tùy theo tính toán về hiệu quả kinh tế, nguồn nguyên liệu thuận tiện...

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NHỰA TRAO ĐỔI ION TRONG PHÂN LẬP ACID SHIKIMIC TỪ ĐẠI HỒI (Trang 38 - 39)