Xác định dung lượng hấp phụ, hiệu suất phản hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết dược liệu của nhựa anionit

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NHỰA TRAO ĐỔI ION TRONG PHÂN LẬP ACID SHIKIMIC TỪ ĐẠI HỒI (Trang 33 - 36)

acid shikimic trong dịch chiết dược liệu của nhựa anionit - Mục đích

Xác định dung lượng hấp phụ, hiệu suất phản hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết của Diaion SA12A, Trilite SAR-20 từ đó thiết kế thí nghiệm ứng dụng nhựa anionit trong phân lập acid shikimic từ đại hồi.

- Tiến hành

Tạo dịch chiết dược liệu

+ Cân 10g bột dược liệu gói trong giấy lọc, cho vào bình nón 100mL thêm 50mL nước cất ngâm trưởng nở 2 giờ. Chiết 3 lần, mỗi lần siêu âm 1 giờ với 50mL nước cất. Lọc, rửa bỏ bã dược liệu,

gộp dịch chiết 3 lần, thu được dịch chiết nước cho vào bình cầu 250mL, cất quay áp suất giảm thu được cao mềm.

+ Thêm 40 ml ethanol 96% vào cao mềm, siêu âm, lặp lại 3 lần. Lọc lấy dịch trong thu được dịch acid shikimic/ ethanol.

+ Cất cô quay dịch acid shikimic/ethanol đến cắn, thêm vừa đủ 50mL nước cất thu được dung dịch 1.

+ Hút chính xác 1mL dung dịch 1 cho vào bình định mức 100mL thêm nước cất đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45m, định lượng bằng HPLC xác định được hàm lượng acid shikimic có trong dịch chiết sau khi xử lý.

Hấp phụ

+ Nạp 2g nhựa anionit lên cột sắc ký. Chuyển lượng còn lại lên cột sắc ký. Điều chỉnh tốc độ dòng 0,5 mL/phút.

+ Sau khi dịch chiết chảy hết qua cột. Thêm 20mL nước cất rửa cột sắc ký. Gộp dịch sau hấp phụ và dịch rửa cột, hút chính xác 1mL dung dịch này cho vào bình định mức 100mL, thêm nước đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45m, định lượng acid shikimic có trong dung dịch sau hấp phụ này bằng HPLC, từ đó tính được dung lượng hấp phụ acid shikimic bởi nhựa anionit từ dịch chiết dược liệu.

Phản hấp phụ

+ Phản hấp phụ bằng dung dịch NaCl 0,9M đến khi acid shikimic được rửa giải hết

(khoảng 50mL), điều chỉnh tốc độ chảy: 0,5 mL/phút.

Hình 3.1. Cột sắc ký 15×300 (mm)

+ Thu dịch sau khi phản hấp phụ. Hút chính xác 1mL dịch này vào bình định mức 100mL, thêm nước đến vạch, lắc đều, lọc qua màng

lọc 0,45µm, định lượng bằng HPLC từ đó tính được lượng acid shikimic được phản hấp phụ.

Tinh chế

+ Chuẩn bị 1 bình cầu khô 250mL. Cân bình thu được mb.

+ Cho dịch phản hấp phụ vào bình cầu, cất cô quay thu được cắn gồm NaCl và acid shikimic. Sấy khô bình chứa cắn.

+ Cho 50mL EtOH 96% vào bình cầu. Siêu âm 30 phút. Lọc lấy dịch, thực hiện 2 lần, thu được dịch lọc là acid shikimic trong ethanol đem cô thu được cắn là acid shikimic. Cân bình chứa cắn thu được m. Tính được khối lượng cắn là acid shikimic thô. mcắn

= m - mb

+ Lấy chính xác 20mL nước cất hòa tan cắn: sau đó hút 1mL cho vào bình định mức 100mL, thêm nước đến vạch, lắc đều, lọc qua màng lọc 0,45µm; định lượng bằng HPLC xác định được hàm lượng acid shikimic trong cắn.

- Kết quả

Bảng 3.1. Kết quả từng giai đoạn của quá trình phân lập acid shikimic

bằng nhựa anionit từ dịch chiết dược liệu.

Trilite SAR20 Diaion SA 12A Dung lượng hấp phụ acid shikimic

(mg/g) 102,21 128,5

Hiệu suất phản hấp phụ acid

shikimic (%) 91,0 92,4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hàm lượng acid shikimic/cắn (%) 75,6 81,8

Hình 3.2. So sánh sự khác nhau khi dùng dung dịch acid shikimic tinh khiết và dịch chiết dược liệu.

+ Kết quả cho thấy dung lượng hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết của nhựa anionit giảm mạnh so với dung lượng hấp phụ acid shikimic chuẩn. Nguyên nhân có thể do trong dịch chiết dược liệu còn nhiều tạp có thể cạnh tranh hấp phụ vào nhựa anionit hoặc cản trở sự tiếp xúc, sự hấp phụ của acid shikimic vào nhựa.

+ Đặc biệt, dung lượng hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết của Diaion SA 12A giảm tới 40,4% so với acid shikimic tinh khiết, trong khi đó thông số này của Trilite SAR-20 chỉ giảm 19,7%. Và dung lượng hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết dược liệu của Trilite SAR-20 bằng 79,5% so với Diaion SA 12A. Có thể nhận thấy, dung lượng hấp phụ acid shikimic trong dịch chiết dược liệu và tỉ lệ acid shikimic phản hấp phụ của cả 2 loại nhựa trên còn ở mức cao, ứng dụng được ở quy mô lớn hơn. Vì vậy, dựa trên các thông số này, chúng tôi thiết kế thí nghiệm phân lập acid shikimic từ Đại hồi bằng nhựa anionit.

Một phần của tài liệu TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG NHỰA TRAO ĐỔI ION TRONG PHÂN LẬP ACID SHIKIMIC TỪ ĐẠI HỒI (Trang 33 - 36)